Trước khi Mỹ tấn công Syria, Liên Hợp Quốc có cuộc họp nãy lửa
Các nhà ngoại giao tranh cãi quyết liệt về dự thảo nghị quyết giải quyết vấn đề Syria, trước khi Mỹ quyết định sử dụng biện pháp quân sự.
Đại sứ Mỹ Nikkey Haley trưng ảnh chụp trẻ em Syria trúng chất độc hóa học tại phiên họp Hội đồng Bảo an tuần trước. Ảnh: Reuters
59 quả tên lửa Tomahawk của Mỹ đồng loạt trút xuống Syria tối 7/4, đúng lúc Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ở New York vừa kết thúc một cuộc họp kín về vấn đề Syria. Cuộc họp căng thẳng đến mức một nhà ngoại giao trong hội đồng đã phải mô tả nó như một cuộc “quyết đấu”, theo CNN.
Hội đồng Bảo an với 15 thành viên chịu trách nhiệm bảo vệ hòa bình và an ninh quốc tế đã không thành công trong việc tìm giải pháp cho cuộc xung đột đẫm máu ở Syria suốt 6 năm qua. Nga với sự hậu thuẫn của Trung Quốc đã liên tiếp phủ quyết 7 nghị quyết khác nhau do hội đồng đưa ra.
Hậu quả của sự bất lực kéo dài này, cộng thêm sự xuất hiện của Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Nikki Haley, người có thiên hướng quyết liệt hơn, đã góp phần tạo nên cuộc tranh cãi nảy lửa trong đêm 7/4.
Cuộc họp kín được tổ chức chỉ 2 ngày sau khi xảy ra vụ tấn công bằng vũ khí hóa học ở Syria, nhằm tìm kiếm một nghị quyết để lên án vụ tấn công và có thể là yêu cầu Syria chấp nhận một cuộc điều tra quốc tế đối với vụ việc.
Ngay từ đầu, lời qua tiếng lại giữa đại diện của Nga và Mỹ trong phòng họp Hội đồng Bảo an đã rất quyết liệt. Một nhà ngoại giao mô tả bầu không khí trong phòng họp là “thù địch bất thường”. Sau một lúc tranh cãi, bà Haley bất ngờ tuyên bố hội đồng không cần bỏ phiếu cho một nghị quyết nào cả.
Một nhà ngoại giao Anh lập tức đăng thông tin này lên Twitter, khiến báo giới và các nhà ngoại giao khác không tham gia cuộc họp trở nên bối rối. Suốt cả ngày hôm đó, Mỹ đã công khai đòi hỏi phải tổ chức bỏ phiếu để gửi một thông điệp đến Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Những lời đồn đoán lập tức rộ lên. Một số quan sát viên nhận định đây là dấu hiệu đầu tiên cho thấy đoàn đại biểu Mỹ tại Hội đồng Bảo an biết rằng Tổng thống Donald Trump đã quyết định sử dụng biện pháp quân sự chứ không phải ngoại giao ở Syria.
Nhiều nhà ngoại giao thì cho rằng Mỹ quyết định không cần bỏ phiếu bởi đoán chắc Nga sẽ phủ quyết nghị quyết mà họ đưa ra, hoặc đơn giản là chính quyền của Trump cảm thấy họ không cần đến bất cứ hành động nào từ Liên Hợp Quốc, tổ chức mà Tổng thống Mỹ luôn tỏ ra nghi ngờ về tính hiệu quả.
Video đang HOT
Tuy nhiên, trên thực tế, một điều bất ngờ đối với đoàn đại biểu Mỹ đã xảy ra trong phòng họp. Sau khi Mỹ đưa ra một dự thảo đòi hỏi Syria phải tuân thủ luật pháp quốc tế, còn Nga đề xuất dự thảo thể hiện sự ủng hộ chính quyền của ông Assad, một văn kiện thứ ba bỗng xuất hiện.
Đó là dự thảo nghị quyết với những lời lẽ dung hòa hơn được đệ trình bởi Thụy Điển và 9 thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an, những nước vốn thường để 5 thành viên thường trực trong hội đồng quyết định những vấn đề trọng đại.
Bà Haley dường như rất tức giận khi thấy những nước vẫn thường ủng hộ Mỹ lại đưa ra dự thảo nghị quyết của riêng họ về vấn đề Syria. Một dự thảo mang tính trung dung như vậy sẽ ảnh hưởng đến nỗ lực của Mỹ nhằm nhấn mạnh sự “ngoan cố” của Nga trong việc tìm giải pháp cho vấn đề.
Lý giải về quyết định không tổ chức bỏ phiếu, một quan chức Mỹ hôm qua nhớ lại: “Tình hình lúc đó trở nên phức tạp. Khi một dự thảo nghị quyết bỗng trở thành ba văn kiện, mọi thứ trở nên khó khăn hơn”.
Một nhà ngoại giao tại Hội đồng Bảo an kể rằng bà Haley đã nhanh chóng bác bỏ nghị quyết thứ ba được các thành viên không thường trực đưa ra. Nguồn tin này cho biết ngôn ngữ cơ thể của Đại sứ Haley lúc đó cho thấy bà không hề hài lòng một chút nào. “Rồi đến cái thứ Thụy Điển này nữa”, bà Haley bình luận về dự thảo nghị quyết thứ ba.
Nhà ngoại giao này cho rằng việc các thành viên vốn có quan điểm chính trị rất khác nhau như Ukraine và Bolivia cùng nhất trí đề xuất một nghị quyết ngay trước mắt các “ông lớn” trong Hội đồng Bảo an là rất hiếm hoi.
Tuy nhiên, bà Haley với tư cách là chủ tịch Hội đồng Bảo an trong tháng 4 lại là người chủ trì phiên họp. Một khi Mỹ không muốn đưa một dự thảo nghị quyết ra bỏ phiếu, Nga cũng chẳng phản đối. Moscow ý thức rất rõ rằng họ khó có thể hội đủ 9 phiếu theo yêu cầu để đưa bản dự thảo nghị quyết ủng hộ Assad của mình ra vòng bỏ phiếu chính thức.
Phó đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Vladimir Safronkov. Ảnh: Reuters
Sau khoảng hai giờ tranh luận “trầy vi tróc vảy”, theo lời một nhà ngoại giao, các đại sứ rời vị trí, ra ngoài phòng họp. Giải thích vì sao cuộc họp kết thúc bất ngờ như vậy, một nhà ngoại giao Liên Hợp Quốc cho biết mọi người đã nói hết những gì cần nói.
Các nhà báo vây quanh Phó đại sứ Nga Vladimir Safronkov và đặt câu hỏi về kịch bản Mỹ thực hiện một cuộc tấn công quân sự vào Syria. Ông Safronkov tuyên bố hành động như vậy sẽ gây ra “những hậu quả nghiêm trọng”.
Tuy nhiên, ông Safronkov chưa biết rằng chỉ vài phút trước đó, loạt tên lửa hành trình Mỹ đã trút xuống căn cứ không quân Syria, nơi bị nghi ngờ chứa những máy bay thực hiện vụ tấn công bằng vũ khí hóa học.
Theo Danviet
Nga điều tàu chiến áp sát tàu Mỹ phóng tên lửa vào Syria
Khinh hạm Đô đốc Grigorovich RFS-494 của Nga ngày 7.4 đã tiến vào Địa Trung Hải và hướng đến áp sát vị trí hai tàu khu trục Mỹ đã phóng 59 quả tên lửa hành trình Tomahawk vào căn cứ không quân Syria.
Khinh hạm Đô đốc Grigorovich của Nga.
Theo Fox News, khinh hạm Đô đốc Grigorovich RFS-494 của Nga đang hướng về phía hai tàu của hải quân Mỹ. Tàu đã đi qua eo biển Bosphorus của Thổ Nhĩ Kỳ "chỉ vài giờ" trước từ Biển Đen, một quan chức quốc phòng Mỹ cho biết.
Động thái diễn ra sau khi Mỹ bất ngờ bắn 59 tên lửa Tomahawk vào căn cứ không quân Syria gần thành phố Homs.
Theo hãng thông tấn Tass của Nga, tàu Grigorovich được trang bị các tên lửa hành trình tiên tiến Kalibr và sẽ đến cập cảng Tartus, Syria, như kế hoạch đã định.
Tàu từng phóng tên lửa hành trình vào các mục tiêu IS ở Syria.
Tàu Đô đốc Grigorovich lên đường sau khi dừng chân ở thành phố Novorossiisk thu nạp vật tư và tham gia diễn tập chung với tàu của Thổ Nhĩ Kỳ ở Biển Đen.
Đô đốc Grigorovich RFS-494 là tàu tên lửa hiện đại đầu tiên thuộc Đề án 11356 do nhà máy Yantar đóng theo đơn hàng 6 chiếc từ Hải quân Nga.
Tàu Đô đốc Grigorovich được vũ trang rất mạnh với 8 ống phóng tên lửa hành trình Kalibr-NK hoặc tên lửa hành trình chống hạm siêu thanh P-800 Oniks (NATO định danh là SS-N-26). Đây là loại tên lửa nổi danh với khả năng đánh chìm tàu chiến cỡ lớn chỉ bằng một phát đạn, đạt tốc độ lên tới 3.000 km/giờ.
Pháo tầm gần gắn trên tàu Grigorovich.
Trong tác chiến phòng không, tàu được trang bị tổ hợp tên lửa đối không tầm trung Shtil-1 với 3 module phóng thẳng đứng 3S90E. Mỗi module chứa 12 tên lửa 9M317E đạt tầm phóng đến 50km.
Tổ hợp pháo-tên lửa phòng không cao tốc Kashtan-M sẵn sàng đánh chặn ở tầm gần. Cụ thể, tàu Đô đốc Grigorovich trang bị 2 module Kashtan-M, mỗi bệ chiến đấu lắp 2 pháo phòng không 6 nòng cỡ 30mm, tầm bắn 5km và 8 tên lửa 9M311 đạt tầm bắn xa tối đa 10km.
Tên lửa hành trình Kalibr được đánh giá vượt trội hơn phiên bản Tomahawk của Mỹ.
Trong tác chiến chống ngầm, tàu Grigorovich trang bị 2 bệ phóng bom phản lực chống ngầm RBU-6000 và 4 ống phóng ngư lôi hạng nặng 533mm.
Tháng 11.2016, tàu Đô đốc Grigorivich từng nhận nhiệm vụ đến Địa Trung Hải và phóng loạt tên lửa hành trình Kalibr vào các mục tiêu của Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ở Syria.
Trong một diễn biến khác, Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố đình chỉ biên bản ghi nhớ đã ký kết với Mỹ về ngăn chặn đụng độ trên không và bảo đảm an toàn bay tại Syria. Đây được coi là phản ứng của Nga trước quyết định phóng tên lửa của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Theo Danviet
Syria đã sơ tán căn cứ không quân trước khi bị Mỹ tấn công Quân đội Syria được cho là đã kịp sơ tán hầu hết binh sĩ, máy bay và các trang thiết bị quân sự khác khỏi căn cứ không quân Shayrat trước khi 59 tên lửa của Mỹ dội xuống đây sáng 7/4, Reuters cho biết. (Ảnh minh họa: Sputnik) Reuters dẫn lời cư dân sống gần căn cứ Shayrat cho biết, trước khi...