Trước giờ giao dịch 29/10: Kiểm định lại ngưỡng 885-890 điểm
Theo SSI, phiên giao dịch tiếp theo, đà giảm có khả năng còn tiếp tục và chỉ số sẽ kiểm định ngưỡng hỗ trợ 885-890 một lần nữa.
Quốc tế
Đóng cửa phiên giao dịch ngày thứ Sáu, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 296,24 điểm tương đương 1,2% xuống 24.688,31 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 46,88 điểm tương đương 1,7% xuống 2.658,69 điểm. Chỉ số Nasdaq giảm 151,12 điểm tương đương 2,1% xuống 7.167,21 điểm.
Tính cả tuần, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 3%; chỉ số S&P 500 giảm 3,9%; chỉ số Nasdaq giảm 3,8%. Tính từ đầu tháng 10/2018 đến nay, chỉ số S&P 500 giảm 8,8%; chỉ số Dow Jones mất 6,7% còn chỉ số Nasdaq giảm 11%.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày thứ Sáu trên thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao kỳ hạn tháng 12/2018 tăng 26 cent tương đương 0,4% lên 67,59USD/thùng. Trong phiên đã có lúc giá dầu giảm xuống mức 66,20USD/thùng. Tính cả tuần, giá dầu thô Mỹ giảm 2,4%.
Thị trường London, giá dầu Brent tăng 73 cent tương đương gần 1% lên 77,62USD/thùng. Giá dầu như vậy giảm 2,7% so với 1 tuần trước.
Tin kinh tế trong nước
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ khẳng định, Chính phủ nhất quán chính sách ổn định giá trị đồng tiền. “Nhân đây, chúng tôi báo cáo là Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ chưa bao giờ và sẽ không bao giờ có chủ trương phá giá đồng tiền của chúng ta để hỗ trợ cho xuất khẩu”.
Doanh nghiệp và chứng khoán
TCT CP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PVS): Doanh thu hợp nhất quý III đạt 3.703 tỷ đồng, tăng 16,2%. Lợi nhuận sau thuế hợp nhất của PVS đạt 189,7 tỷ đồng, tăng 167% so cùng kỳ năm trước. Phần lợi nhuận ròng của cổ đông công ty mẹ đạt 222 tỷ, gấp đôi quý III/2017. Công ty lý giải lợi nhuận sau thuế quý III tăng mạnh nhờ kết quả kinh doanh của dịch vụ cơ khí dầu khí cao hơn và chi phí quản lý thấp hơn cùng kỳ.
Lũy kế 9 tháng, doanh thu công ty tăng nhẹ lên 11.368 tỷ đồng nhưng lãi ròng giảm 20,5% xuống 567,3 tỷ đồng. Như vậy, công ty đã thực hiện được 87% kế hoạch doanh thu và vượt nhẹ kế hoạch 560 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế hợp nhất.
CTCP Dịch vụ Tổng hợp Sài Gòn (SVC): Quý III, tổng doanh thu tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước, đạt 3.492 tỷ đồng, trong khi doanh thu bán hàng sụt giảm 48 tỷ đồng thì doanh thu cung cấp dịch vụ tăng 70 tỷ đồng.
Lũy kế 9 tháng, công ty đạt doanh thu thuần 9.631,7 tỷ đồng, giảm 5%; lãi sau thuế 190 tỷ, gấp 2 lần cùng kỳ năm trước; phần lãi thuộc cổ đông công ty mẹ 112,5 tỷ đồng và EPS ghi nhận 4.226 đồng. Với kết quả này, Savico đã vượt 36% kế hoạch lợi nhuận sau thuế nhưng mới thực hiện 68% kế hoạch doanh thu năm.
CTCP Đầu tư Thế giới di động (MWG): 9 tháng doanh thu thuần hợp nhất đạt 65.478 tỷ đồng, doanh thu online đạt 8.852 tỷ đồng, tăng lần lượt 37% và 123%. Lãi ròng hợp nhất đạt 2.187 tỷ đồng, cao hơn 34% so với cùng kỳ năm 2017.
Video đang HOT
CTCP Xây dựng Phục Hưng Holdings (PHC) quý III/2018, doanh thu thuần tăng trưởng 29%. LNST giảm 15% so với cùng kỳ xuống mức 4 tỷ đồng. Tính chung trong 9 tháng đầu năm, cả doanh thu và lợi nhuận của PHC đều đạt mức tăng trưởng cao. So với cùng kỳ, doanh thu thuần tăng 68%, đạt 1,340 tỷ đồng và LNST tăng 51%, đạt 17 tỷ đồng.
Phái sinh
Cả 4 HĐTL quay đầu giảm điểm với hợp đồng VN30F1811 giảm mạnh nhất (-1,86%) xuống 870 điểm, hiện thấp hơn 11,06 điểm so với chỉ số cơ sở. Tổng thanh khoản trên thị trường phái sinh tiếp tục gia tăng với 192.811 hợp đồng được khớp lệnh trong phiên, tăng 4% so với phiên liền trước.
Chiến lược đầu tư
Theo SSI, phiên giao dịch tiếp theo, đà giảm có khả năng còn tiếp tục và chỉ số sẽ kiểm định ngưỡng hỗ trợ 885-890 một lần nữa.
MAI HƯƠNG
Theo bizlive.vn
Đã có "thầy thuốc" để "đo sức khỏe" của các trường đại học
GS.TS Nguyễn Hữu Đức, Phó Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội cho biết: "Triển khai kiểm định chất lượng đại học là chúng ta có thêm những "thầy thuốc" để "đo sức khỏe" của các trường đại học trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam. Từ đó, chúng ta có thể biết vị thế chúng ta ở đâu và cần làm gì để thúc đẩy quá trình phát triển".
Chức năng quan trọng của trường đại học là nghiên cứu để nâng cao chất lượng đào tạo và dẫn dắt hoạt động đổi mới sáng tạo, từ đó là động lực phát triển cho sự phát triển.
Đại học chỉ quan tâm đến dạy và học... thì chỉ là phổ thông cấp 4
Sau 5 năm triển khai Nghị quyết 29, giáo dục đại học của Việt Nam đã thực sự đổi mới tiệm cận với thế giới. Những bước tiến mới trên các bảng xếp hạng quốc tế cho thấy, giáo dục đại học đã mạnh dạn đặt mình trong sân chơi lớn và sẵn sàng thay đổi, hoàn thiện để bước vào cuộc "sát hạch" mang tên: Tự chủ đại học.
Trao đổi với phóng viên, GS.TS Nguyễn Hữu Đức, Phó Giám đốc ĐHQGHN cho biết, sau 5 năm thực hiện Nghị quyết 29, có thể nói ngành giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học đã làm rất nhiều việc. Tuy nhiên, tôi đánh giá cao hai vấn đề: Một là kiểm định chất lượng và xếp hạng đại học, hai là nghiên cứu khoa học trong các trường đại học.
Về kiểm định chất lượng và xếp hạng đại học, đây là điểm ngành Giáo dục rất quan tâm và là điểm nhấn rất đúng. Vì là điểm nhấn nên kiểm định chất lượng giáo dục đại học thời gian qua đã có những chuyển biến rất tốt.
Nếu chúng ta theo dõi sẽ thấy, nhiều chủ trương dù vừa nhắc, vừa giục, vừa thúc vẫn không có nhiều chuyển biến nhưng chủ trương về kiểm định chất lượng mới triển khai trong 2 năm đã nhận được sự quan tâm, khởi động của hầu hết các trường đại học. Chỉ trong 2 năm đã có trên 110 trường đại học tham gia kiểm định chất lượng.
GS.TS Nguyễn Hữu Đức cho rằng, triển khai kiểm định chất lượng đại học cho chúng ta có thêm những "thầy thuốc" để "đo sức khỏe" của các trường đại học trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam. Từ đó, chúng ta có thể biết vị thế chúng ta ở đâu và cần làm gì để thúc đẩy quá trình phát triển.
Nhìn sâu sắc hơn phải nói rằng trong một thời gian rất lâu, khoa học giáo dục và đặc biệt là khoa học quản lý giáo dục của chúng ta còn nhiều bất cập.
Các nhà quản lý giáo dục Việt Nam, đặc biệt là lãnh đạo các trường đại học chủ yếu là quản lý đại học với tư duy khoa học cơ bản, việc quản trị đại học còn yếu. Chúng ta triển khai kiểm định chất lượng với cách quản trị đại học rất rõ đã giúp các nhà lãnh đạo đại học có công cụ quản trị đại học, quản trị theo chất lượng, quản trị theo mục tiêu, từ đó việc dẫn dắt đại học trở nên dễ dàng hơn.
Nội dung thứ hai tôi tâm đắc chính là nghiên cứu trong các trường đại học. Nếu chúng ta cứ theo đường cũ, đại học chỉ quan tâm đến dạy và học thì chúng ta mới chỉ có đại học phổ thông cấp 4.
Chức năng quan trọng của trường đại học là nghiên cứu để nâng cao chất lượng đào tạo và dẫn dắt hoạt động đổi mới sáng tạo, từ đó là động lực phát triển cho sự phát triển. Nhờ vậy nên trong thời gian vừa qua, giáo dục đại học Việt Nam có chuyển biến rất quan trọng về chất và về cả nội hàm và bản chất.
GS.TS Nguyễn Hữu Đức
Được biết, sau 5 năm thực hiện Nghị quyết 29 về Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo trong giáo dục đại học, Việt Nam đã có bước "nhảy vọt" trong bố quốc tế. Ý kiến của ông về kết quả này như thế nào?
GS TS Nguyễn Hữu Đức: Luận điểm này rất dễ minh chứng, ví dụ như Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) lúc mới thành lập, năm 1993-1995, mỗi năm, cả ĐHQGHN chỉ có 10 bài báo đăng trên tạp chí quốc tế. Nhưng sau 25 năm, bây giờ mỗi năm giảng viên trong trường đã xuất bản được gần 600 bài báo đăng trên tạp chí quốc tế.
Nếu nói về cả nước thì so sánh trong thời gian gần đây từ 2011-2014, chúng ta có khoảng 10.000 bài báo, nhưng 2 năm 2016-2017, chúng ta đã công bố gần 15.000 bài báo công bố trên tạp chí quốc tế.
Khi nói về công bố quốc tế, người ta nghĩ những bài báo đó là những công trình của các nghiên cứu viên của các viện nghiên cứu nhưng trong khảo sát của chúng tôi, gần 60% các bài báo công bố quốc tế của Việt Nam lại xuất phát từ các trường đại học. Điều đó chứng tỏ rằng các trường đại học Việt Nam đã nghiên cứu và đóng góp rất cơ bản chứ không phải các nghiên cứu từ các viện.
Một thông tin nữa chúng tôi so sánh, mức độ công bố quốc tế của chúng ta so sánh tương đương với mức độ công bố quốc tế của Philippin, Thái Lan, nhưng khi nhìn vào chất lượng của từng công bố, tức là bài báo có được trích dẫn nhiều không, được các nhà khoa học nước ngoài, các doanh nghiệp quan tâm nhiều không thì tỉ lệ trích dẫn của các bài báo ở Việt Nam rất cao.
Thêm một thông tin nữa tôi muốn bổ sung nói về vai trò của các giảng viên trong trường đại học công bố quốc tế. Trong thời gian vừa qua, Bộ Khoa học và Công nghệ có trao giải thưởng Tạ Quang Bửu - một giải thưởng rất danh giá và được các nhà khoa học quan tâm, có đến 75% các giảng viên là các nhà khoa học từ các trường đại học được giải thưởng đó. Đây là những nỗ lực rất đáng ghi nhận.
Phải là giao quyền tự chủ cao nhất cho các giảng viên
Tự chủ đại học từ lâu đã được khẳng định là xu thế tất yếu và thời gian qua tự chủ đại học ở Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể. Tuy nhiên, quá trình thực hiện tự chủ trong thực tế vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc. Theo ông, Bộ GD&ĐT cần có những giải pháp gì để tháo gỡ?
GS TS Nguyễn Hữu Đức: Nói đến tự chủ đại học, nhiều người chỉ nghĩ đến vai trò của Bộ GD&ĐT và các trường đại học thôi nhưng khi đã liên quan đến các quy định về pháp luật thì vấn đề này mang tính hệ thống rất cao. Cho nên không chỉ Bộ GD&ĐT và các trường đại học tự giải quyết được.
Có 3 điểm tôi quan tâm là khi nói đến tự chủ đại học. Trước hết về phía quản lý nhà nước, một số cơ quan quản lý vẫn cho rằng, tự chủ đại học là tự chủ luôn kinh phí - đây là quan điểm chưa đúng và nếu hiểu như thế tự chủ đại học càng khó khăn hơn. Vấn đề ở đây là thay đổi cách quản lý và phân bổ kinh phí sao cho hiệu quả. Vì vậy, về phía các cơ quan quản lý, Bộ GD&ĐT cũng như các Bộ, ngành liên quan cần phải giải quyết được vấn đề này.
Đối với các trường đại học, khi cho tự chủ, các trường phải phát triển tự chủ một cách toàn diện: tự chủ trong học thuật, tự chủ trong tài chính, tự chủ về nhân sự. Nhưng hiện nay có một xu hướng khi được giao tự chủ một số trường vẫn quan tâm tới việc tăng học phí thế nào, tăng quy mô đào tạo ra sao. Các trường khi thực hiện tự chủ cũng cần phải xác định là tự chủ phải đi liền với việc sử dụng ngân sách nhà nước và các nguồn thu của nhà trường sao cho hợp lý và hiệu quả trong phát triển giáo dục, phát triển nghiên cứu, sở hữu trí tuệ và đổi mới sáng tạo.
Chúng ta hay nghĩ tự chủ là giao nhiều quyền cho Hiệu trưởng nhưng để đại học phát triển tốt nhất thì tự chủ phải là giao quyền tự chủ cao nhất cho các giảng viên, cho các nhà khoa học. Khi giảng viên có quyền tự chủ cao lúc đó năng lực mới được giải phóng và sức sáng tạo khoa học mới được nâng cao, chất lượng đào tạo mới được giải quyết một cách trọn vẹn.
Đại học muốn hội nhập quốc tế phải thực hiện kiểm định chất lượng và xếp hạng
Thực tế hiện nay, giáo dục đại học vẫn còn nhiều bất cập như chương trình đào tạo còn xa thực tế, liên thông yếu nên tính hướng nghiệp còn hạn chế... Theo ông đâu là nguyên nhân của những hạn chế này?
GS TS Nguyễn Hữu Đức: Đây là những hạn chế đã được nhắc khá nhiều, tuy nhiên, để giải quyết được những hạn chế này không chỉ có vai trò của các trường đại học mà cần nhìn nhận trong mối quan hệ rất lớn của các bên liên quan, của các nhà tuyển dụng.
Vấn đề chúng ta đang đề cập là vấn đề giữa cung và cầu, có một giai đoạn các doanh nghiệp của Việt Nam làm sản xuất không dựa trên khoa học công nghệ mà chủ yếu làm dịch vụ hay những lao động đơn giản nên học không cần nhiều lao động có trình độ đại học, không đặt hàng cho đại học, không thúc giục đại học phải chuyển đổi. Khi đại học không dựa trên đặt hàng nào thì đơn thuần là "đại học vị đại học" thôi, có gì dạy nấy, dạy những gì chúng ta có mà không phải dạy những gì xã hội cần.
Nhưng bây giờ một giai đoạn mới đã mở ra, doanh nghiệp làm theo kiểu cũ sẽ không tồn tại và phát triển được, họ cần dựa vào đổi mới sáng tạo, dựa trên công nghệ mới. Trường đại học thấy rằng cách đào tạo như cũ sẽ không đáp ứng được yêu cầu của xã hội và cần thay đổi. Khi cả hai bên cùng nhìn lại, cùng thay đổi cách hoạt động của mình thì những hạn chế đặt ra hiện nay về tính thực tế, hướng nghiệp trong đào tạo đại học sẽ từng bước được giải quyết.
Nhìn lại và đánh giá kết quả những như những hạn chế của giáo dục đại học sau 5 năm thực hiện NQ 29, theo ông, chúng ta rút ra được những kinh nghiệm gì cho chặng đường đổi mới tiếp theo?
GS TS Nguyễn Hữu Đức: Đổi mới rất cần thiết, khi nói đến đổi mới ai cũng nói ủng hộ nhưng khi triển khai đổi mới rất khó khăn, số người không ủng hộ trong triển khai không phải là ít, lí do là bởi quan điểm khác nhau. Chúng ta phải khẳng định, những gì giáo dục đại học làm được hôm nay là do chúng ta hội nhập đúng, dù thế nào giáo dục đại học phải hội nhập quốc tế, chuẩn hóa và hiện đại hóa.
Tôi rất quan tâm đến kiểm định chất lượng và xếp hạng đại học, vừa mới hôm nay đây, bảng xếp hạng QS đã công bố bảng xếp hạng các trường đại học khu vực Châu Á năm 2019. Lần đầu tiên Việt Nam có 7 trường được xếp hạng trong danh sách này. Nếu nhớ lại năm 2014, Việt Nam mới có duy nhất ĐHQGHN lọt vào danh sách này và ở vị trí ngoài top 200, thì sau 5 năm mạnh dạn hội nhập, xếp hạng đại học của Việt Nam đã có bước tiến rất xa.
Tôi cho rằng, nếu theo đuổi định hướng hội nhập, chuẩn hóa và hiện đại hóa thì giáo dục đại học của Việt Nam sẽ có những bước tiến mới, đúng, trúng và sẽ nhanh.
Xin trân trọng cám ơn GS!
Nhật Hồng
Theo Dân trí
Nhận định thị trường ngày 8/10: 'Kiểm định vùng hỗ trợ 996-1003 điểm' Dưới đây là nhận định của một số công ty chứng khoán về diễn biến giao dịch ngày 8/10/2018. Kiểm định vùng hỗ trợ 996-1003 điểm (Công ty Chứng khoán Bảo Việt - BVSC) VN-Index có tuần điều chỉnh sau 3 tuần liên tiếp tăng điểm. Chỉ số đang gặp phải lực cản mạnh tại vùng kháng cự 1024-1027 điểm. Trong các phiên...