Trứng và quá trình rụng trứng
Xác định thời điểm rụng trứng ở phụ nữ là rất quan trọng, từ đó giúp bạn xây dựng kế hoạch sinh hợp lý theo ý muốn của mình.
Trứng là một tế bào nhỏ li ti, đợi khi được thụ tinh rồi mới tăng trưởng biến hóa thành nhiều tế bào, nhiều mô khác nhau để tạo thành bào thai.
Quá trình hình thành
Từ noãn nguyên bào qua phân bào nguyên nhiễm cho ra các noãn bào cấp I. Qua phân bào giảm nhiễm lần thứ nhất, từ 1 noãn bào cấp I cho 1 noãn bào cấp II và thể cực thứ nhất. Qua lần phân chia thứ hai, noãn bào cấp II cho ra 1 trứng và 1 thể cực và từ thể cực thứ nhất cho ra 2 thể cực. Như vậy, qua 2 lần phân chia, chất dinh dưỡng đều dồn cho tế bào trứng phát triển, còn 3 tế bào thể cực thì nhỏ và bị thui chột.
Trứng mới được hình thành rất nhỏ, sau lớn dần, chín và rụng. Đồng thời với sự phân chia của noãn nguyên bào để tạo thành trứng, một số tế bào quanh trứng cũng phân chia tích cực tạo thành bọc chứa nhiều chất dịch, có chức năng bảo vệ và nuôi dưỡng tế bào trứng. Trứng chín có hình cầu, chứa nhân và bao quanh nó là những tế bào hạt. Sau khi trứng rụng, một số tế bào của nang trứng phát triển thành thể vàng có khả năng sản xuất hoocmon.
Trứng chín chứa bộ đơn bội nhiễm sắc thể của mẹ, là một tế bào bào sinh dục cái, chứa nhiều tế bào chất, tạo điều kiện cho hợp tử phát triển. Khi rụng khỏi buồng trứng. Xung quanh trứng còn bám theo một lớp tế bào hạt do bao Grap sản xuất ra, gọi là màng lông. Khi trứng chín nó rụng và lọt vào phần phễu của ống dẫn trứng rồi di chuyển xuống tử cung.
Một bé gái từ khi còn là bào thai nằm trong bụng mẹ, đã có sẵn hai buồng trứng, mỗi bên có từ 5 đến 10 triệu trứng. Mỗi trứng này nằm trong một cái bọc nhỏ (gọi là follicle) và có một số bị tiêu đi mất, đến khi bé lọt lòng mẹ sinh ra thì có khoảng 2 triệu trứng trong người. Số trứng còn lại này tiếp tục thoái triển và trong suốt độ tuổi sinh sản của người phụ nữ thì chỉ có khoảng 400 – 500 trứng có khả năng chín, rụng và có thể thụ tinh với tinh trùng để tạo thành thai nhi.
Tế bào trứng gồm có nhân, tương bào (cytoplasme) và một màng mỏng. Nhân của trứng sẽ nằm im lìm sẽ chờ được kích thích và chuẩn bị các nhiễm sắc thể sẵn sàng thụ thai.
Khi người phụ nữ mãn kinh, các tế bào noãn trong buồng trứng về cơ bản đã kiệt quệ. Một số phụ nữ do số lượng tế bào trứng trong thời kỳ phôi thai quá ít hoặc do tế bào trứng thoại hóa quá nhanh nên bị mãn kinh sớm.
Video đang HOT
Hoocmôn là yếu tố quan trọng quyết định sự rụng trứng. Vào thời gian đầu của chu kỳ, cơ thể sản xuất ra một loại hoocmôn sinh dục đặc biệt, giúp kích thích trứng chín và rụng trong thời điểm thích hợp.
Rụng trứng là hiện tượng xẩy ra ở cơ thể người phụ nữ. Hiện tượng này xẩy ra vào giữa chu kỳ kinh nguyệt, tức là khoảng ngày 14 của chu kỳ kinh.
Phụ nữ từ 13 – 14 tuổi buồng trứng phát triển hoàn thiện và bắt đầu rụng trứng, thông thường, mỗi tháng nó rụng một trứng chín. Nếu trứng này kết hợp với tinh trùng sẽ trở thành hợp tử, nếu hợp tử làm tổ trong tử cung sẽ phát triển thành thai nhi. Trường hợp trứng không được thụ tinh sẽ theo máu kinh ra ngoài cơ thể. Đến kỳ kinh sau, buồng trứng sẽ lại rụng một trứng chín. Kích cỡ của trứng khoảng 0,2 mm, có thể coi là tế bào lớn nhất của cơ thể người. Một trứng ở cơ thể người phụ nữ có thể tồn tại trong vòng 12 -24 giờ sau khi rụng.
Trứng của phụ nữ chịu ảnh hưởng bởi tuổi tác của họ. Chất lượng và số lượng trứng tỷ lệ nghịch với tuổi tác. Theo đó, chất lượng trứng của phụ nữ ở độ tuổi 20 thường rất tốt nhưng sẽ suy giảm dần sau tuổi 35. Trong quá trình tồn tại trứng có thể bị thoái hóa dẫn tới việc bị hư. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo, sau độ tuổi 40, phụ nữ không nên sinh con vì lúc này, trứng có thể bị hỏng và dẫn tới việc sinh con ra sẽ mắc phải một số căn bệnh, trong đó phổ biến là bệnh down…
Thông thường, một phụ nữ mỗi tháng sẽ có một trứng rụng. Tùy nhiên, vẫn xẩy ra trường hợp đặc biệt sẽ có hơn 1 trứng rụng. Trong điều kiện thích hợp số trứng rụng sẽ kết hợp với tinh trùng phát triển bình thường kết quả là sinh đôi hoặc sinh ba tùy vào số lượng trứng rụng.
Trứng và quá trình rụng trứng có vài trò hết sức quan trọng trong việc thụ thai. Việc trang bị cho mình những kiến thức về sinh sản là điều hết sức cần thiết để có thể thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình.
Theo CửaSổTìnhYêu
Đặt vòng tránh thai trước hay sau chu kỳ kinh nguyệt?
Cho em hỏi, em sinh bé (sinh thường hoàn toàn), có kinh lại hồi bé được 3 tháng. Nay bé em được 6 tháng tuổi em muốn đi đặt vòng tránh thai được chưa và đi trước hay sau chu kình kinh?
Đặt vòng có hiệu quả ngừa thai cao không ạ? Em nghe người ta kêu đặt vòng dễ bị lệch vòng và có thai có phải như vậy không ạ?
Đặt vòng tránh thai. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Chào em,
Em có thể được đặt dụng cụ tử cung (DCTC) tránh thai vào ngày gần sạch kinh, thông thường là ngày 3 hoặc 4 của chu kỳ kinh.
Hiệu quả ngừa thai của DCTC vào khoảng 80-85%.
Việc lệch vị trí của DCTC và có thai khi đang mang DCTC rất hiếm khi xảy ra.
Em cần đi khám phụ khoa, kiểm tra DCTC theo hướng dẫn- thường 6 tháng khám 1 lần, hoặc khi có dấu hiệu bất thường như đau trằn bụng dưới nhiều, rong kinh hoặc ra máu âm đạo không theo chu kỳ...
Thân mến.
Hiện nay, vòng tránh thai thế hệ mới IUD - một loại vòng tránh thai chứa nội tiết được rất nhiều chị em lựa chọn.
IUD là loại vòng tránh thai có hình chữ T được cấu tạo bởi nhựa dẻo có chứa Sulfate Barium, có thể phản quang trong bóng tối vì vậy có thể dễ nhận biết vị trí của vòng khi siêu âm và chụp X-quang. Kích thước của vòng dài 32 mm, ở phía đuôi có gắn sợi dây polyethylene. Bác sĩ sẽ đưa vòng này vào tử cung của người phụ nữ qua âm đạo.
Theo một số nghiên cứu y khoa, vòng tránh thai đặt đúng cách có hiệu quả đến 99%. Hormone Levonorgestrel có trong vòng tránh thai sẽ làm cô đặc chất nhầy ở cổ tử cung, ngăn không cho tinh trùng gặp trứng và ngăn chặn quá trình thụ tinh.
IUD hoạt động ngay sau khi nó được đưa vào cổ tử cung và hiệu quả tránh thai kéo dài từ 5 tới 10 năm, tùy từng loại. IUD có thể được đặt vào bất cứ lúc nào trong vòng kinh (trừ lúc đang hành kinh và xác nhận không có thai). Tuy nhiên, một số chú ý khi đặt vòng tránh thai IUD là:
- Ngày thứ 4 - 5 của chu kỳ kinh nguyệt, khi đó cổ tử cung còn mở sẽ dễ đặt vòng và không gây đau đớn.
- Đặt vòng tránh thai sau sinh đẻ khoảng 3 tháng. Sau sinh mổ thì chị em cần đợi 6 tháng hoặc nhiều hơn. Sau sinh 6 tuần mà chưa có kinh thì bạn cần chắc chắn là không có thai rồi mới được đi đặt vòng.
- Sau nạo hút thai, cần đợi 3 tháng để tử cung lành hẳn và khi kinh nguyệt trở lại bình thường.
Phụ nữ sau sinh và đang cho con bú cũng có thể đặt vòng tránh thai vì nó không ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ và sự phát triển của trẻ nhỏ.
Sau khi đặt vòng tránh thai có thể xảy ra một số tác dụng phụ như đau bụng nhẹ, khí hư ra nhiều, buồn nôn, chóng mặt... Không nên quá lo lắng bởi tác dụng phụ này chỉ diễn ra trong thời gian ngắn và dần dần biến mất khi cơ thể đã quen với vật thể lạ.
IUD không bảo vệ chống lại các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục (STI). Vì vậy chuyên gia khuyến cáo các cặp đôi nên sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục.
Theo Khoa Kế hoạch hóa gia đình, Bệnh viện Từ Dũ
Vô sinh có chữa được không? Tỷ lệ vô sinh ở cả nam và nữ đang ở mức cân bằng nhau và trở thành một căn bệnh không còn hiếm gặp trong xã hội hiện đại. Tỷ lệ vô sinh ở cả nam và nữ đang ở mức cân bằng nhau và trở thành một căn bệnh không còn hiếm gặp trong xã hội hiện đại. Trên thực tế,...