Trước khi có giấy vệ sinh, con người dùng gì để vệ sinh cá nhân?
Trước khi giấy vệ sinh ra đời, con người đã nghĩ ra vô vàn cách để giải quyết nhu cầu vệ sinh thân thể.
Việc sử dụng đồ vật có công dụng tương tự giấy vệ sinh lần đầu tiên được ghi nhận vào thế kỷ thứ VI ở Trung Quốc.
Vào thời Đường, một nhà ngoại giao Trung Đông khi tới thăm Trung Quốc từng viết rằng: “Họ không cẩn thận về chuyện vệ sinh cá nhân, họ không rửa với nước mà lau bằng giấy”.
Tới thời Tống, Hoàng đế ra lệnh đặt trong phòng tắm của mình các mảnh giấy với kích cỡ 60×90 cm. Đây được coi là lần đầu tiên giấy được làm riêng để sử dụng trong nhà vệ sinh.
Thời La Mã cổ đại, người ta sử dụng tersorium, một cây gậy gỗ gắn miếng bọt biển ở đầu. Khi không sử dụng, những miếng bọt biển sẽ được ngâm trong nước muối biển hoặc giấm.
Di tích của các nhà vệ sinh công cộng thời La Mã ở Carthage, Tunisia. (Ảnh: Vingtage News)
Thỉnh thoảng tersorium được nhiều người sử dụng lần lượt. Trong trường hợp dùng nhầm đầu gậy, người dùng có thể sẽ bị nhiễm trùng dẫn tới tử vong.
Theo tương truyền, một đấu sỹ Đức vào năm 64 SCN thậm chí đã tìm cách tự sát bằng tersorium thay vì phải đối mặt với tử thần trên Đấu trường La Mã.
Dưới thời Ai Cập cổ đại, người ta cũng sử dụng một cây gậy có gắn bọt biển tương tự như tersorium thời La Mã cổ đại được gọi là xylospongium. Tuy nhiên, họ vẫn chuộng sử dụng sử dụng những mảnh gốm gọi là pessoi để vệ sinh cá nhân hơn.
Một cây xylospongium. (Ảnh: Vingtage News)
Video đang HOT
Tới thời vua Minoan ở Crete, Hy Lạp, những nhà vệ sinh xả nước đầu tiên ra đời nhưng ở dạng khá đơn sơ.
Ở Nhật Bản thời kỳ cổ đại, người ta sử dụng một miếng kim loại mỏng được gọi là chugi để làm sạch các khu vực “khó tiệp cận” trên cơ thể người.
Tại châu Âu, hầu hết dùng những miếng rẻ được tận dụng nhiều lần cho tới khi không thể tái sử dụng và được vứt xuống cống. Với người Mỹ, họ chuộng dùng lõi ngô vì chúng mềm và dễ kiếm.
Lõi ngô được người Mỹ sử dụng thay cho giấy vệ sinh. (Ảnh: Wide Open Eats)
Cứ như vậy, mọi người sống và tìm cho mình đủ mọi cách để vệ sinh cá nhân cho tới năm 1857 khi nhà phát minh người Mỹ Joseph Gayetty bắt đầu rao bán những lô giấy vệ sinh làm từ lô hội đầu tiên với giá 50 xu cho 500 tờ. Ban đầu, loại giấy này chỉ được sử dụng như một phụ kiện y tế, hỗ trợ những người mắc bệnh trĩ. Thậm chí trong một thời gian dài, phát minh của Gayetty còn bị coi như một thảm họa.
Phải tới tận năm 1867 khi 3 anh em Thomas, Edward và Clarence Scott quảng bá nó ra thị trường, loại giấy vệ sinh này mới bắt đầu gây được sự chú ý.
Đến năm 1935, công ty Northen Issue bắt đầu quảng cáo một loại giấy vệ không rách ra thị trường. 7 năm sau, công ty Paper Mill bắt đầu giới thiệu mẫu giấy vệ inh 2 lớp.
Từ thời điểm đó, các nhà sản xuất bắt đầu tính tới chuyện nâng cao chất lượng của giấy vệ sinh. Họ đưa ra các công thức mới để giúp hoàn thiện loại giấy phổ biến mà chúng ta đang sử dụng.
(Nguồn: The Vingtage News)
SONG HY
Theo VTC
Bên trong hầm mộ tráng lệ 3.000 năm tuổi của vị vua nổi tiếng nhất Ai Cập cổ đại
Mặc dù gắn với những lời đồn kỳ bí về lời nguyền của xác ướp Ai Cập, lăng mộ của vị Pharaoh cổ đại luôn cuốn hút số lượng lớn những người tò mò.
Hình ảnh bên trong lăng mộ vua Tut. Bên cạnh chiếc quan tài bằng vàng nổi tiếng, nơi an nghỉ của vị Pharaoh yểu mệnh còn là di tích khảo cổ quan trọng hàng đầu bởi các bức vẽ trên tường ghi lại hình ảnh cuộc sống cổ đại vẫn còn trong tình trạng tốt sau hàng ngàn năm.
Lăng mộ của vị Pharaoh nổi tiếng Tutankhamun cuối cùng cũng được mở cửa rộng rãi với công chúng sau 10 năm nỗ lực miệt mài khôi phục của các nhà khảo cổ học.
Là một trong những vị vua có tên tuổi nhất thế giới cổ đại, Tutankhamun (hay còn gọi là vua Tut) là vị Pharaoh đứng đầu Ai Cập. Vị vua này mới chỉ 9 tuổi khi lên ngôi và trị vì đất nước trong khoảng thời gian 1332 - 1323 trước Công nguyên trước khi qua đời. Cái tên Tutankhamun mang nghĩa hiện thân của Amun - vị thần tối cao đối với người dân Ai Cập cổ đại.
Giờ đây, du khách và những người đam mê lịch sử Ai Cập có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp tráng lệ, kỳ công của lăng mộ. Những nhà khoa học tham gia quá trình bảo tồn di tích đã rất cố gắng thổi sức sống mới vào gian phòng chôn cất xác ướp của vị vua trẻ tuổi yên nghỉ gần 3.000 năm trước.
Một phần các bức vẽ trên bức tường trong lăng mộ với hình ảnh diễn tả những con người với những công việc, chức vụ, địa vị khác nhau trong xã hội Ai Cập cổ đại.
Các chuyên gia của Viện Bảo tồn Cổ vật Ai Cập tiết lộ thành quả đáng ghi nhận của quá trình phục dựng lần đầu tiên vào tuần trước khi lăng mộ được mở cửa trở lại với công chúng.
Những hình ảnh công bố sau đấy cho thấy sự phục hồi đáng kinh ngạc của căn phòng được trang trí xa hoa với các bức vẽ trên tường ghi lại các hình ảnh quen thuộc của cuộc sống thời kỳ Ai Cập cổ đại.
Trong quá trình phục dựng, các nhà bảo tồn quyết định để lại những đốm đen bí ẩn được cho là do vi khuẩn sinh sôi trên các bức vẽ do lo sợ việc cố gắng loại bỏ sẽ gây ra nhiều hư hại hơn.
Các nhà khảo cổ học quyết định để nguyên các đốm đen loang lổ trên các bức vẽ do lo ngại việc xóa bỏ sẽ đem lại kết quả tồi tệ hơn.
Zahi Hawass, nhà Ai Cập học phát biểu: "Việc bảo tồn đặc biệt quan trọng cho tương lai của di sản và để nền văn minh vĩ đại này sống mãi."
Tuy nhiên, nhiều người lo ngại việc xuất hiện của du khách trong lăng mộ sẽ làm vi khuẩn cùng bụi bẩn xuất hiện trở lại trong hầm mộ.
Trước khi mở cửa rộng rãi đến với công chúng, nhóm bảo tồn di tích đã mất đến 10 năm để khôi phục lại vẻ đẹp cho gian phòng.
Vị vua yểu mệnh qua đời khi mới 19 tuổi, ông được chôn cất tại Thung lũng các vị vua ở Ai Cập, nằm bên sông Nile - nơi an nghỉ của các Pharaoh quyền uy khác.
Trước khi mở cửa rộng rãi với công chúng, nhóm bảo tồn di tích đã mất đến 10 năm để khôi phục lại vẻ đẹp cho gian phòng.
Theo các chuyên gia sử học, ngôi mộ của vua Tut có kích thước nhỏ bất thường so với địa vị, quyền lực của ông. Điều này làm dấy lên nghi vấn vị vua đã ra đi trước khi lăng mộ hoành tráng hơn dành cho ông kịp hoàn thành.
Lăng mộ của vua Tutankhamun bị chôn vùi trong lòng sa mạc trong hàng nghìn năm cho đến khi nhà khảo cổ học người Anh Howard Carter khai quật thành công vào năm 1922.
Cái chết của Lord Carnarvon - người tài trợ cho cuộc khai quật mộ vua Tut chỉ 6 tuần sau khi cánh cửa lăng mộ được mở ra đã dấy lên những đồn đại kỳ bí vẫn nổi tiếng đến tận bây giờ - lời nguyền của xác ướp Ai Cập.
Quan tài bằng vàng với hàng loạt chi tiết chế tác công phu, nơi đặt thi hài vua Tut - một trong những hiện vật nổi tiếng nhất của ngành khảo cổ học.
Nguyên nhân cái chết của vị vua nổi tiếng đến giờ vẫn là một dấu hỏi lớn bởi không có bất kỳ tài liệu lịch sử nào ghi chép về sự kiện này. Qua phân tích, các nhà khoa học phát hiện trên cơ thể ông tồn tại vi khuẩn sốt rét - căn bệnh không thể chữa được tại thời điểm đó. Nhiều giả thuyết khác cũng được đưa ra như ông bị ám sát vì bằng chứng trong ngôi mộ cho thấy vua Tut được chôn cất vội vàng.
Theo Danviet
Mỹ: Các linh mục tại Pennsylvania lạm dụng tình dục hơn 1.000 trẻ em Theo AP, một báo cáo của bồi thẩm đoàn công bố ngày 14/8, hàng trăm linh mục Thiên chúa giáo La Mã tại bang Pennsylvania đã lạm dụng tình dục hơn 1.000 trẻ em và con số này có thể còn lớn hơn rất nhiều, kể từ những năm 1950. Ảnh minh họa. (Nguồn: Alamy) Ngoài ra các quan chức cấp cao nhà...