Trùng tu chùa cổ gần 1000 tuổi
Kinh phí phục dựng, tôn tạo hơn 163,5 tỷ đồng, gồm các công trình như điện thờ Phật, nhà thờ Trúc Lâm Tam Tổ, cổng Tam quan,…
Chùa Quỳnh Lâm (xã Tràng An, thị xã Đông Triều) được xây dựng vào thời Lý (1057). Chùa tọa lạc trên núi Tiên Du, thuộc dãy Yên Tử, phía trước chùa có ao lớn, sau chùa có dòng nước uốn quanh, xa xa là các ngọn núi. Tương truyền, tại đây thiền sư Không Lộ thời nhà Lý đã cho đúc một pho tượng Di Lặc bằng đồng cao khoảng 20 m, từng được xem là một trong “An Nam tứ đại khí”.
Dưới triều nhà Trần, khi đức vua Trần Nhân Tông xuất gia tu hành tại Yên Tử, chùa cũng là nơi ông thường lui tới. Chùa được sử sách nhắc tới với tư cách là trung tâm đào tạo lớn của Thiền phái Trúc Lâm dưới thời thiền sư Pháp Loa, đệ nhị tổ của Thiền phái Trúc Lâm khi ông cho mở mang và xây dựng chùa thành một tự viện. Quỳnh Lâm trở thành trung tâm Phật giáo lớn và là nơi tổ chức các sự kiện Phật giáo lớn của Đại Việt đầu thế kỷ XIV.
Tòa thượng điện sau khi phục dựng. Ảnh: Ngân Dương
Video đang HOT
Trải qua các biến cố lịch sử và chiến tranh, chùa không giữ được vẻ nguy nga như trước. Song, các di vật cổ và dấu vết kiến trúc được phát hiện qua các cuộc khảo cổ học cho thấy phần nào sự bề thế của công trình văn hóa kiến trúc thời Trần và thời Lê Trung Hưng – thời kỳ chùa được trùng tu quy mô lớn. Ngày nay, trong khuôn viên chùa chỉ còn lại một số công trình cổ như tháp mộ, bia đá, các thành bậc rồng bằng đá xanh, hàng trăm tảng đá kê chân cột, bệ đá chạm cánh sen, đầu rồng bằng đất nung, chuông đồng…
Bệ đá chạm cánh sen kê cột thời Lê Trung Hưng thế kỷ 17 – 18. Ảnh: Ngân Dương
Chùa hiện nằm trong Quần thể Di tích Quốc gia đặc biệt nhà Trần tại Đông Triều. Bắt đầu từ năm 2016, chùa được trùng tu và tôn tạo từ nguồn vốn xã hội hóa với kinh phí hơn 163,5 tỷ đồng, gồm tôn tạo điện thờ Phật, nhà thờ Trúc Lâm Tam Tổ, cổng Tam quan, vườn tháp Tổ và các công trình phụ cận theo kiến trúc truyền thống.
Kiến trúc trung tâm được đặt đúng vị trí các dấu vết kiến trúc thời Lê đã phát lộ. Các hố khảo cổ được bảo quản bằng phương pháp lấp cát. Chùa xây dựng mới theo dấu vết kiến trúc thời Lê, hình thức kiến trúc mang phong cách kiến trúc gỗ truyền thống. Trang trí bằng đất nung theo các mẫu gốc thời Trần, Lê trên các bờ mái, lan can, thềm… Vật liệu chính sử dụng cho công trình là các vật liệu truyền thống như gỗ, gạch, đá.
Ngoài ra, một pho tượng Phật ngọc cũng mới được an vị tại toà thượng điện. Pho tượng Phật Thích Ca theo nguyên mẫu tượng Phật Thích Ca tại Bồ đề Đạo tràng (Ấn Độ) nặng 3,8 tấn cao 2,2 m có nguồn gốc từ Canada, trị giá khoảng 20 tỷ đồng.
Pho tượng Phật ngọc tại tòa thượng điện. Ảnh: Ngân Dương
Đến nay, chùa đã hoàn thành giai đoạn 1 của dự án, du khách có thể tham quan các công trình gồm tòa thượng điện, cổng Tam quan, sân gạch, vườn hoa, cây cảnh, bảo tháp. Ngày 12/12, Ủy ban nhân dân thị xã Đông Triều và Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh tổ chức lễ khánh thành Dự án bảo tồn, tu bổ và tôn tạo di tích chùa Quỳnh Lâm.
Đa số người dân Pháp ủng hộ phục dựng ngọn tháp của Nhà thờ Đức Bà Paris
Ngày 9/7, tân Bộ trưởng Văn hóa Pháp Roselyne Bachelot cho biết phần lớn người dân Pháp đều cho rằng ngọn tháp biểu tượng của Nhà thờ Đức Bà ở thủ đô Paris bị hư hại trong vụ hỏa hoạn hồi năm ngoái cần phải được phục dựng.
Các giàn giáo được dựng bên ngoài Nhà thờ Đức Bà ở Paris, Pháp, phục vụ công tác trùng tu nhà thờ sau vụ hỏa hoạn, ngày 19/12/2019. Ảnh: AFP/TTXVN
Bà Roselyne Bachelot nói với Đài phát thanh Pháp rằng có "sự đồng thuận lớn" trong công luận và trong những người có quyền quyết định về việc ngọn tháp cần phải được phục dựng chính xác như nó vốn có.
Phát biểu của bà Bachelot được đưa ra vài giờ trước khi diễn ra cuộc họp của Ủy ban Kiến trúc và Di sản quốc gia Pháp (CNPA) về cách thức tái thiết Nhà thờ Đức Bà. Tuy nhiên, bà Bachelot cho biết quyết định cuối cùng vẫn tùy thuộc vào Tổng thống Emmanuel Macron, người cho đến nay vẫn ủng hộ việc phục dựng công trình có từ thế kỉ XIII này theo kiến trúc hiện đại.
Vụ cháy ở Nhà thờ Đức Bà Paris ngày 15/4/2019 kéo dài tới 15 giờ đồng hồ đã làm sập ngọn tháp và thiêu rụi một phần mái của di tích lịch sử này. Ngọn tháp của nhà thờ được xây thêm giữa thế kỉ XIX thay thế ngọn tháp có từ thời trung cổ bị dỡ bỏ vào năm 1786. Tổng thống Macron muốn Nhà thờ Đức Bà phải được khôi phục lại vẻ lộng lẫy vốn có vào năm 2024, thời điểm diễn ra Thế vận hội Olympics Paris. Tuy nhiên, công tác tái thiết bị trì hoãn nhiều lần do thời tiết, quan ngại về vệ sinh do ô nhiễm chì và gần đây nhất là dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Nhà thờ Đức Bà Paris bắt đầu được xây dựng từ năm 1160 và mất tới hơn 1 thế kỷ mới hoàn thành. Là một trong những công trình điển hình nhất của lối kiến trúc Gothic Pháp, gắn với những kiệt tác của đại văn hào Victor Hugo, Nhà thờ Đức Bà thu hút 13 triệu lượt du khách thăm quan mỗi năm. Do đó, vụ hỏa hoạn đã gây ra một cú sốc tinh thần lớn đối với người dân nói riêng và người dân thế giới và việc phục dựng nhà thờ sẽ là thách thức lớn chưa từng có mà Chính phủ Pháp phải đối mặt.
Toà lâu đài "đen đủi"nhất Nhạt Bản: "Mới" 600 tuổi mà bị thiêu rụi tới 5 lần, giờ chỉ còn tàn tích Lâu đài Shuri tại Okinawa được xem là tòa kiến trúc 'đen đủi' nhất Nhật Bản khi bị cháy đến 5 lần trong suốt chiều dài 600 năm lịch sử của mình. Khi lang thang giữa những tòa nhà tráng lệ trong quần thể lâu đài Shuri ở Okinawa, Nhật Bản, bạn có thể cảm thấy như thể mình đang được trở về...