Trung ương giao Đồng Nai xử 5 vụ án ‘không có vùng cấm’: Đã xử đến đâu?
Trả lời câu hỏi của Tuổi Trẻ Online, lãnh đạo Thanh tra Nhà nước tỉnh Đồng Nai cho biết có vụ việc đã chuyển cơ quan điều tra làm rõ và có vụ việc đang chờ kết luận.
Ông Nguyễn Ngọc Thắng – chánh thanh tra tỉnh Đồng Nai – trả lời câu hỏi của Tuổi Trẻ Online – Ảnh: H.M
Tại họp báo của tỉnh Đồng Nai ngày 5-8, phóng viên Tuổi Trẻ đã đặt câu hỏi: Ban Nội chính trung ương đã kết luận, giao các vụ việc có dấu hiệu sai phạm cho tỉnh Đồng Nai điều tra, xử lý.
Đó là dự án khu dân cư Tân Thịnh xây dựng gần 500 căn không phép (xã Đồi 61, huyện Trảng Bom), vụ khu dân cư Bình Đa, vụ khu dân cư Phước Thái, vụ xây dựng không phép ở Cụm công nghiệp Phước Tân (TP Biên Hòa) và vụ sai phạm ở Trường đại học Đồng Nai.
Đến nay, các cơ quan tố tụng ở Đồng Nai đã điều tra đến đâu và vì sao xử lý chậm?
Ông Nguyễn Ngọc Thắng – chánh thanh tra tỉnh Đồng Nai – trả lời: “Sau khi thường trực Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực kết luận các vụ việc, Ban thường vụ Tỉnh ủy đã có chỉ đạo theo dõi, xử lý”.
Đối với 5 vụ việc trên, ông Thắng cho hay Công an tỉnh Đồng Nai đã khởi tố vụ án, khởi tố bắt giam một số bị can trong vụ việc sai phạm xảy ra tại khu dân cư Phước Thái (TP Biên Hòa).
Video đang HOT
Tại dự án khu dân cư Phước Thái, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đồng Nai đã khởi tố vụ án vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, đến nay đã bắt tạm giam 11 bị can – Ảnh: H.M
Còn vụ Cụm công nghiệp Phước Tân, thanh tra cũng từng có kết luận sai phạm ( kết luận số 2804 ngày 18-3-2020 xác định nhiều sai phạm trong mua bán đất đai, xây dựng nhà xưởng trái phép – PV) và quan điểm của Tỉnh ủy là không cho tồn tại các công trình không phép, phải di dời.
Theo ông Thắng, sai phạm ở khu dân cư Bình Đa và Trường đại học Đồng Nai cũng đã có kết luận và đã chuyển cho cơ quan điều tra xử lý.
Tháng 4-2022, thanh tra đã kết luận sai phạm sử dụng đất công ở khu dân cư Bình Đa và chuyển cơ quan điều tra. Vụ án này dính đến nhiều cựu lãnh đạo tỉnh Đồng Nai – Ảnh: H.M
“Đối với vụ khu dân cư Tân Thịnh ở huyện Trảng Bom, đoàn công tác đã có báo cáo cho lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai. Đoàn đã họp 2 lần và đang lấy ý kiến của sở chuyên ngành để làm rõ thêm nguồn gốc đất ở dự án này”, ông Thắng giải thích.
Một góc dự án khu dân cư Tân Thịnh được cho là có dấu hiệu vi phạm pháp luật nhưng đến nay vẫn chờ kết luận – Ảnh: H.M
Trước đó, tháng 11-2021, Ban Nội chính trung ương đã kết luận và đề nghị Ban thường vụ Tỉnh ủy Đồng Nai khẩn trương rà soát đối với 5 vụ việc trên. Ban Nội chính trung ương lưu ý “có sai phạm phải xử lý dứt điểm, nghiêm minh, có dấu hiệu tội phạm phải khởi tố, điều tra với tinh thần không có vùng cấm, không ngoại lệ, bất kể người đó là ai”…
Xét xử vụ lợi dụng chương trình "Trái tim Việt Nam" chiếm đoạt tiền của hàng nghìn người
Thông qua chương trình "Trái tim Việt Nam", Trần Đức Trung (cựu Chủ tịch Hội đồng Thành viên Trung tâm Hỗ trợ người nghèo trong phát triển nông thôn mới) và đồng phạm đã chiếm đoạt hơn 49 tỷ đồng của hơn 1.000 bị hại.
Trong đó, Trần Đức Trung chiếm hưởng 26,3 tỷ đồng.
Ngày 2/8, TAND TP Hà Nội mở phiên toà hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Trần Đức Trung (SN 1961, ở phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), cựu Chủ tịch Hội đồng Thành viên Trung tâm Hỗ trợ người nghèo trong phát triển nông thôn mới (viết tắt là Trung tâm hỗ trợ người nghèo), thuộc Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành nghề nông thôn Việt Nam, bị truy tố về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Bị cáo Trần Đức Trung tại phiên toà.
Trước khi gây ra vụ án này, bị cáo Trung đã có một tiền án 2 năm tù về tội "Giả mạo giấy chứng nhận tài liệu của cơ quan Nhà nước, của tổ chức xã hội".
Cùng hầu toà với bị cáo Trung về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là các bị cáo: Bùi Thị Oanh (SN 1956, ở phường Mai Động, quận Hoàng Mai, Hà Nội), cán bộ hưu trí; Phạm Văn Lực (SN 1978, ở phường Hải Tân, TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương); Nhâm Sỹ Phúc (SN 1967, ở phường Phú Khánh, TP Thái Bình, tỉnh Thái Bình); Phạm Thị Thoa (SN 1989, ở xã Nguyên Xá, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình) đều là lao động tự do.
Liên quan đến vụ án này còn bà Lê Thị Hằng (SN 1963, ở phường Xuân La, quận Tây Hồ, Hà Nội), cựu Tổng Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ người nghèo. Tuy nhiên, do bà Hằng đã chết vì bệnh lý nên cơ quan tố tụng quyết định đình chỉ điều tra đối với bà Hằng.
Bị cáo Trần Đức Trung và đồng phạm được cơ quan tố tụng xác định đã lợi dụng chương trình "Trái tim Việt Nam" để chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng của hơn 1.000 người ở khắp cả nước. Trong đó, bị cáo Trần Đức Trung giữ vai trò chủ mưu.
Trong số hơn 1.000 bị hại khắp cả nước liên quan đến vụ án này thì chỉ có khoảng 100 người đến dự phiên toà và tham gia tố tụng. Theo kế hoạch, phiên toà xét xử vụ án này kéo dài đến ngày 6/8.
Cáo trạng của Viện KSND tối cao xác định, Trung tâm Hỗ trợ người nghèo được Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành nghề nông thôn Việt Nam thành lập. Trần Đức Trung làm Chủ tịch Hội đồng thành viên. Bà Lê Thị Hằng làm Tổng Giám đốc.
Từ tháng 4/2015, Trung tâm Hỗ trợ người nghèo chưa được cấp phép hoạt động, nhưng Trần Đức Trung và đồng phạm lấy danh nghĩa đơn vị này, tổ chức chương trình "Trái tim Việt Nam" và nhiều hội thảo thu hút, lôi kéo người dân nộp tiền để hưởng lãi suất cao.
Trần Đức Trung cùng Lê Thị Hằng soạn tâm thư, thư kêu gọi ủng hộ rồi giao cho Lê Thị Hằng đi xin chữ ký ủng hộ của nhiều người. Các bị cáo đưa thông tin gian dối rằng trung tâm có nguồn vốn, ai tham gia đóng góp sẽ được nhận tiền theo chính sách. Tuy nhiên, nguồn tiền chi trả hầu hết là lấy của người tham gia sau trả cho người trước đó theo mô hình đa cấp.
Bị cáo Trần Đức Trung và đồng phạm tại phiên toà.
Năm 2015, Phạm Văn Lực, Nhâm Sỹ Phúc và Bùi Thị Oanh được giao điều hành Câu lạc bộ triệu phú tích lũy làm giàu, hoạt động theo mô hình đa cấp nhưng chưa được cấp phép.
Sau đó, Trần Đức Trung và Lê Thị Hằng sáp nhập câu lạc bộ trên vào trung tâm. Phạm Văn Lực được phân công khai thác, thu hút các hội viên mua một hộp thực phẩm chức năng với giá 1,2 triệu đồng.
Đến tháng 4/2015, do câu lạc bộ hoạt động kém hiệu quả nên Trần Đức Trung ký văn bản hủy bỏ Câu lạc bộ triệu phú tích lũy làm giàu và triển khai chương trình "Trái tim Việt Nam". Từ đây, các bị cáo đã lập 26 điểm tư vấn, phân công 6 nhóm đi thu tiền của người tham gia chương trình tại 16 tỉnh, thành phố.
Sau đó, tiền được chuyển về Văn phòng trung tâm ở 102 Trường Chinh (Hà Nội). Ban đầu, các bị cáo thu về 148 tỷ đồng từ các địa phương và hơn 42 tỷ đồng tại Văn phòng trung tâm ở 102 Trường Chinh. Sau đó, các bị cáo lấy một phần tiền của người nộp sau trả cho người trước.
Thông qua chương trình "Trái tim Việt Nam", Trần Đức Trung và đồng phạm đã chiếm đoạt hơn 49 tỷ đồng của hơn 1.000 bị hại. Trong đó, Trần Đức Trung chiếm hưởng 26,3 tỷ đồng.
Cuối năm 2015, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành nghề nông thôn Việt Nam giải thể Trung tâm Hỗ trợ người nghèo. Tuy nhiên, các bị cáo tiếp tục móc nối với Nguyễn Tuấn Lân (Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần quốc tế NewStar) tổ chức chương trình "Liên kết ba miền" hoạt động theo mô hình đa cấp để bán thực phẩm chức năng.
Qua chương trình "Liên kết ba miền", các bị cáo tiếp tục thu về gần 17,5 tỷ đồng của 104 người tham gia trên khắp cả nước. Số tiền này, Trần Đức Trung chi trả một phần tiền cho những người tham gia chương trình "Trái tim Việt Nam", còn chiếm đoạt 2,7 tỷ đồng.
Công an TP.HCM: Cơ quan tố tụng không gọi điện thoại yêu cầu người dân chuyển tiền Công an TP.HCM cho biết cơ quan tiến hành tố tụng không mời người dân làm việc qua điện thoại, không yêu cầu người dân chuyển tiền qua các tài khoản bằng điện thoại và không yêu cầu người dân cung cấp số tài khoản. Tại buổi thảo luận tổ chiều 6.7 kỳ họp thứ 6 HĐND TP.HCM, thực trạng đối tượng sử...