Trước giờ tiễn đưa
Ngày mai, cả dân tộc đau xót tiễn đưa vị tướng huyền thoại trong lòng dân. Lễ Quốc tang và dòng người tưởng như bất tận cả tuần qua muốn đến tận nơi, thành kính tiễn biệt Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Triệu con tim chung nhịp đập, chung niềm đau thương trong ngày tiễn biệt một nhân cách lớn trong một con người bình dị.
Nhân dân đã trân trọng tôn vinh ông – một vị tướng của nhân dân. Công lao, đức độ và nhân cách của Đại tướng được nhân dân ghi tạc bằng cả tấm lòng. Bởi như một giáo sư sử học khẳng định: “Tôn vinh bằng bia đá, bảng vàng thì cũng có lúc bia đá, bảng vàng mòn đi, nhưng sự tôn vinh của lòng dân thì vĩnh cửu, đẹp đẽ và mạnh mẽ nhất”. Còn gì đẹp hơn sự tôn vinh của lòng dân. Và hàng triệu người tiễn biệt Đại tướng, dòng người dài như vô tận chính là minh chứng hùng hồn cho điều đó.
Nhìn lại lịch sử cha ông ta, các vị tướng được đánh giá theo cấp bậc như sau: trước tiên là bậc Dũng Tướng, sau đó đến bậc Trí Tướng, cao hơn nữa là bậc Nhân Tướng và cuối cùng, cao cả nhất là bậc Thánh Tướng. Duy nhất có một danh tướng trong quá khứ của dân tộc đã đạt được tới hàng Thánh Tướng là Hưng đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn.
Vị giáo sư sử học khẳng định: “Đại tướng Võ Nguyên Giáp chắc chắn là Dũng Tướng, Trí Tướng, Nhân Tướng rồi, nhưng giờ đây, chúng ta đang được chứng kiến một hiện thực – sự chuyển hóa, hóa thân từ vị trí cao trong hàng danh tướng, Đại tướng đang dần trở thành Thánh Tướng. Với việc những cựu chiến binh trên 90 tuổi lập đền thờ, người dân khắp nơi sùng kính, tôn thờ Đại tướng bằng mọi hình thức thiêng liêng, thánh thiện, rõ ràng đó là sự chuyển hóa của Đại tướng từ chỗ Nhân Tướng thành bậc Thánh Tướng ở thời đại chúng ta”. Như vậy, lịch sử đã có thêm một vị Thánh Tướng nữa.
Cuộc đời Đại tướng Võ Nguyên Giáp, cũng như tình cảm của người dân đối với Đại tướng làm cho chúng ta cảm động và nhiều thế hệ sau phải suy ngẫm nhiều điều. Hào quang lan tỏa từ một con người cả đời cống hiến cho dân tộc, cho Tổ quốc như Đại tướng Võ Nguyên Giáp, đẩy lui những nhỏ nhen, vị kỷ, những thói hư, tật xấu trong hàng ngũ “ công bộc” của dân. Soi vào vầng hào quang ấy, học theo những điều tốt đẹp từ ông để mỗi người trong chúng ta thấy lòng mình sáng hơn, sống có nghĩa hơn.
Con người vĩ đại đã ra đi, nhưng tình yêu lớn của ông với nhân dân, với Tổ quốc thì mãi mãi ở lại!
Quốc Toản
Theo ANTD
Đội mưa viếng Đại tướng tại quê nhà
Mặc dù 7 giờ 30 sáng 12.10 lễ viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại quê nhà Quảng Bình mới chính thức bắt đầu tại Hội trường UBND tỉnh Quảng Bình (TP.Đồng Hới), nhưng từ 6 giờ sáng, lực lượng đoàn viên thanh niên địa phương đã mang di ảnh Đại tướng xếp hàng ngay ngắn bên kia vỉa hè.
Đến sớm nhất là đoàn đại biểu đại diện cho gia đình Đại tướng, đoàn rời quê nhà H.Lệ Thủy, Quảng Bình, từ 4 giờ sáng và đến TP.Đồng Hới lúc 5 giờ.
Video đang HOT
Lúc 6 giờ 30 phút, Hội trường UBND tỉnh bắt đầu tiếp nhận các đoàn đại biểu lấy số thứ tự để vào viếng.
Lúc 7 giờ, dòng người xếp hàng ngay ngắn trong sân hội trường, trời bắt đầu mưa.
Lúc 7 giờ 30, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình Lương Ngọc Bính thông báo Lễ viếng bắt đầu:
Đoàn viên thanh niên Quảng Bình mang theo ảnh Đại tướng xếp hàng ngay ngắn xung quanh nơi diễn ra lễ viếng
Xếp hàng lấy số thứ tự vào viếng
Hội trường UBND tỉnh Quảng Bình
Đại diện gia đình Đại tướng ở quê nhà Quảng Bình đến từ rất sớm
Dòng người xếp hàng dài trong sân hội trường
Sửa lại trang phục trước khi vào viếng
Đưa hoa viếng Đại tướng vào Hội trường
Lễ viếng tại Quảng Bình chính thức bắt đầu
Đoàn đại biểu Tỉnh ủy Quảng Bình cùng các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh vào viếng Đại tướng đầu tiên tại Hội trường UBND tỉnh Quảng Bình
Đại diện gia đình Đại tướng ở quê nhà H.Lệ Thủy vào viếng
Đoàn quân nhạc nghiêm trang phục vụ lễ viếng
Theo TNO
Làm gấp ngày đêm bằng lòng yêu kính Trong những ngày qua, quân đội, công an và các lực lượng của UBND tỉnh Quảng Bình đã nỗ lực, khẩn trương tiến hành mọi công tác chuẩn bị cho Lễ an táng thi hài Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ diễn ra vào ngày mai (13-10). Ngày 11-10, trời mưa rất to ở Quảng Bình đã gây ảnh hưởng lớn đến tiến...