Trung tướng Lê Nam Phong, vị tướng tham gia 4 cuộc chiến đã ra đi
Trung tướng Lê Nam Phong là vị tướng có nhiều biệt danh như Nam “lửa”, Nam “bình toong”, Nam “hỏa lực”, “hùm xám Đông Nam bộ”.
Sau một thời gian lâm bệnh nặng, được đội ngũ bác sĩ Bệnh viện Quân y 175 tận tình điều trị, nhưng Trung tướng Lê Nam Phong đã qua đời vào trưa ngày 26-3, thượng thọ 95 tuổi.
Trung tướng Lê Nam Phong là vị tướng có nhiều biệt danh như Nam “lửa”, Nam “bình toong”, Nam “hỏa lực”, “hùm xám Đông Nam bộ” và “bố Năm” do cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên Trường Sĩ quan Lục quân 2 tặng.
Trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp (từ năm 1945 đến 1954), Trung tướng Lê Nam Phong đã có mặt trong tất cả trận đánh lớn như chiến dịch Biên giới, Hà Nam Ninh, Hòa Bình cho đến chiến dịch Điện Biên Phủ.
Sinh thời, ông tâm sự: Trận đánh không bao giờ phai nhòa trong đời mình là “36 ngày đêm mưa dầm cơm vắt” khi chiến đấu ở lòng chảo Điện Biên.
Video đang HOT
Khi đó, ông cùng đồng đội được cấp trên giao mở cửa đột phá để các đơn vị thọc sâu vào công đồn.
Đơn vị gồm 120 bộc phá viên, được tuyển chọn từ những người ưu tú, nhanh nhẹn để đảm nhiệm công việc dọn đường cho bộ binh mở các đợt tấn công thọc sâu. Công việc dọn đường phải đảm bảo các yếu tố nhanh, sạch, thẳng và đúng hướng.
Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, ông bảo dấu ấn khó quên nhất là trực tiếp đánh chiếm đồi Độc Lập và ông “chết” với cái tên Phong “trọc”, trong “đại đội đầu trọc”.
Năm 1954, “đại đội đầu trọc” của ông được giao nhiệm vụ đánh bộc phá đồi Độc Lập cho quân chủ lực đánh thẳng vào sào huyệt tướng De Castries.
Thông tin này đến tai Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhưng mãi đến một lần đi thị sát gặp ông, tướng Giáp mới hỏi tại sao lại cạo trọc đầu. “Lúc đó còn trẻ nên tôi hồn nhiên trả lời đại tướng là cạo trọc đầu để thề đánh thắng thực dân Pháp. Nghe vậy đại tướng rất thú vị”, sinh thời ông kể…
Trung tướng Lê Nam Phong nguyên là Tư lệnh Sư đoàn 7, Quân đoàn 4 (hay còn gọi là Binh đoàn Cửu Long), thời chống Mỹ, Tư lệnh Quân đoàn I bảo vệ biên giới phía Bắc, Phó Tham mưu trưởng Mặt trận 719 – Bộ Quốc phòng giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng, Giám đốc Trường Sĩ quan Lục quân 2.
Ông tên thật là Lê Hoàng Thống sinh năm 1927 tại xã Quỳnh Hoa, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, trong một gia đình nông dân nghèo.
Xuất thân là con nhà võ, tháng 3-1944, khi 16 tuổi ông tham gia làm liên lạc cho tổ chức Việt Minh bí mật trong vùng. Ông vào Đảng tháng 2-1948, chính thức ngày 4-9-1948 và liên tục tham gia hoạt động cách mạng cho đến năm 1997 thì nghỉ hưu.
Xưng hô trong nhà trường: Thương chữ 'con' gần gũi và gắn kết
Đề xuất giáo viên, cán bộ công nhân viên trong nhà trường không nên gọi học sinh bằng "con" của nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân có lẽ chẳng bao giờ đi đến kết luận cuối cùng khi vẫn còn quá nhiều ý kiến tranh luận.
Có nhất thiết Bộ GD-ĐT phải nghiên cứu xây dựng và ban hành bộ quy tắc thống nhất về cách xưng hô trong nhà trường phổ thông hay không? Tôi nghĩ là hoàn toàn không nên can thiệp quá sâu và quá thô bạo vào cách xưng hô của giáo viên và học sinh.
Không nên can thiệp quá sâu và quá thô bạo vào cách xưng hô của giáo viên và học sinh. Ảnh NGỌC DƯƠNG
Bởi mối quan hệ thầy - trò vốn dĩ đặc biệt và cực kỳ thiêng liêng. Thầy dạy dỗ, uốn nắn trò nên người bằng vô vàn tình yêu thương, tính kiên nhẫn và lòng bao dung. Trò dưới sự dìu dắt của thầy, trò học tri thức, rèn năng lực, bồi dưỡng tâm hồn và vun đầy lòng kính trọng, sự tri ân với người gieo hạt thầm lặng qua ngày qua tháng.
Thầy trìu mến gọi trò nhỏ bằng tiếng "con" thân thương, gần gũi và gắn kết. Điều đó chẳng có gì sai trái hay mắc lỗi. Giáo viên đứng trên bục giảng không chỉ là "dạy" mà còn "dỗ" mấy chục trẻ với tính cách, năng khiếu, sở thích khác biệt. Nên, trước khi đặt mình vào vị thế của người thầy nghiêm khắc và mực thước, giáo viên còn phải tạo được sự thân thiện và không gian cởi mở, ấm áp để trò mở lòng đón nhận sự quan tâm cùng phương pháp giáo dục của mình.
Trò ngọt ngào xưng "con" với cô giáo, thầy giáo chung quy xuất phát từ tình cảm mến thương lẫn trân quý dành cho người mẹ thứ hai ở trường. Nào đâu phải trò xưng "con" sẽ triệt tiêu tính sáng tạo, phản biện của cá tính độc lập và tự do. Nào đâu phải trò xưng "con" sẽ khép trò vào khuôn nếp của người vai dưới trong giao tiếp xã hội và hoàn toàn đánh mất tiếng nói cá nhân.
Ngày mới rời giảng đường ở tuổi 22 "làm mẹ" bầy trẻ lớp 8, khoảng cách tuổi tác của tôi và bọn trẻ không lớn. Tôi trân trọng gọi học sinh của mình bằng tiếng "em/các em" và an yên đến lớp, tận hưởng quãng thời gian vừa dạy dỗ vừa làm bạn đồng hành cùng bọn trẻ "nhất quỷ nhì ma" đong đầy ký ức đẹp.
Rồi ngày tháng dần trôi, sau hơn 15 năm cầm phấn, giờ đây khi bước vào cửa lớp bắt gặp ánh mắt trong sáng của mấy cô cậu học trò lớp 6, tôi âu yếm gọi bọn nhỏ bằng chữ "con" và hành trình vun bồi kỷ niệm tuổi học trò cho trò vẫn vẹn nguyên yêu thương, kiên nhẫn.
Vốn từ tiếng Việt cực kỳ phong phú, hà cớ gì chúng ta cứ bắt ép thầy cô và học sinh nhất nhất gọi - thưa bằng một từ ngữ thống nhất và đầy gượng ép! Hãy để thầy - trò tùy tình huống thực tế, căn cứ khoảng cách tuổi tác mà chọn lựa cách xưng hô phù hợp. Quan trọng là thầy trò tương kính và trân trọng lẫn nhau và cách xưng hô ấy không trái thuần phong mỹ tục lại càng không đánh mất tình thầy nghĩa trò là được.
Còn riêng tôi, cách xưng hô với chữ "con" gần gũi và gắn kết ấy sẽ vẫn đong đầy nơi bờ môi và ngan ngát trong tim chẳng hạn như: "Cô mời con đọc ngữ liệu", "Cảm ơn ý kiến cá nhân của con", "Cách diễn đạt của con khá thú vị, giá như thêm thắt chút cảm xúc nữa thì tuyệt"...
Bệnh viện Quân y 175 tiêm hơn 3.200 mũi vắc xin cho công dân Nhật Bản Bệnh viện Quân y 175 đã tiêm chủng đảm bảo an toàn hơn 3.200 mũi vắc xin cho công dân Nhật Bản sinh sống và làm việc tại TP.HCM, đồng thời trích nguồn vắc xin từ Tổng lãnh sự Nhật Bản dôi dư để hỗ trợ các tỉnh với tổng số 14.000 liều. Ngài Watanabe Nobuhiro - Tổng lãnh sự Nhật Bản tại...