Trước giờ phê duyệt, EU nới lỏng kế hoạch áp trần giá dầu Nga
Liên minh châu Âu (EU) đã nới lỏng kế hoạch áp giá trần dầu mỏ Nga khi họ lùi thời gian thực hiện đầy đủ lệnh trừng phạt và giảm nhẹ các điều khoản vận chuyển quan trọng.
Trạm bơm tại giếng dầu Gremikhinskoye ở phía Đông Izhevsk, LB Nga. Ảnh: REUTERS/TTXVN
Theo Bloomberg ngày 23/11, EU đã đề xuất khoảng thời gian chuyển tiếp 45 ngày trước khi áp dụng giá trần dầu Nga. Khoảng thời gian này sẽ áp dụng cho dầu được chất lên tàu trước ngày 5/12 (ngày các biện pháp trừng phạt dầu Nga bắt đầu có hiệu lực) và được dỡ hàng trước ngày 19/1/2023, phù hợp với một điều khoản mà Mỹ và Anh đã công bố trước đó.
Các đại sứ EU có kế hoạch họp ngày 23/11 (giờ địa phương) để thông qua biện pháp áp giá trần dầu Nga. Các nhà ngoại giao dự kiến cũng thảo luận về mức giá trần tại cuộc họp. Nếu họ ủng hộ đề xuất này, EU và Nhóm G7 có thể công bố trần giá sớm nhất vào tối cùng ngày.
Biện pháp này sẽ cấm các công ty cung cấp dịch vụ vận chuyển và dịch vụ cần thiết như bảo hiểm, môi giới và hỗ trợ tài chính để vận chuyển dầu Nga đến bất kỳ đâu trên thế giới trừ khi dầu được bán dưới giá đã thống nhất.
Mỹ đã thúc giục các đồng minh của mình ở châu Âu điều chỉnh một gói trừng phạt dầu mỏ Nga mà EU ban đầu đã thông qua vào tháng 6. Mỹ muốn bổ sung biện pháp áp trần giá nhằm hai mục tiêu: giữ dầu Nga tiếp tục lưu thông trên thị trường để tránh giá tăng đột biến, đồng thời hạn chế nguồn thu của Nga từ dầu.
Theo một quan chức cấp cao của Bộ Tài chính Mỹ, mức trần này sẽ được thiết lập dựa trên dữ liệu giá dầu trước đây của Nga và tình trạng hiện tại của thị trường. Quan chức này cho biết trần giá có thể được xem xét lại thường xuyên vài tháng một lần nhưng dự kiến vẫn cao hơn giá sản xuất.
Văn phòng Kiểm soát Tài sản Nước ngoài của Bộ Tài chính Mỹ đã ban hành hướng dẫn ngành cập nhật ngày 22/11 trước khi EU đưa ra quyết định. Quan chức này cho biết mục tiêu là để các bên dễ thực hiện hướng dẫn sao cho dầu Nga có thể tiếp tục chảy ra thị trường.
Video đang HOT
Thị trường dầu mỏ đang theo dõi chặt chẽ tác động tiềm ẩn của các biện pháp trừng phạt dầu Nga và xem biện pháp có thể giảm doanh thu của Nga tới đâu.
Các đồng minh trước đây đã thảo luận về thiết lập mức trần giá trong khoảng từ 40 đến 60 USD/thùng nhưng những người quen thuộc với các cuộc thảo luận gần đây cho biết giá trần có thể sẽ cao hơn một chút.
Dự thảo trừng phạt cũng nới lỏng một điều khoản trước đó. Điều khoản này sẽ cấm vô thời hạn tiếp cận các dịch vụ của châu Âu đối với tàu nào đã mua dầu Nga trên ngưỡng giá trần.
Theo điều khoản sửa đổi, các tàu vi phạm chỉ bị cấm tiếp cận dịch vụ trong 90 ngày sau ngày dỡ số dầu đã mua trên mức giá trần.
EU cũng đang đề xuất khoảng thời gian chuyển tiếp 90 ngày trước khi áp dụng thay đổi mức trần giá.
Hầu hết các quốc gia G7 và EU có kế hoạch ngừng nhập khẩu dầu thô Nga trong năm nay. Các quy định trừng phạt các sản phẩm dầu mỏ tinh chế sẽ có hiệu lực vào tháng 2/2023.
Kế hoạch áp giá trần dầu Nga gặp cản trở mới
Liên minh châu Âu (EU) đang lập một kế hoạch tham vọng nhằm hạn chế nguồn thu từ dầu mỏ của Nga, nhưng nỗ lực này của phương Tây phải đối mặt với rào cản mới.
Một trạm dầu thô gần thành phố cảng Nakhodka, Nga. Ảnh: Reuters
Theo tờ New York Times, rào cản đó xuất phát từ quyết định của các nhà sản xuất dầu toàn cầu ngày 5/10 về việc cắt giảm mạnh nguồn cung. Động thái này khiến dầu thô Nga thậm chí còn có giá trị hơn trên thị trường thế giới.
Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đồng minh (OPEC ) đã tuyên bố giảm mạnh sản lượng dầu thô tại cuộc họp ở Vienna. Cụ thể, trong cuộc họp chính sách ngày 5/10, các Bộ trưởng Năng lượng thuộc OPEC đã nhất trí cắt giảm sản lượng dầu toàn cầu ở mức 2 triệu thùng/ngày, bắt đầu từ tháng 11 tới.
Thông qua giảm nguồn cung, quyết định của nhóm OPEC có khả năng giữ giá dầu toàn cầu ở mức cao, giúp Nga tiếp tục kiếm được nguồn thu đáng kể từ xuất khẩu dầu thô.
Quyết định này cũng có thể làm giảm khả năng một số quốc gia như Trung Quốc và Ấn Độ sẽ ủng hộ áp trần giá dầu Nga. Nếu không có sự hợp tác của các quốc gia này, kế hoạch áp trần giá dầu Nga sẽ có ít tác động hơn nhiều.
Dự kiến kế hoạch áp trần giá dầu Nga được thông qua lần cuối vào ngày 6/10, sau khi các nhà đàm phán đạt được thỏa thuận vào cuối ngày 4/10 về biện pháp này trong khuôn khổ gói trừng phạt mới nhằm vào Nga.
Theo kế hoạch, một ủy ban bao gồm các đại diện của EU, Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) và những quốc gia khác đồng ý áp trần giá dầu Nga sẽ họp thường xuyên để quyết định về mức giá bán của dầu Nga và giá sẽ thay đổi dựa trên giá thị trường.
Một số nhà ngoại giao cho biết các quốc gia như Hy Lạp, Malta và CH Síp sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất do kế hoạch này nhưng đã được đảm bảo có thể tiếp tục vận chuyển dầu Nga.
Các quốc gia này đã phản đối gói trừng phạt thứ 8 của EU vì lo ngại rằng áp giá trần với dầu Nga được xuất khẩu ra bên ngoài EU sẽ ảnh hưởng đến hoạt động vận chuyển, bảo hiểm và các ngành khác.
Áp trần giá dầu là một phần kế hoạch sâu rộng do chính quyền Mỹ đưa ra và G7 đã đồng ý vào tháng trước. Mục đích là khiến giá bán dầu Nga thấp hơn hiện nay, nhưng vẫn cao hơn giá thành sản xuất. Bộ Tài chính Mỹ tính toán rằng biện pháp này sẽ khiến Nga mất đi hàng chục tỷ USD hàng năm.
Để giảm doanh thu từ dầu của Nga, Mỹ, châu Âu và các đồng minh sẽ cần thuyết phục Ấn Độ và Trung Quốc, những nước mua lượng dầu đáng kể của Nga, chỉ mua với giá đã thỏa thuận. Dù vậy, các chuyên gia nói rằng ngay cả với các đối tác sẵn sàng, biện pháp này có thể khó thực hiện.
Theo các quy định mới, các công ty liên quan đến vận chuyển dầu Nga như các chủ tàu, công ty bảo hiểm và bảo lãnh sẽ phải tuân thủ để đảm bảo rằng dầu mà họ đang vận chuyển đang được bán bằng hoặc thấp hơn giá trần. Nếu họ bị bắt quả tang đang giúp Nga bán với giá cao hơn, họ có thể phải đối mặt với các vụ kiện tại nước sở tại vì vi phạm các lệnh trừng phạt.
Dầu thô Nga sẽ bị cấm tại hầu hết các nước EU vào ngày 5/12 và các sản phẩm dầu mỏ sẽ bị cấm vận vào tháng 2/2023.
Biểu tượng OPEC tại toà trụ sở ở Vienna, Áo ngày 5/10. Ảnh: THX/TTXVN
Sau quyết định của OPEC , giá dầu thế giới đã tăng lên. Cụ thể, vào cuối phiên giao dịch ngày 5/10 tại thị trường New York, giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 1,24 USD (1,4%), lên 87,76 USD/thùng, Trong khi đó, tại thị trường London, giá dầu Brent Biển Bắc giao kỳ hạn cũng tăng 1,57 USD (1,7%), lên 93,37 USD/thùng.
Trong những tuần gần đây, giá dầu thế giới giảm giá xuống mức của thời điểm trước khi nổ ra cuộc xung đột ở Ukraine do lo ngại kinh tế toàn cầu suy giảm. Tuy nhiên, trong những ngày gần đây, giá dầu tăng trở lại dựa trên dự báo OPEC sẽ cắt giảm sản lượng.
Phản ứng trước quyết định của OPEC , ngày 5/10, Nhà Trắng cho biết thất vọng về động thái này, Tổng thống Mỹ Joe Biden đang kêu gọi Chính phủ và Quốc hội Mỹ tìm cách đẩy mạnh sản xuất năng lượng trong nước, đồng thời làm suy giảm khả năng kiểm soát giá năng lượng của OPEC.
Ngoài ra, tuyên bố của Nhà Trắng cũng cho rằng việc OPEC quyết định cắt giảm sản lượng ở mức 2 triệu thùng/ngày là thiển cận. Tổng thống Biden sẽ ra lệnh xuất thêm dầu từ Kho dữ trự dầu mỏ chiến lược (SPR) để phản ứng.
Lý do kế hoạch áp đặt giá trần với dầu Nga không khả thi Mỹ đang tích cực nghiên cứu đề xuất giới hạn giá dầu Nga ở mức trong khoảng 40 - 60 USD/thùng. Tổng thống Mỹ Joe Biden lần đầu tiên đưa ra ý tưởng này tại hội nghị thượng đỉnh của Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới G7 vào tháng trước, nhưng các chuyên gia cho rằng kế hoạch...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nhật Bản thay đổi cách tiếp cận về hiệp ước hòa bình với Nga

GDP bang California Mỹ vượt Nhật Bản, trở thành nền kinh tế lớn thứ tư thế giới?

Mở cửa xuyên đêm phục vụ viếng Giáo hoàng Francis

Crimea thành tâm điểm tranh cãi Mỹ - Ukraine

Tổng thống Trump: Ukraine muốn gia nhập NATO là yếu tố châm ngòi cho xung đột

Israel chỉ trích Tây Ban Nha vì hủy hợp đồng mua đạn trị giá 6,6 triệu euro

Chủ tịch Ủy ban châu Âu hy vọng gặp Tổng thống Trump bên lề lễ tang Giáo hoàng Francis

Tướng cấp cao quân đội Liên bang Nga thiệt mạng trong vụ đánh bom xe gần Moskva

Hàn Quốc có khả năng hạ lãi suất về mức 1,75%

Nga tiếp tục tấn công vào Ukraine, khiến 3 người chết

Cuộc chiến nguy hiểm hơn đang rình rập nước Mỹ phía sau chính sách thuế quan

Du khách Nga lách lệnh cấm thị thực, tiếp tục du lịch khắp châu Âu
Có thể bạn quan tâm

Đối thủ của Mazda CX-5, Hyundai Tucson giảm giá về mức ngang Mitsubishi Xforce
Ôtô
06:17:33 26/04/2025
Moto Morini X-Cape 700 trình làng - 'siêu phẩm' mô tô từ Ý, dành riêng dân phượt hạng nặng!
Xe máy
06:15:10 26/04/2025
Lo ngại gia tăng các ca sốt rét ngoại lai
Sức khỏe
05:56:07 26/04/2025
30 mâm cơm cho mẹ bỉm sau sinh: bổ dưỡng, ngon miệng, dễ làm
Ẩm thực
05:49:54 26/04/2025
TP. Pleiku: Xuất hiện mưa đá sau đợt nắng nóng kéo dài
Tin nổi bật
05:35:28 26/04/2025
Cả nhà háo hức cho chuyến đi du lịch thì bỗng nhiên chồng tôi hủy hết lịch trình để ở nhà đưa cô bạn thân đi... nâng ngực
Góc tâm tình
05:34:47 26/04/2025
Có gì bên trong "ly cà phê" giá 150 triệu đồng của hôn thê tỷ phú Amazon?
Thời trang
00:17:15 26/04/2025
Vụ đường dây thuốc giả ở Thanh Hóa: Phát hiện nhiều cửa hiệu bán thuốc giả
Pháp luật
00:01:37 26/04/2025
Clip hot: Sao nhí Vbiz mới 14 tuổi đã được ví như đại minh tinh, một lọn tóc bay cũng thành "mỹ cảnh nhân gian"
Hậu trường phim
23:55:41 25/04/2025
HOT: "Nàng cỏ" Goo Hye Sun công khai con trai bí mật?
Sao châu á
23:26:52 25/04/2025