Trước khi có băng vệ sinh, người xưa dùng gì trong ‘ngày đèn đỏ’?
Trước khi chiếc băng vệ sinh hoàn thiện như ngày nay được ra mắt, người xưa đã có nhiều sản phẩm sáng tạo để đối phó với thời kỳ kinh nguyệt.
Thời cổ đại
Thời Ai Cập cổ đại, phụ nữ dùng giấy cói để luôn được sạch sẽ trong những ngày ‘đèn đỏ’. Trong khi đó, dụng cụ vệ sinh của phụ nữ Hy Lạp lại sử dụng vải cũ quấn quanh một miếng gỗ nhỏ.
Rêu khô bện với giẻ lau cũng có thể trở thành băng vệ sinh của phụ nữ thời Trung cổ. Nhưng ở nhiều nơi khác trên thế giới, nhiều phụ nữ thậm chí sử dụng rêu, da động vật làm băng vệ sinh vì nghèo khó.
Năm 1896
Miếng vệ sinh đầu tiên là sản phẩm của tập đoàn Johnson & Johnson, có tên Lister’s Towels, được sản xuất lần đầu tiên năm 1896. Tuy vậy, sản phẩm này thất bại thảm hại vì việc quảng cáo của họ không ổn – trước đó, quá ít phụ nữ từng nghe về sản phẩm này.
Năm 1911
Midol, một loại thuốc xuất hiện trên thị trường với công dụng giảm nhức đầu và đau răng. Sau một thời gian thì loại thuốc này cũng được sử dụng trong trường hợp đau bụng kinh.
Chiến tranh Thế giới thứ I
Các nữ y tá ở Pháp nhận ra rằng băng bột gỗ mà họ sử dụng để băng bó vết thương cho các chiến sĩ có khả năng thấm máu tốt hơn so với loại bông cũ. Từ đó họ bắt đầu sử dụng như một vật dụng cần thiết trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt.
Những năm 1920
Đến thời Thế Chiến thứ nhất (1914-1918), hãng Kimberly-Clark cho ra đời dòng sản phẩm vệ sinh dùng một lần làm từ vật liệu sợi cellulose, hay còn gọi là bông gòn y tế, do phát hiện tính thấm hút của chúng tốt hơn nhiều so với vải bông thông thường.
Sau đó, hãng ra mắt thương hiệu Kotex (kết hợp từ chữ cotton và texture) năm 1919.
Đầu những năm thế kỷ 20
Đến thời điểm này, sản phẩm vệ sinh phụ nữ có thể sử dụng lại nhiều lần sau khi giặt sạch vẫn chưa hoàn toàn ‘thất sủng’. Chúng được gọi là đai vệ sinh, có hình dạng giống chiếc tạp dề.
Năm 1927
Video đang HOT
Johnson & Johnson giới thiệu dòng sản phẩm miếng vệ sinh Modess, đối thủ cạnh tranh chính của Kotex.
Năm 1930-1960
Trong những năm 1900, Lysol được quảng cáo tới phụ nữ như cách tránh thai hữu hiệu và an toàn nhưng sự thực thì những người sử dụng Lysol để tránh thai đã bị viêm và bỏng rát âm đạo. Năm 1911, đã có 193 trường hợp ngộ độc vì sử dụng Lysol ngừa thai và 5 người đã tử vong.
Ngoài mục đích dùng để tránh thai, nhiều người dùng Lysol như một sản phẩm vệ sinh cho phụ nữ đã có chồng.
Những năm 1930
Năm 1931
Tampon ra đời năm 1931 do bác sĩ người Mỹ Earl Haas nhìn vào những miếng băng bông dạng ống mà nảy cảm hứng sáng tạo.
Hai năm sau, nữ doanh nhân Gertrude Tenderich đã mua lại bằng sáng chế của ông với giá 32.000 USD và thành lập Công ty Tampax chuyên sản xuất mặt hàng này vào năm 1933. Sau Chiến tranh thế giới thứ II, việc sử dụng tampon bắt đầu lan ra bên ngoài nước Mỹ.
Năm 1969
Tờ thông tin quảng cáo của Stayfree…
…và New Freedom
Công ty Sản phẩm Cá nhân (của Johnson&Johnson) và Kimberly-Clark lần đầu tiên cho ra mắt loại miếng vệ sinh có băng dính mặt dưới như hầu hết các sản phẩm tương tự như hiện nay, lần lượt tên là Stayfree và New Freedom (năm 1972). Kể từ đó, các loại đai vệ sinh không còn được nhắc đến nữa.
Năm 1975
Loại tampon có tên gọi là Rely được ra mắt thị trường. Tuy nhiên đến năm 1980, Proctor & Gamble đã thu hồi tất cả các sản phẩm Rely khi nó có liên quan đến hội chứng sốc nhiễm độc, một loại nhiễm trùng có thể đe dọa tính mạng do băng vệ sinh gây ra.
Cuối những năm 1980
Các chuyên gia ý tế khuyến cáo rằng việc thụt rửa thường xuyên là không tốt cho âm đạo, nó làm thay đổi cân bằng độ pH và tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh. Mặc dù vậy, phụ nữ vẫn thờ ơ với thông báo này và họ tiếp tục chi hàng triệu đô la vào các sản phẩm thụt rửa.
Những năm 1990
Một sản phẩm mới giúp chị em đối phó với thời kỳ kinh nguyệt đã được bày bán, nó có tên gọi là Fresh ‘n’ Fit Padettes. Đây là sản phẩm được thiết kế để chị em có thể đặt chúng theo chiều ngang giữa các nếp gấp của môi âm hộ.
Lúc đầu, phụ nữ khá hưởng hứng sản phẩm mới này nhưng về sau sản phẩm này nhanh chóng biến mất trên thị trường.
Năm 2003
FDA (Cơ quan Quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ) chấp thuận việc dùng thuốc tránh thai liên tục nhằm kiểm soát việc sinh đẻ. Những người phụ nữ uống thuốc ngừa thai Seasonale chỉ có 4 lần kinh nguyệt trong 1 năm. Tuy nhiên, mức độ an toàn đối với thanh thiếu niên vẫn chưa được kiểm nghiệm.
Năm 2007
FDA đã chấp thuận cho lưu hành một loại thuốc tránh thai có thể loại bỏ kỳ kinh hằng tháng của phụ nữ. Thuốc có tên gọi Lybrel, do hãng dược Wyeth sản xuất.
Loại thuốc này có khả năng gây tác dụng phụ như máu đóng cục, và đột quỵ, giống như các loại thuốc ngừa thai truyền thống. Một số chuyên gia nghi ngờ rằng ý tưởng đi ngược lại tự nhiên này có thể mang đến những phiền phức.
Hiện tại
Hiện nay, chỉ còn rất ít phụ nữ giữ thói quen dùng vải màn khi ‘đến tháng’ bởi băng vệ sinh xuất hiện và độc chiếm thị trường. Các loại băng vệ sinh hiện nay rất phong phú về chủng loại, hình dáng.
Không chỉ yêu cầu sự thoải mái, dễ chịu, thân thiện với môi trường khi sử dụng, nhiều khách hàng nữ còn yêu cầu cao về mặt thẩm mỹ với sản phẩm đặc biệt này.
Theo Khám Phá
Những vật dụng dễ làm tổn thương 'cô bé'
Khu vực nhạy cảm này cần sự chăm sóc đặc biệt. Sẽ thật thiếu sót nếu bạn không biết những vật dụng có thể làm tổn thương 'cô bé'.
Xà phòng
Những bánh xà phòng với tác dụng diệt khuẩn dường như lại phản tác dụng khi được sử dụng tại khu vực này. Những gì bạn hướng tới là sạch sẽ nhưng xà phòng kèm theo sự khô rát. Âm đạo có khả năng tự làm sạch, bạn chỉ nên vệ sinh phần bên ngoài bộ phận này.
Vòi hoa sen
Được sử dụng như dụng cụ thụt rửa, vật dụng này không hẳn là món đồ cần tránh xuất hiện thường xuyên tại khu vực nhạy cảm này. Ngoài ra, thụt rửa còn mang nhiều nguy cơ gây viêm nhiễm âm đạo và các bệnh vùng kín liên quan.
Thực phẩm
Nếu đang có những suy nghĩ tái tạo vùng da này với sữa chua hay các loại hoa quả giống cách đắp mặt nạ vùng mặt, hãy từ bỏ chúng. Khu vực này nhạy cảm hơn nhiều và dễ bị ngứa, thậm chí nhiễm khuẩn.
Sextoy không rõ nguồn gốc
Những loại sextoy giá rẻ luôn tiềm ẩn những nguy cơ mà bạn khó lòng lường trước. Khả năng nhiễm độc, nhiễm trùng cũng vì thế mà rất lớn khi bạn sử dụng những loại dụng cụ không rõ nguồn gốc này.
Đồ chơi tự tạo
Hẳn bạn từng nghe những tai nạn về việc thủ dâm khi sử dụng đồ vật không phù hợp? Không ít các chuyên gia y tế đã gặp trường hợp cấp cứu 'dở khóc dở cười' khi nữ giới sử dụng trứng hay bóng đèn thủ dâm và chúng vỡ vụn trong khi 'hành sự'.
Không khí
Nếu đối tác của bạn có sở thích 'yêu' thổi không khí vào 'cô bé', hãy coi chừng. Chiêu trò tưởng như mới mẻ này trên thực tế tiềm ẩn nhiều tác hại bởi không khí mang theo hơi ẩm có thể phá vỡ độ cân bằng nơi đây, mang đến những vấn đề về nhiễm khuẩn âm đạo.
Băng vệ sinh với độ thấm hút quá cao
Sử dụng băng vệ sinh với độ thấm hút quá cao làm giảm độ ẩm của bộ phận nhạy cảm này, mất cân bằng môi trường nơi đây. Do đó, cần lưu ý thay băng vệ sinh thường xuyên và lựa chọn những loại phù hợp với cơ thể mình nhất.
Những cậu nhỏ không mặc 'áo mưa'
Quan hệ không dùng biện pháp an toàn khiến bạn gặp nhiều rủi ro và đối mặt với các bệnh tình dục. Bao cao su đảm bảo bạn không 'chạm ngưỡng' có thai ngoài ý muốn và phòng tránh bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Theo SKĐS
Mốt dùng băng vệ sinh 'tự chế, tái sử dụng' tiềm ẩn nhiều rủi ro Các trang bán hàng online còn hướng dẫn các bạn gái cách tự làm băng vệ sinh tại nhà và giặt sạch chúng sau mỗi lần sử dụng... Xôn xao về băng vệ sinh... tái sử dụng Mới đây, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều trang mua bán hàng trực tuyến rao tin về sản phẩm băng vệ sinh tái sử dụng...