Trước giờ giao dịch 23/7: Nên giảm tỷ trọng với các cổ phiếu yếu
Nên cẩn trọng với nhóm cổ phiếu yếu, có phản ứng tiêu cực hơn mức mà thị trường đang hứng chịu và nên giữ với những cổ phiếu còn nền giá và mức giá giảm cũng như thanh khoản đi kèm ở mức thấp.
Quốc tế
Chỉ số Dow Jones tăng 165,44 điểm, khoảng 0,6% và đóng cửa tại mức 27.005,84. Chỉ số S&P 500 tăng 0,6%, trong khi đó chỉ số Nasdaq tăng 0,2% lên mức 10.706,13 điểm.
Chính phủ Mỹ đã đồng ý trả cho Pfizer và đối tác Đức là BioNTech gói kinh phí $1,95 tỷ USD để nhận về 100 triệu liều vắc-xin chữa Covid-19, nếu vắc-xin này được chứng minh là an toàn và hiệu quả. Động thái này phần nào khiến cho tác động từ Covid-19 giảm mạnh so với làn sóng lây nhiễm đầu tiên.
Chính quyền Pháp vừa nói với các công ty viễn thông đang có kế hoạch mua thiết bị 5G của Huawei, rằng họ sẽ không thể gia hạn giấy phép cho những thiết bị này khi chúng hết hạn – một cách hiệu quả để đẩy gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc khỏi mạng di động nước này, Reuters dẫn tin từ ba nguồn thân cận.
Tin kinh tế trong nước
Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 1900/QĐ-BCT về việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá chính thức đối với một số sản phẩm plastic và sản phẩm bằng plastic được làm từ các polyme từ propylen (tên thường gọi là màng BOPP) có xuất xứ từ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Vương quốc Thái Lan và Malaysia.
Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP) cho biết tháng 6/2020, xuất khẩu (XK) tôm Việt Nam đạt 349,9 triệu USD, tăng 19,2% so với tháng 6/2019. Đây là mức tăng trưởng tốt nhất kể từ tháng 3/2020.
Video đang HOT
CTCP Công nghiệp Cao su Miền Nam (CSM): chi trả cổ tức 2019 bằng tiền mặt. Tỷ lệ 5%, thời gian chi trả 28/8. Ngày giao dịch không hưởng quyền 30/7, ngày đăng ký cuối cùng 31/7.
CTCP Phân bón và Hóa chất Dầu khí (DPM): thành viên HĐQT độc lập Lê Minh Hồng đã nộp đơn xin từ nhiệm ngày 21/7.
CTCP Dược Hậu Giang (DHG) quý II/2020 với doanh thu thuần giảm 15,9% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 820,3 tỷ đồng. Dù doanh thu trong quý giảm, nhưng lợi nhuận vẫn tăng so với cùng kỳ. Cụ thể, lợi nhuận sau thuế quý 2 ghi nhận đạt 185,7 tỷ đồng, tăng 6,3% so với lợi nhuận đạt được quý 2 năm ngoái. EPS đạt 1.366 đồng/cổ phiếu.
CTCP Cơ điện Lạnh (REE) Ông Nguyễn Ngọc Thái Bình, Thành viên Hội đồng quản trị của REE thông báo đăng ký mua vào 3 triệu cổ phiếu REE. Giao dịch dự kiến thực hiện từ ngày 27/07/2020 đến ngày 21/08/2020, nếu giao dịch thành công, ông Bình sẽ tăng tỷ lệ sở hữu tại REE từ 0,99% lên mức 1,96%.
CTCP Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS) lợi nhuận sau thuế quý II ghi nhận đạt 219,5 tỷ đồng, gấp gần 4 lần cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế 6 tháng 2020, lợi nhuận sau thuế đạt mức 266 tỷ đồng, tăng 132,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
CTCP Địa ốc Long Điền (LDG): Trong phiên sáng nay (22/7), LDG xuất hiện giao dịch thỏa thuận hơn 40,5 triệu cổ phiếu, giá trị giao dịch gần 249,6 tỷ đồng, tương đương 16,89% vốn cổ phần LDG. Được biết, nhóm cổ đông Tập đoàn Đất Xanh (DXG) đăng ký chuyển nhượng toàn bộ 88 triệu cổ phiếu LDG của Công ty cổ phần Đầu tư LDG trong thời gian từ ngày 22/7 đến 21/8/2020.
CTCP Phát triển Đô thị Công nghiệp số 2 (D2D) vừa công bố BCTC quý II/2020 (hợp nhất) với mức lãi ròng tăng đến 130% so với cùng kỳ. Được biết, doanh thu hoạt động tài chính tăng đáng kế (chủ yếu là lãi tiền gửi, tiền cho vay), gấp 3 lần cùng kỳ, đạt 87 tỷ đồng đã khiến cho lợi nhuận thuần từ HĐKD của Công ty tăng cao, đạt 126 tỷ đồng.
Phái sinh
Phái sinh nếu có thêm thời gian trong phiên chiều qua thì có lẽ sẽ không đóng cửa ở mức tệ. Với điểm dừng tại 792, hỗ trợ 790 đang được coi là vùng hỗ trợ chính lúc này. Đây là mức hỗ trợ mạnh do đó trường hợp nó bị xuyên phá thì kịch bản điều chỉnh ngắn hạn sẽ không còn giữ ở tính chất lành mạnh nữa. Câu trả lời có lẽ sẽ có ngay trong phiên hôm nay.
Chiến lược đầu tư
Theo HSC, kiểm soát rủi ro cho danh mục được đặt lên hàng đầu. Trong đó, chú ý cẩn trọng với nhóm cổ phiếu yếu, có phản ứng tiêu cực hơn mức mà thị trường đang hứng chịu và nên giữ với những cổ phiếu còn nền giá và mức giá giảm cũng như thanh khoản đi kèm chỉ ở mức thấp. Nhóm mua vào cần chờ thêm tín hiệu phản kháng từ các cổ phiếu trụ đang chịu áp lực bán ngắn hạn từ đó mới xem xét mở vị thế với danh mục tiềm năng.
Áp lực bán chưa dứt, VN-Index có thể kiểm định mốc 900 điểm
VCSC nhận định tuần mới, VN-Index sẽ kiểm định lại hỗ trợ ngắn hạn quan trọng tại 925 điểm. Nếu phá vỡ ngưỡng hỗ trợ này, VN-Index có thể sẽ giảm xuống các mức thấp hơn để kiểm định hỗ trợ trung hạn gần nhất quanh 900 điểm.
Áp lực bán chưa dứt, VN-Index có thể kiểm định mốc 900 điểm
Phiên cuối tuần qua, thị trường biến động khá mạnh theo chiều hướng tiêu cực. VN-Index đóng cửa tại 933,09 điểm (giảm 5,04 điểm, tương đương 0,54%). HNX-Index giảm mạnh hơn (1,49 điểm, tương đương 1,36%), kết thúc ngày tại 108,09 điểm. Thanh khoản giảm nhẹ trên cả hai sàn. Số cổ phiếu giảm điểm áp đảo số cổ phiếu tăng điểm.
Phiên giảm điểm diễn ra trên diện rộng, tác động tiêu cực tới hầu hết các cổ phiếu vốn hóa lớn, vừa và nhỏ.
Nhiều cổ phiếu Ngân hàng chịu làn sóng chốt lời và giảm mạnh như CTG (-3,9%), BID (-3,5%), ACB (-2,7%), MBB (-2,1%), TCB (-1,7%) ... Một số ít cổ phiếu khác tỏ ra mạnh vượt trội và vẫn đóng cửa tăng điểm là VIB ( 3,3%) và VPB ( 0,9%).
Trong nhóm VN30, có hai cổ phiếu lớn là VNM ( 2%), MSN ( 3,7%) bất ngờ trỗi dậy mạnh mẽ sau nhiều phiên trầm lắng. Phía giảm điểm còn có một số cổ phiếu đáng chú ý như ROS (-6,6%), FPT (-2%), PNJ (-1,8%), REE (-1,8%) ...
Nhóm Bất động sản tiếp tục sôi động và có sự phân hóa mạnh. Những cổ phiếu như TIG ( 8,8%), SJS ( 5,7%), NHA ( 5%), NDN ( 3,2%), DXG ( 2,4%) ... tăng điểm tốt nhưng số cổ phiếu giảm lại nhiều hơn, điển hình như CSC (-10%), HQC (-5,3%), CCL (-3,4%), HPX (-3,2%), IDJ (-2,8%), LDG (-2,7%), SZL (-2,5%), NLT (-2,3%), CEO (-2,3%) ...
Khối ngoại nối dài chuỗi phiên bán ròng trên HoSE lên con số 9, với giá trị 117 tỷ, tập trung vào E1VFVN30 (-50 tỷ), BID (-40 tỷ), PVD (-15,4 tỷ), PC1 (-12,2 tỷ) ... Phía mua ròng là những cổ phiếu như VNM ( 13,2 tỷ), VIC ( 11,2 tỷ), HPG ( 93 tỷ), VRE ( 6,4 tỷ) ...
Theo góc nhìn của Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), các chỉ số đang tiếp tục gặp khó khăn trước các ngưỡng kháng cự quan trọng. Dù vậy, VDSC cho rằng tuy không dễ dàng nhưng cơ hội đầu tư vẫn đang hiện hữu trên thị trường và việc giải ngân có chọn lọc có thể tiến hành trong các nhịp điều chỉnh.
Trên quan điểm phân tích kỹ thuật, Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC) dự báo trong phiên giao dịch tới, cấu trúc đảo chiều Hammer tại VN30 có thể tiếp tục thúc đẩy áp lực chốt lời từ nhóm vốn hóa lớn, đặc biệt là các cổ phiếu Ngân hàng.
VCSC nhận định tuần mới, VN-Index sẽ kiểm định lại hỗ trợ ngắn hạn quan trọng tại 925 điểm. Nếu phá vỡ ngưỡng hỗ trợ này, VN-Index có thể sẽ giảm xuống các mức thấp hơn để kiểm định hỗ trợ trung hạn gần nhất quanh 900 điểm.
Trong khi đó, Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) thì dự báo tuần mới, thị trường sẽ điều chỉnh vào đầu tuần trước khi hồi phục trở lại về cuối tuần.
"Về tổng thể, VN-Index vẫn sẽ dao động trong kênh giá đi ngang được giới hạn bởi cận dưới 920-925 điểm và cận trên 940-943 điểm trong ngắn hạn. Chỉ số có thể sẽ cần thêm thời gian tích lũy trước khi có thể kỳ vọng bứt phá thành công qua cận trên của kênh giá này và bước vào nhịp tăng điểm mới trong ngắn hạn", chuyên gia của BVSC cho hay.
BVSC nhấn mạnh thêm, điểm tiêu cực hiện tại vẫn là áp lực bán ròng của khối ngoại chưa có dấu hiệu dừng lại. Thêm vào đó, trong tuần mới, thị trường chung và nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn có thể sẽ bị biến động mạnh về cuối tuần do hoạt động tái cơ cấu danh mục của các quỹ đầu tư theo các bộ chỉ số của MSCI Frontier Market.
Thanh Long
Theo vietnamfinance.vn
Khối ngoại liên tục thỏa thuận hàng nghìn tỷ đồng cổ phiếu VPBank Tính từ đầu năm 2020, cổ phiếu VPB đã tăng gần 47% lên mức 28.800 đồng/cổ phiếu, cao nhất trong vòng hơn 1 năm trở lại đây. Ảnh minh họa. Chi hơn 200 tỷ đồng mua cổ phiếu, Quỹ đầu tư từ Cayman Island trở thành cổ đông lớn VPBank Quỹ đầu tư Composite Capital Master Fund LP đến từ "thiên đường thuế"...