Trung ương thảo luận về tình hình kinh tế – xã hội
Sau khi nghe báo cáo, Trung ương thảo luận ở tổ về tình hình, kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, tài chính quốc gia, đầu tư công trung hạn 5 năm 2016-2020
Chiều 5/7, Văn phòng Trung ương Đảng phát đi thông cáo ngày làm việc thứ nhất của Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII.
Hội nghị khai mạc sáng cùng ngày để xem xét, thảo luận và quyết định nhiều nội dung quan trọng. Thay mặt Bộ Chính trị điều hành phiên khai mạc là Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc.
Trong phiên làm việc buổi sáng, Thủ tướng Phạm Minh Chính trình bày Tờ trình của Ban cán sự đảng Chính phủ về tình hình, kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, tài chính quốc gia, đầu tư công trung hạn 5 năm 2016-2020 và dự kiến kế hoạch 5 năm 2021-2025.
Các đại biểu dự Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII. Ảnh: Bình Minh.
Sau đó, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng đọc Tờ trình của Bộ Chính trị về dự thảo Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư khoá XIII; Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú đọc Tờ trình của Bộ Chính trị về dự thảo Quy chế làm việc của Ủy ban Kiểm tra Trung ương khoá XIII.
Tờ trình của Bộ Chính trị về dự thảo Quy định thi hành Điều lệ Đảng được Trưởng ban Tổ chức Trung ương trình bày; còn tờ trình của Bộ Chính trị về dự thảo Quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng được Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương trình bày.
Trong phiên làm việc chiều cùng ngày, Trung ương làm việc tại tổ thảo luận về tình hình, kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, tài chính quốc gia, đầu tư công trung hạn 5 năm 2016-2020 và dự kiến kế hoạch 5 năm 2021-2025.
Phát biểu tại phiên khai mạc về nội dung này, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhận định đây là những kế hoạch rất quan trọng, có ý nghĩa quyết định với việc hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội do Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã đề ra.
Đề nghị Trung ương đánh giá khách quan, toàn diện tình hình kinh tế – xã hội, Tổng bí thư đồng thời yêu cầu Hội nghị phân tích, dự báo xu hướng phát triển trong thời gian tới dưới tác động của đại dịch Covid-19, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư…
Video đang HOT
Theo ông, 6 tháng đầu năm, cả nước vẫn phải tiếp tục nỗ lực, quyết liệt chống dịch. Đợt bùng phát dịch lần thứ tư lây lan rất nhanh, rất nguy hiểm, phức tạp, khó kiểm soát, có thể còn tiếp tục kéo dài; thậm chí vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các đợt dịch mới.
Kinh tế – xã hội đất nước tuy tiếp tục phát triển, đạt được nhiều kết quả tích cực so với cùng kỳ năm 2020 nhưng vẫn thấp hơn so với mục tiêu đề ra.
Theo Tổng bí thư, đại dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, khó kiểm soát, tác động tiêu cực, kéo dài đến kinh tế thế giới, khu vực, trong đó có nước ta. Vì thế cần thống nhất quan điểm, tư tưởng chỉ đạo, và đặc biệt là các biện pháp cụ thể, sát với thực tế, có tính đột phá, khả thi cao, bảo đảm thực hiện thành công các kế hoạch đề ra.
Bộ trưởng Nội vụ: Bộ máy hiện quá cồng kềnh, tầng nấc
Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho rằng, bộ máy hiện nay còn quá cồng kềnh, tầng nấc, chồng chéo trong tổ chức đầu mối bên trong các bộ và cơ quan ngang bộ.
Phát biểu tại hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 6 tháng đầu năm ngành Nội vụ sáng 2/7, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, 6 tháng đầu năm, ngành đã nỗ lực hoàn thành một khối lượng công việc lớn.
Chính thức trình cơ cấu Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026
Trong đó, nổi bật là ngành Nội vụ đã chủ động tham mưu, góp phần rất tích cực vào sự thành công của cuộc bầu cử ĐBQH khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Cùng với đó, Bộ Nội vụ đã tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật và những văn bản chỉ đạo quan trọng.
Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà
Đáng chú ý, Bộ đã chủ động rà soát và đề xuất với Thủ tướng bỏ quy định bắt buộc chứng chỉ ngoại ngữ, chứng chỉ tin học và cắt giảm quy định về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch, chức danh nghề nghiệp viên chức.
Cụ thể, Bộ đã tham mưu, đề xuất bỏ chứng chỉ ngoại ngữ của 74 ngạch công chức và 155 chức danh nghề nghiệp viên chức; bỏ chứng chỉ tin học của 74 ngạch công chức và 142 chức danh nghề nghiệp viên chức; giảm 17 chứng chỉ theo tiêu chuẩn ngạch công chức và 87 chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức.
Chánh văn phòng Bộ Nội vụ Vũ Đăng Minh cho biết, Bộ đã tham mưu Ban Cán sự đảng Chính phủ trình Bộ Chính trị thông qua Đề án Cơ cấu Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 để trình Quốc hội khóa XV xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ nhất. Ngày 14/6 vừa qua, Bộ Nội vụ đã chính thức có tờ trình Chính phủ về việc này.
Ông Minh cho hay, các bộ, ngành đã tích cực rà soát, xây dựng phương án và đề xuất điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và kiện toàn cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ phù hợp với quy định tại Nghị định số 101/2020 (sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2016 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ).
Bộ ban hành Thông tư hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện thuộc phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý, tạo cơ sở pháp lý cho việc kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy tại địa phương.
Trong đó, một số địa phương đã chủ động, tích cực triển khai các nội dung về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy theo các quy định mới của Chính phủ như: Ninh Thuận, Đà Nẵng, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Bình, Sơn La, An Giang, Thừa Thiên Huế, Đắk Nông...
Chánh văn phòng Bộ Nội vụ Vũ Đăng Minh
Bên cạnh đó, Bộ Nội vụ cũng thừa nhận còn những tồn tại, hạn chế, trong đó có tình trạng một số bộ quản lý công chức, viên chức chuyên ngành chưa kịp thời ban hành văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn về tiêu chuẩn chức danh công chức chuyên ngành, chức danh nghề nghiệp viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập.
Đặc biệt, Bộ GD&ĐT, Bộ Y tế chậm sửa đổi định mức học sinh/lớp, giáo viên/lớp tại các bậc học; định mức viên chức y tế/giường bệnh, viên chức y tế/dân số theo tinh thần Nghị quyết số 102 năm 2020 của Chính phủ làm cơ sở để bố trí biên chế, số người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp bảo đảm khoa học, sát với thực tế.
Cùng với đó, việc sắp xếp, tổ chức lại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện và đơn vị sự nghiệp công lập còn chậm, chưa đạt được mục tiêu, yêu cầu của Nghị quyết Trung ương 6 khóa XII đề ra...
Đột phá mạnh giảm đầu mối bên trong bộ, ngành
Theo Bộ trưởng Nội vụ, vấn đề sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập vẫn còn chậm, lúng túng. Nơi nào sáng tạo, linh hoạt, năng động, tích cực, quyết tâm, quyết liệt thì nơi đó thực hiện rất tốt. Nơi nào thấy còn băn khoăn, còn chưa quyết liệt, chưa quyết tâm cao thì còn chậm chạp.
Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho rằng, bộ máy hiện nay còn quá cồng kềnh, tầng nấc đầu mối bên trong. Các bộ và cơ quan ngang bộ cũng rất chồng chéo, tầng nấc.
"Tới đây, chúng tôi sẽ phải đột phá rất mạnh vào vấn đề sắp xếp tổ chức bên trong của các bộ, cơ quan ngang bộ, các đơn vị sự nghiệp và các đơn vị hành chính", Bộ trưởng Nội vụ nhấn mạnh. Bà nói thêm, nếu đầu mối cứ nguyên trạng thế này, không giảm được thì không thể tinh giản biên chế được.
Việc giảm đầu mối gắn với giảm biên chế là một nguyên tắc phải tập trung đột phá. Trước mắt, vừa tập trung tinh gọn đầu mối bên trong của các bộ, ngành, đơn vị hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, vừa thay đổi mô hình quản lý, đẩy mạnh tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các đơn vị sự nghiệp.
Ngoài ra, ngành Nội vụ cũng đột phá rất mạnh vào việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã.
Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm ngành nội vụ
Bộ trưởng Nội vụ lưu ý, nhiệm vụ của ngành thời gian tới rất nặng nề, khó khăn và nhiều việc rất phức tạp, nhạy cảm, nếu không quyết tâm, nỗ lực và không năng động, sáng tạo sẽ không làm được.
Vì vậy, toàn ngành cần lưu ý bám sát tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Chương trình hành động của Chính phủ, Bộ Nội vụ và địa phương để tập trung đổi mới nội dung, phương thức chỉ đạo, điều hành, bám sát thực tiễn địa phương, cơ sở, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá.
"Nếu chúng ta không dám nghĩ, dám làm, không dám đột phá thì sẽ không giải quyết được những vấn đề rất lớn mà Đảng, Nhà nước và xã hội đang mong đợi", người đứng đầu ngành Nội vụ nhấn mạnh.
Để có một hệ thống công vụ, công chức đảm bảo theo đúng yêu cầu của tình hình mới, Bộ trưởng lưu ý, toàn ngành phải đổi mới tư duy, đổi mới phương pháp, đổi mới phương thức chỉ đạo và điều hành.
Cùng với đó, tập trung cao độ, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách trên lĩnh vực của ngành, trên cơ sở vừa rà soát tổng thể các văn bản quy phạm pháp luật đã có nhằm tiếp tục bổ sung, tích hợp, hoàn thiện và tăng cường phân cấp, phân quyền, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.
Đồng thời phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành khơi thông những điểm nghẽn, vướng mắc để thúc đẩy sự phát triển của ngành, nhất là trên các lĩnh vực khó là tổ chức bộ máy, biên chế, công vụ, công chức, thu hút và trọng dụng nhân tài, cải cách hành chính.
Cắt, giảm văn bằng, chứng chỉ không cần thiết: Giảm tiêu cực cho xã hội Việc cắt, giảm văn bằng, chứng chỉ không cần thiết đối với đội ngũ cán bộ công chức, viên chức không chỉ giảm áp lực về văn bằng chứng chỉ mà còn góp phần giảm tiêu cực cho xã hội. Liên quan đến Đề án cơ cấu Chính phủ khóa XV, Bộ Nội vụ đã phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành...