Trước giờ giao dịch 18/8: Cung cầu đang có xu hướng hạn chế giao dịch trong tuần đáo hạn phái sinh
Trong tuần đáo hạn phái sinh, thanh khoản thị trường vẫn khá lẹt đẹt.
Quốc tế
Chỉ số Dow Jones giảm 0,31%, khoảng 86,11 điểm về mức 27.844,91. Chỉ số S&P 500 tăng 9,14 điểm, khoảng 0,27% lên mức 3.381,99 điểm. Trong khi đó, chỉ số Nasdaq tăng đến 110,42 điểm, 1% lên mức kỷ lục mới.
Vùng điểm cao nhất lịch sử của chỉ số SP500 đang là bước cản lớn nhất cho chỉ số lúc này. Mỗi khi chỉ số chạm đến, áp lực bán ra lại xuất hiện đẩy giá lùi về thấp hơn 0,1%. Hiện tượng này thật sự hiếm có trên thị trường khi lần đầu tiên đà tăng của chỉ số mang tính dẫn dắt toàn cầu gặp phải trở ngại tâm lý duy trì nhiều phiên. Nhưng nhìn về yếu tố cơ bản, chính sự thiếu thông tin dẫn dắt và lực đẩy (hoãn cuộc họp Mỹ – Trung Quốc, chưa đưa ra được gói kích thích kinh tế mới) đã khiến cho nhà đầu tư chưa thể quyết đoán hơn.
Tin kinh tế trong nước
Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 cho biết, sáng 18/8 đã ghi nhận 7 ca mắc mới, trong đó có 6 ca lây nhiễm trong cộng đồng gồm: 3 ca tại Quảng Nam, 2 ca tại Hải Dương và 1 ca tại Hà Nội; 1 ca nhập cảnh được cách ly ngay tại Cần Thơ.
Chứng khoán và doanh nghiệp
Video đang HOT
Công ty Đầu tư Thế Giới Di Động (MWG) vừa có buổi báo cáo về tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Theo chia sẻ của đại diện công ty, doanh thu tháng 7 đạt hơn 8.600 tỷ đồng, giảm 7% so với cùng kỳ nhưng tăng 6% so với tháng 6 nhờ cải thiện doanh thu ở tất cả các chuỗi.
CTCP Tập đoàn Đất Xanh (DXG) vừa công bố BCTC soát xét, ghi nhận lỗ ròng hơn 488 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm, trong khi con số này ở BCTC tự lập có lãi hơn 38 tỷ đồng. Trong đó, LNST hợp nhất chuyển từ khoản lãi trăm tỷ sang thua lỗ gần 374 tỷ đồng. Nguyên nhân theo DXG là do trong quá trình kiểm toán, công ty kiểm toán xác định khoản chuyển nhượng toàn bộ cổ phần tại CTCP Đầu tư LDG (LDG) là sự kiện phát sinh sau niên độ.
CTCP Bất động sản Netland (NRC) vừa công bố BCTC hợp nhất bán niên 2020 với 83 tỷ đồng doanh thu thuần và 36 tỷ đồng lãi ròng trong quý II, lần lượt giảm 34% và tăng 25% so với cùng kỳ. Theo giải trình của Công ty, việc tăng trưởng lợi nhuận chủ yếu đến từ ghi nhận phí phát triển dự án giữa Danh Khôi Holdings và Netland cũng như phí môi giới dự án Nhơn Hội và dự án Barya Citi.
CTCP FPT (FPT) Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) vừa thông báo đã thực hiện chuyển quyền sở hữu của FPT với ngày có hiệu lực là ngày 14/08/2020. Macquarie Bank Limited vừa thực hiện chuyển quyền sở hữu hơn 709 ngàn cổ phần của mình cho 2 bên là Aberdeen Standard Sicav I – Asian Smaller Companies Fund và Emerging Markets Smaller Companies Fund, A Series Of The Aberdeen Institutional Commingled Funds, LLC.
Phái sinh
Phiên mục tiêu test 780 đã thực hiện tốt và tiếp tục chinh phục cản mạnh gần nhất sẽ tập trung vào vùng 795. Duy trì khuyến nghị đóng vị thế với kỳ hạn Tháng 8 và chờ biến động xu thế để dần giao dịch với kỳ hạn tiếp theo.
Chứng quyền chịu áp lực bán trên toàn thị trường với thanh khoản tăng mạnh. Nhà đầu tư ngoại vẫn bền bỉ bán ròng với CW của STB & VIC.
Chiến lược đầu tư
Theo HSC, khi lực Cầu đứng ngoài thì các ngưỡng hỗ trợ vững đến mấy cũng sẽ dần suy yếu và tạo điều kiện cho áp lực Bán quay trở lại. Tín hiệu xác nhận xu thế thoái lui của dòng tiền và sụp đổ của nền giá sẽ là dấu chấm hết cho những kỳ vọng duy trì đà tăng hiện tại. Rất may là điều này chưa xảy ra và trong tuần đáo hạn phái sinh, có lẽ thận trọng là không thừa với cả 02 chiều mua & bán!
Nasdaq thiết lập đỉnh cao lịch sử mới, giá vàng tăng vọt trở lại
Bất chấp các dữ liệu kinh tế tiêu cực, Nasdaq vẫn thiết lập đỉnh cao lịch sử mới, trong khi S&P cũng tiến sát đỉnh lịch sử thiết lập hồi tháng 2/2020.
Ảnh AFP
Phố Wall tiếp tục có phiên giao dịch trái chiều trong ngày đầu tuần mới, nhưng diễn biến trái ngược với phiên cuối tuần qua.
Theo đó, Dow Jones đảo chiều giảm nhẹ do áp lực từ nhóm cổ phiếu công nghiệp và tài chính, trong khi nhóm cổ phiếu công nghệ với sự dẫn dắt của hãng sản xuất chip Nvidia đã kéo Nasdaq vượt qua đỉnh lịch sử, trong khi S&P cũng tiến tới gần mốc đỉnh cao lịch sử của mình thiết lập hôm 19/2/2020.
Chứng khoán tăng bất chấp các dữ liệu kinh tế được công bố tiêu cực như doanh số bán lẻ của Trung Quốc và của Mỹ trong tháng 7 không như kỳ vong, trong khi GDP quý II của Nhật Bản có mức giảm lịch sử kể từ khi dữ liệu này được tính toán từ năm 1980.
Kết thúc phiên 17/8, chỉ số Dow Jones giảm 86,11 điểm (-0,31%), xuống 27.844,91 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 9,14 điểm ( 0,27%), lên 3.381,99 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 110,42 điểm ( 1,00%), lên 11.129,73 điểm.
Chứng khoán châu Âu cũng hồi phục trở lại trong phiên cuối tuần sau 2 phiên giảm mạnh cuối tuần qua. Chứng khoán lục địa già hồi phục nhờ nhóm cổ phiếu khai mỏ theo đà tăng mạnh trở lại của giá kim loại quý, cùng với các cổ phiếu hàng xa xỉ với kỳ vọng sẽ lấy lại được thị phần ở Trung Quốc khi nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới này tung gói kích thích kinh tế mới. Tuy nhiên, tâm lý thận trọng trước sự bùng phát trở lại của đại dịch Covid khiến thêm nhiều nước trong khu vực thắt chặt nhập cảnh hoặc hạn chế trở lại nhiều hoạt động kinh tế ảnh hưởng tới nhóm cổ phiếu du lịch, vận tải khiến đà tăng không mạnh.
Kết thúc phiên 17/8, chỉ số FTSE 100 tại Anh tăng 37,4 điểm ( 0,61%), lên 6.127,44 điểm. Chỉ số DAX tại Đức tăng 19,32 điểm ( 0,15%), lên 12.920,66 điểm. Chỉ số CAC40 tại Pháp tăng 9,01 điểm ( 0,18%), lên 4.971,94 điểm.
Trên thị trường chứng khoán châu Á, chứng khoán Nhật Bản đảo chiều giảm sau khi dữ liệu mới công bố cho thấy, GDP trong quý II của Nhật giảm tới 27,8% so với cùng kỳ năm ngoái, mức suy thoái lịch sử kể từ khi ghi nhận số liệu này năm 1980. Trong khi đó, chứng khoán Trung Quốc lại nhảy vọt nhờ sự hỗ trợ của nhóm cổ phiếu sản xuất điện thoại,
Kết thúc phiên 17/8, chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 192,61 điểm (-0,83%), xuống 23.096,75 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 78,70 điểm ( 2,34%), lên 3.438,80 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 164,33 điểm ( 0,65%), lên 25.347,34 điểm. Chứng khoán Hàn Quốc nghỉ lễ.
Sau tuần giảm mạnh nhất từ giữa tháng 3 trước đó, giá vàng đã hồi phục mạnh trong phiên đầu tuần mới để hướng tới chinh phục lại mốc 2.000 USD/ounce. Giá vàng tăng mạnh trở lại do đồng USD yếu và dữ liệu kinh tế thất vọng được công bố ở cả Mỹ, Trung Quốc và đặc biệt mới nhất là Nhật Bản.
Kết thúc phiên 17/8, giá vàng giao ngay tăng 38,8 USD ( 2,00%), lên 1.983,6 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 10 tăng 42,5 USD ( 2,19%), lên 1.984,8 USD/ounce.
Trong khi đó, bất chấp các dữ liệu kinh tế thất vọng được công bố, nhưng giá dầu thô vẫn hồi phục mạnh trong phiên giao dịch đầu tuần mới do đồng USD yếu và kỳ vọng vào gói kích thích kinh tế mới của Trung Quốc và sắp tới là Mỹ.
Kết thúc phiên 17/8, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,88 USD ( 2,05%), lên 42,89 USD/thùng. Giá dầu thô Brent tăng 0,57 USD ( 1,26%), lên 45,37 USD/thùng.
Giá dầu giá dầu Brent tăng nhẹ lên 45,28 USD/thùng Trong phiên giao dịch chiều 11/8, giá dầu thế giới tăng nhẹ giữa bối cảnh giới đầu tư kỳ vọng gói kích thích kinh tế sẽ giúp nước Mỹ khởi động lại nền kinh tế tiêu thụ dầu mỏ lớn nhất thế giới. Tại một trạm bán xăng ở Plano, bang Texas, Mỹ ngày 20/4/2020. Ảnh: THX/TTXVNBên cạnh đó, việc nhu cầu năng...