Trước khi ‘đắt hàng’, Vinaconex bết bát thế nào?
Bất chấp kinh doanh bết bát, lợi nhuận và tài sản cùng “lao dốc”, Vinaconex vẫn khiến nhà đầu tư ngạc nhiên khi “đắt hàng” đến không ngờ.
Game” thoái vốn nhà nước là cụm từ được nhắc rất nhiều trong năm 2017. Chỉ cần có kế hoạch thoái vốn, các doanh nghiệp nhà nước đều nhận được sự quan tâm lớn từ nhà đầu tư.
Ai sẽ thâu tóm được khối cổ phiếu khổng lồ của Vinaconex?. (Ảnh: H.H)
Tổng Công ty Cổ phần Bia Rượu Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) là ví dụ điển hình nhất cho việc hưởng lợi lớn từ “game” thoái vốn này. Tiếp sau đó là Nhựa Bình Minh. Vì vậy, khi công bố tin thoái vốn nhà nước, Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) được chú ý hơn.
Tuy nhiên, trước khi phiên đấu giá cổ phần diễn ra, có nhiều ý kiến “lo lắng” cho Vinaconex bởi hoạt động sản xuất kinh doanh của Vinaconex không được thuận lợi như Sabeco hay Nhựa Bình Minh. Và lo lắng của nhà đầu tư không phải là thừa.
Cuối năm ngoái, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà nước (SCIC) tổ chức đấu giá cổ phần VCG của Vinaconex. Tuy nhiên, đợt chào bán không thành công.
Sắp tới đây, một phiên đấu giá mới sắp được tổ chức, nhà đầu tư tiếp tục lo ngại bởi sau thất bại hồi cuối năm ngoái, Vinaconex không những không cải thiện được tình hình mà các chỉ số kinh doanh thậm chí còn bết bát hơn.
Video đang HOT
Cụ thể, theo báo cáo tài chính quý 3/2018, lợi nhuận sau thuế của Vinaconex giảm sâu từ 260 tỷ đồng hồi quý 3/2017 xuống chỉ còn 185 tỷ đồng, lũy kế 9 tháng đầu năm đạt 368 tỷ đồng, giảm mạnh từ 623 tỷ đồng của cùng kỳ năm ngoái.
Không chỉ có vậy, tài sản của công ty này cũng “bốc hơi”. Tại thời điểm 30/9/2019, tổng tài sản của Vinaconex chỉ đạt 20.170 tỷ đồng, giảm 1.459 tỷ đồng, tương ứng 6,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nợ tại Vinaconex là rất lớn. Ở thời điểm cuối tháng 9 năm nay, nợ phải trả của công ty này lên đến 12.453 tỷ đồng, cao gấp 1,6 lần vốn chủ sở hữu. Điều đáng nói, vốn chủ sở hữu bất ngờ giảm nhẹ từ 7.858 tỷ đồng xuống chỉ còn 7.717 tỷ đồng.
Đứng trước những thông tin kém lạc quan này, nhà đầu tư lo ngại một phiên đấu giá ế ẩm tiếp theo có thể diễn ra. Thế nhưng, Vinaconex khiến thị trường chứng khoán ngạc nhiên khi “đắt hàng” đến không ngờ. Chỉ 4 nhà đầu tư đăng ký đấu giá “ôm trọn” lô cổ phiếu mà SCIC bán ra.
Cụ thể, ba doanh nghiệp đó là Công ty TNHH An Quý Hưng, Công ty Cổ phần Đầu tư hạ tầng Thăng Long JTC, Công ty TNHH Đầu tư Star Invest và một cá nhân là ông Nguyễn Văn Đông đăng ký mua trọn gói lô cổ phần Vinaconex, tương đương tổng giá trị tối thiểu là 5.430 tỷ đồng.
Sự quan tâm lớn nhất của thị trường hướng về phía ông Đông. Ông Đông sinh năm 1980, trú tại Thừa Thiên Huế. Trước giao dịch, nhà đầu tư cá nhân này không nắm giữ cổ phần VCG nào. Theo bản đăng ký, ông Đông sẽ sử dụng nguồn vốn tự có và các nguồn vốn hợp pháp khác để mua lại lượng cổ phần nói trên.
HOÀ BÌNH
Theo vtc.vn
Vì sao "thiếu gia" Nguyễn Quốc Cường rời ghế nóng Quốc Cường Gia Lai?
Bà Loan, Chủ tịch HĐQT Quốc Cường Gia Lai vừa ký Nghị quyết miễn nhiệm con trai khỏi vị trí thành viên HĐQT.
Nguyễn Quốc Cường (Cường "đô la") nổi như cồn với thú chơi siêu xe đắt đỏ
Bà Nguyễn Thị Như Loan, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Quốc Cường Gia Lai (niêm yết sàn HoSE, mã chứng khoán QCG) vừa thay mặt HĐQT công ty này ký Nghị quyết miễn nhiệm thành viên HĐQT công ty đối với ông Nguyễn Quốc Cường (còn được biết với tên gọi Cường "đô la"). Nghị quyết có hiệu lực từ ngày ký (16/11) và QCG sẽ trình Đại hội đồng cổ đông thông qua tại phiên họp gần nhất.
Ông Cường cũng là con trai duy nhất của bà Loan.
Trước đó, ông Nguyễn Quốc Cường đã có đơn từ nhiệm gửi HĐQT QCG. Theo công bố của QCG, ông Cường "xin từ nhiệm vì lý do cá nhân".
Ông Nguyễn Quốc Cường sinh năm 1982, là cử nhân quản trị kinh doanh, tham gia QCG năm 2006 với vị trí Phó Tổng Giám đốc. Sau khi rời vị trí thành viên HĐQT, ông Cường vẫn là Phó Tổng giám đốc của công ty. Mặc dù vậy, không mấy ai biết đến vai trò, vị trí, thành tựu kinh doanh của ông gắn với Quốc Cường Gia Lai. Nhưng ông lại nổi như cồn với biệt danh Cường "đô la", gắn với thú chơi siêu xe đắt đỏ, cũng như qua các mối tình với hàng loạt người mẫu, ca sỹ, diễn viên nổi tiếng như diễn viên Tăng Thanh Hà, ca sỹ Hồ Ngọc Hà, diễn viên Hạ Vy và hiện tại đang trong mối quan hệ tình cảm với người mẫu Đàm Thu Trang.
Việc từ nhiệm của ông Cường diễn ra ngay sau thời điểm QCG công bố tình hình hoạt động kinh doanh quý 3 - với kết quả không mấy khả quan.
Quốc Cường Gia Lai vừa công bố kết quả kinh doanh không mấy sáng sủa
Cụ thể, quý 3/2018, QCG ghi nhận doanh thu 82 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế chỉ hơn 1 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm trước, doanh thu công ty này đã giảm khoảng 30% còn lợi nhuận chưa bằng 1% của cùng kỳ năm trước.
Nguyên nhân khiến doanh thu giảm gần 30% là do Quốc Cường Gia Lai trong quý vừa qua chưa bàn giao căn hộ cho khách hàng. Trong khi đó, lợi nhuận giảm mạnh do quý 3 năm ngoái công ty có khoản chuyển nhượng đầu tư tài chính, với doanh thu hơn 200 tỷ đồng.
Lũy kế 9 tháng, doanh thu Quốc Cường Gia Lai đạt 519 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế gần 58 tỷ đồng, giảm tương ứng 24% và 88% so với 9 tháng 2017.
Bên cạnh kết quả kinh doanh không mấy sáng sủa, Quốc Cường Gia Lai cũng vừa đón nhận thông tin không mấy tích cực liên quan đến dự án Phước Kiển của công ty này.
Cụ thể, chiều 15/11, Ủy ban Kiểm tra Trung ương công bố kết quả kiểm tra đối với ông Tất Thành Cang, Phó bí thư Thường trực Thành uỷ TP HCM. Theo đó, ông Cang được cho là phải chịu trách nhiệm về những vi phạm liên quan đến thương vụ chuyển nhượng 32,4 ha đất tại xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè từ Công ty TNHH MTV Đầu tư và Xây dựng Tân Thuận (thuộc Thành ủy TP.HCM) cho Quốc Cường Gia Lai.
Thông cáo kết luận kỳ họp 31 của UBKTTW nêu rõ: "Đồng chí Tất Thành Cang đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế làm việc, vi phạm thẩm quyền, nguyên tắc, quy trình xử lý công việc, vi phạm quy định của Thành ủy về quản lý, sử dụng tài sản tại các doanh nghiệp thuộc sở hữu Đảng bộ Thành phố và các quy định pháp luật trong việc quyết định chủ trương hợp tác kinh doanh, chuyển nhượng dự án, chuyển nhượng quyền sử dụng đất của các doanh nghiệp thuộc Thành ủy, chấp thuận chủ trương để người đại diện phần vốn của Thành ủy biểu quyết phát hành cổ phần cho cổ đông chiến lược tại doanh nghiệp; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, để lĩnh vực được phân công phụ trách có nhiều vi phạm pháp luật, gây thiệt hại lớn cho ngân sách Đảng bộ Thành phố".
Thảo Nguyên
Theo baogiaothong.vn
DIC Corp lãi hơn 224 tỷ đồng sau 9 tháng đầu năm 2018 DIC Corp đem về 224,6 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế 9 tháng đầu năm 2018, gấp 2,2 lần so với cùng kỳ năm 2017. Năm 2018 được dự đoán sẽ là năm bùng nổ của doanh nghiệp này sau khi thoái thành công vốn nhà nước, chuyển đổi mô hình trở thành tập đoàn kinh tế tư nhân. Tổng CTCP Đầu tư...