Trước khi bị nhồi máu cơ tim, cơ thể sẽ xuất hiện “1 nóng”, “2 đau”, “3 nhiều”
Nhồi máu cơ tim là tình trạng đe dọa tính mạng, xảy ra khi mạch máu đến nuôi tim bị tắc nghẽn đột ngột. Đây thường là hậu quả của sự tích tụ mảng xơ vữa ở bên trong một hoặc nhiều nhánh mạch vành bị nứt vỡ tạo thành huyết khối (cục máu đông), gây bít tắc dòng máu lưu thông qua động mạch vành.
Mỗi năm, có khoảng 700.000 trường hợp bị nhồi máu cơ tim, được coi là một “quả bom” có thể giết chết mọi người bất cứ lúc nào. Sự xuất hiện của nhồi máu cơ tim có liên quan mật thiết đến hút thuốc, uống rượu, tâm trạng, thói quen xấu… Vậy, những triệu chứng nào sẽ xảy ra trong cơ thể trước khi bắt đầu nhồi máu cơ tim?
Trước khi bắt đầu nhồi máu cơ tim, trong cơ thể sẽ xuất hiện “1 nóng”, “2 đau”, “3 nhiều”:
“1 nóng”
Chính là cơ thể phát sốt: Trước khi bị nhồi máu cơ tim, bệnh nhân sẽ tăng tế bào bạch cầu và giảm hồng cầu. Tại thời điểm này, sẽ xuất hiện triệu chứng sốt. Triệu chứng sốt có thể kéo dài 1 – 2 ngày, hoặc có thể kéo dài khoảng 1 tuần. Nếu cơ thể bạn có những biểu hiện bất thường này, kiến nghị sớm đi kiểm tra để tìm nguyên nhân, phòng tránh nhồi máu cơ tim.
“2 đau”
1. Đau họng
Trước khi bắt đầu nhồi máu cơ tim, ngoài một số triệu chứng điển hình, cũng sẽ xuất hiện một số triệu chứng không điển hình, đau họng là một trong số đó. Đây cũng là một loại đau phát ra từ tim, nếu bạn không ăn ớt, hay bị cảm lạnh, xuất hiện tình trạng đau họng, thì nên cảnh giác.
2. Đau ngực
Video đang HOT
Một trong những triệu chứng điển hình nhất của nhồi máu cơ tim chính là xuất hiện tình trạng đau ngực. Các biểu hiện thường thấy như: đau ở giữa xương ức hoặc đau một chút ở bên trái, kèm theo cảm giác ngực bị chèn ép, đau thắt ngực dữ dội. Thời lượng đau ngực là từ 5-15 phút, đồng thời đổ mồ hôi và nôn ói.
Một trong những triệu chứng điển hình nhất của nhồi máu cơ tim chính là xuất hiện tình trạng đau ngực.
“3 nhiều”
1. Đổ nhiều mồ hôi
Đổ mồ hôi là một hiện tượng phổ biến trong cơ thể chúng ta, bình thường sau khi luyện tập thể dục cũng sẽ đổ mồ hôi và thường đổ nhiều mồ hôi ở trán, điều này không giống như đổ mồ hôi ở cơn đau tim.
Thông thường, trước khi bị nhồi máu cơ tim, phần da đầu, cổ, lưng, lòng bàn tay hoặc bàn chân sẽ đổ nhiều mồ hôi, đặc biệt là đổ mồ hôi khi ngủ. Do đó, kiến nghị mọi người cần phải cảnh giác, có thể cái chết đột ngột sắp xảy ra.
2. Buồn nôn nhiều hơn
Nếu bạn ngủ đủ giấc mỗi ngày nhưng vẫn cảm thấy kiệt sức, hãy cẩn thận với bệnh nhồi máu cơ tim. Đặc biệt ở phụ nữ, mệt mỏi xảy ra vài ngày trước khi bắt đầu nhồi máu cơ tim, và sự mệt mỏi này có thể là dấu hiệu của suy tim.
Ngoài ra, khi đau do nhồi máu cơ tim ảnh hưởng đến chức năng đường tiêu hóa của người bệnh, bệnh nhân sẽ thường xuyên bị buồn nôn, tình trạng nghiêm trọng sẽ xuất hiện nôn.
Khi đau do nhồi máu cơ tim ảnh hưởng đến chức năng đường tiêu hóa của người bệnh, bệnh nhân sẽ thường xuyên bị buồn nôn, tình trạng nghiêm trọng sẽ xuất hiện nôn.
3. Đau đầu thường xuyên
Nếu một người, khi ngủ thường đau đầu, đặc biệt là đau nửa đầu, thì đó không phải là vấn đề của phần đầu, mà là tim xuất hiện vấn đề. Đau nửa đầu và bất thường về tim đều là kết quả của sự mất cân bằng hệ thông thần kinh tự trị, nhồi máu cơ tim cũng có thể gây đau nửa đầu, nguyên nhân chủ yếu là do co thắt mạch máu.
Do đó, việc phát hiện sớm, phòng bệnh ngay từ ban đầu là cách tốt nhất để hạn chế nhồi máu cơ tim.
Cách phòng ngừa nhồi máu cơ tim
- Thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao trong phòng.
- Tập thói quen ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, bỏ rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích.
- Duy trì cân nặng ở mức vừa phải (BMI dưới 23kg/m2).
- Tiêu thụ nhiều hoa quả, rau xanh, hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ.
- Ăn ít đồ ngọt, hạn chế nguy cơ tiểu đường.
- Thăm khám và kiểm tra sức khỏe định kỳ để có điều chỉnh kịp thời, phát hiện sớm và xử lý triệu chứng nhồi máu cơ tim, qua đó hạn chế biến chứng có thể xảy ra.
Hà Vũ
Cứu sống cụ ông 73 tuổi bị nhồi máu cơ tim cấp
Sáng 25-3, bác sĩ Nguyễn Thị Lạc, Giám đốc Bệnh viện đa khoa (BVĐK) Sóc Trăng cho biết, đội ngũ y bác sĩ của đơn vị vừa cấp cứu thành công, giành lại sự sống cho cụ ông Lê Văn Vinh, 73 tuổi, ở xã Mỹ Phước, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng, bị nhồi máu cơ tim cấp.
Sau ba ngày điều trị cụ ông Lê Văn Vinh đã nói chuyện, thở tốt và không bị di chứng gây liệt.
Trước đó, cụ ông Lê Văn Vinh nhập viện trong tình trạng đau nhiều ngực trái, khó thở khi gắng sức, mạch 36l/I chậm nhẹ, huyết áp 60/40mnHg. Bệnh nhân được chẩn đoán ban đầu là bị nhồi máu cơ tim cấp giờ thứ 4 vùng hoành thất phải/Block AV độ III. Ngay lập tức, đội ngũ thầy thuốc Khoa Cấp cứu tổng hợp tiến hành hồi sức tích cực, siêu âm tim, đo điện tim, làm các xét nghiệm máu khẩn.
Sau một giờ ê-kíp thông tim can thiệp thực hiện cấp cứu, bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch. Sau ba ngày điều trị, bệnh nhân đã tỉnh táo, tiếp xúc tốt, niêm mạc hồng, nhịp thở đều, thở không gắng sức, mạch 79 lần/phút, HA 130/90mmHg, SPO2: 96, nhịp thở 21 lần/phút, bệnh nhân tự tiểu, ăn uống được, tứ chi không yếu liệt.
Hơn một năm qua, đội ngũ thầy thuốc và nhân viên y tế BVĐK Sóc Trăng nói chung và ê-kíp Thông tim can thiệp mạch vành Khoa Tim mạch nói riêng đã cấp cứu thành công hơn 600 bệnh nhân bị bệnh liên quan đến tim mạch, trong đó có nhiều ca "thập tử nhất sinh".
NGUYỄN PHONG - XUÂN LƯƠNG
Có những dấu hiệu này, bạn cần đi khám ngay kẻo hối hận không kịp Căn bệnh nguy hiểm khiến hàng trăm nghìn người Việt Nam phải nhập viện mỗi năm có thể được cứu trị kịp thời nếu bạn nhận biết được những dấu hiệu của nó. Nhồi máu cơ tim là tình trạng máu trong cơ thể bị tắc nghẽn, hình thành cục máu đông, dẫn đến hoại tử thiếu máu cục bộ của cơ tim....