Trước giờ U23 Việt Nam “xuất trận”, CSGT TP HCM ra thông báo khẩn.
“Lợi dụng cổ vũ bóng đá để gây rối, đua xe, kích động sẽ bị xử lý nghiêm”, đó là khẳng định của Lãnh đạo Phòng CSGT đường bộ-đường sắt Công an TP HCM, trước giờ U23 Việt Nam bước vào trận đấu quan trọng.
Nhằm tăng cường đảm bảo ANTT, an toàn giao thông trong trận bóng đá giữa đội tuyển U23 Việt Nam – U23 Syria tại Vòng Tứ kết môn bóng đá thuộc khuôn khổ Đại hội thể thao Châu Á (ASIAD) 2018 vào tối nay 27/8, vài giờ trước giờ bóng lăn, Công an TP HCM cho biết sẽ triển khai toàn bộ quân số tăng cường tuần tra kiểm soát trên nhiều tuyến đường ở TP HCM.
Công an TP HCM cho biết sẽ triển khai toàn bộ quân số tăng cường tuần tra kiểm soát trên nhiều tuyến đường ở TP HCM.
Công an TP HCM khẳng định PC08 đã chỉ đạo các đơn vị Đội, Trạm trực thuộc duy trì chế độ ứng trực 100% quân số với mục đích để huy động tối đa lực lượng, phương tiện, công cụ hỗ trợ sẵn sàng cho trận đấu bóng đá tối nay 27/8.
Trung tá Nguyễn Văn Bình – Đội trưởng Đội Tham mưu, Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt (PC08), Công an TP HCM khẳng định PC08 đã chỉ đạo các đơn vị Đội, Trạm trực thuộc duy trì chế độ ứng trực 100% quân số với mục đích để huy động tối đa lực lượng, phương tiện, công cụ hỗ trợ sẵn sàng cho trận đấu bóng đá tối nay.
Giai đoạn trước và trong khi đang diễn ra trận đấu: Các đơn vị duy trì công tác tuần tra kiểm soát bảo đảm trật tự giao thông trên các tuyến đường đảm trách, đặc biệt là khu vực các quán cafe, khu vực công cộng có trình chiếu các trận bóng đá để nắm tình hình và tuyên truyền vận động người dân chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật, không được tụ tập dưới lòng đường gây cản trở giao thông.
Công an TP HCM kiên quyết xử lý nghiêm các đối tượng quá khích, lợi dụng việc cổ động cho Đội tuyển bóng đá Việt Nam để gây mất trật tự công cộng, tụ tập đua xe trái phép.
Bên cạnh đó, PC08 giao Đội CSGT Bến Thành tăng cường bố trí lực lượng thường trực tại khu vực tổ chức phát hình trực tiếp các trận bóng đá trên Đường đi bộ Nguyễn Huệ (đoạn từ Lê Lợi đến Ngô Đức Kế) để chủ động có các phương án bảo đảm không để tình hình TTATGT có những diễn biến phức tạp.
Video đang HOT
Trong thời gian diễn ra trận đấu: Các Đội, Trạm thuộc Phòng PC08 phối hợp với lực lượng Thanh niên xung phong sẽ thực hiện công tác phân luồng từ xa, điều hòa giao thông kiên quyết không cho các tốp cổ động viên tập trung quá đông, di chuyển vào khu vực trung tâm thành phố gây mất trật tự công cộng; bố trí các xe ô tô phát loa tuyên truyền và bố trí trinh sát ghi hình các đối tượng manh động, quá khích làm cơ sở xử lý.
Giai đoạn sau khi kết thúc trận đấu: Các Tổ công tác theo sự điều động của Ban Chỉ huy Phòng PC08 sẽ được tăng cường tại những khu vực, địa bàn có tình hình phức tạp, điểm nóng về trật tự giao thông (chủ yếu khu vực trung tâm thành phố, tụ tập đông người trên vỉa hè).
Đồng thời phối hợp với các lực lượng nghiệp vụ (Công an địa phương, Cảnh sát cơ động) kiên quyết xử lý nghiêm các đối tượng quá khích, lợi dụng việc cổ động cho Đội tuyển bóng đá Việt Nam để gây mất trật tự công cộng, tụ tập đua xe trái phép.
Vũ Sơn
Theo kienthuc
Xuất hiện các vết nứt, rạn ở đường gỗ lim ven sông Hương
Đường lát gỗ lim ven sông Hương đang nhận được sự quan tâm của dư luận rất lớn vì đây là điểm nhấn của cảnh quan phía bờ nam thành phố Huế. Việc lát gỗ đang tiến hành và có xuất hiện một số vết nứt, rạn ở bề mặt gỗ lim.
Theo đó, những ngày vừa qua, trên công trình đường lát gỗ lim ven sông Hương ở bờ nam thành phố Huế bỗng xuất hiện một số vết nứt, rạn trên gỗ lim. Cụ thể, một số thanh gỗ lim đã lát trên đường có vết rạn nhỏ, một số thanh có vết rạn, nứt kéo dài. Ngoài ra một số thanh gỗ chưa lát, có dấu hiệu nứt ở 2 đầu.
Người dân lo ngại chưa đi vào hoạt động nhưng đã rạn, nứt gỗ, liệu khi xong thì con đường này sẽ chắc chắn và bền vững hay không, nhất là ở Huế có thời tiết nắng rất nóng vào mùa hè, và mưa rất nhiều, độ ẩm cực lớn vào mùa đông.
Các vết rạn trên gỗ lim
Ngày 20/8 PV đã làm việc với ông Văn Viết Thành, Giám đốc Công ty CP Xây dựng Thủy lợi Thừa Thiên Huế - nhà thầu thi công công trình trên. Ông Thành cho hay có các dạng nứt, rạn thường thấy ở gỗ.
Thứ nhất là rạn dọc theo thân gỗ. Lý do thớ gỗ là những bó xoắn nằm dọc thân, nên khả năng chịu lực trên cùng một mặt phẳng không đồng đều. Trong trường hợp tiếp xúc ánh sáng mặt trời thì xuất hiện tình trạng co ngót, dẫn đến những vết rạn trên bề mặt. Chiều rộng vết rạn nhỏ hơn 1 mm. Gọi là hiện tượng tự nhiên của gỗ, không ảnh hưởng đến khả năng chịu lực của gỗ, tuy nhiên làm giảm đi tính thẩm mỹ.
Thứ hai là do gỗ lim yêu cầu phải sấy, khi sấy 2 đầu thanh gỗ tiếp xúc với nhiệt nhiều hơn vị trí khác nên thường xuất hiện vết nứt. Khi lắp ráp công nhân sẽ hớt bở 2 đầu thanh gỗ để loại bỏ vết nứt.
"Ngoài ra do số lượng thanh gỗ quá lớn nên không thể tránh khỏi một số thanh gỗ sau thời gian bị nứt nẻ sau khi lắp đặt. Những thanh gỗ đó sẽ được kiểm tra thay thế trước khi nghiệm thu. Đường đi bộ bằng gỗ lim này được lát bởi 16.000 thanh gỗ, xác suất gỗ bị loại bỏ thay thế là 5% nên sẽ có các gỗ bị hư hỏng.
Hạng mục gỗ là hạng mục khó kiểm soát trong sản xuất gia công. Đối với hạng mục này nhà thầu phải bảo hành trong 30 tháng. Các công trình thông thường bảo hành thường chỉ 12 tháng. Chúng tôi biết rằng gỗ là bất tiện đối với khí hậu Huế, nhưng đây là ý kiến buộc phải làm đường bằng gỗ của nhà tài trợ KOICA của Hàn Quốc khi công trình này được họ cho 100% kinh phí và không hoàn. Chung quy lại thì tổng thể công trình không đáng lo" - ông Thành cho hay.
Một vết nứt dài ở tấm gỗ lim đã được lát trên đường đi bộ ven sông Hương
Ông Nguyễn Việt Bằng Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án KOICA cho hay, Dự án này thể hiện mối quan hệ giữa 2 chính phủ Việt Nam và Hàn Quốc. Phía Hàn Quốc muốn đưa đến Huế công trình làm điểm nhấn cho Huế và phải làm đường lát gỗ lim.
Quá trình giám sát gỗ trước khi đưa về công trường được giám định theo Tiêu chuẩn Việt Nam. Nửa tháng một lần có giám sát KOICA vào công trình. Ở các thanh gỗ hiện tượng trên không phải nứt mà là vết rạn, không ảnh hưởng kết cấu chính. Những vết nứt trên một số gỗ thì phải loại bỏ.
Được biết Dự án "Mạng lưới kế nối hệ thống tuyến đường đi bộ phía Nam sông Hương, TP Huế" được khởi công do Chính phủ Hàn Quốc tài trợ không hoàn lại 100% chi phí, thông qua Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc tại Việt Nam (KOICA) với tổng kinh phí 52,9 tỷ đồng. Quy mô dự án gồm cầu đi bộ kết cấu bê tông cốt thép, sàn lát gỗ lim, hệ thống thoát nước sàn gỗ, bến thuyền, sân khấu biểu diễn ngoài trời, chỉnh trang công viên Lý Tự Trọng... Riêng mặt trên đường đi bộ lát bằng gỗ lim dày 5cm, với tổng diện tích 2.438m2 có tổng chí phí trên 5,7 tỷ đồng.
Một số tấm gỗ bị nứt 2 đầu
Các tấm gỗ bị hư được đưa vào danh sách loại
2 đầu các tấm gỗ bị nứt dược cưa vứt bỏ
Các công nhân đang tiến hành lát gỗ lim dưới tiết trời nắng nóng
Đường đi bộ lát gỗ lim sắp hoàn thành
Dự kiến vào cuối tháng 9/2018 sẽ xong
Đường đi bộ lát gỗ lim ven sông Hương còn có phần lan can đồng đẹp mắt, dự kiến sẽ là điểm nhấn của TP Huế thời gian tới
Đại Dương
Theo Dantri
Tổng Bí thư: Một số người có chức quyền còn quan cách, gia trưởng "Một số người có chức, có quyền còn quan cách, gia trưởng, thậm chí có những cá nhân và tập thể trù dập, ức hiếp quần chúng", Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại Hội nghị toàn quốc đánh giá kết quả thực hiện kết luận số 120-KL/TW của Bộ Chính trị khoá XI diễn ra sáng nay (16.7) tại Hà...