Trừng trị, răn đe mạnh để không dám tham nhũng
Ngày 5-5, hội nghị toàn quốc về phòng, chống tham nhũng (PCTN) đã diễn ra tại Hà Nội. Các ý kiến tại hội nghị ghi nhận những chuyển biến tích cực, rõ nét trong công tác PCTN song cũng đánh giá kết quả này chưa đạt kỳ vọng của nhân dân.
Nhiều vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm
đã được đưa ra xét xử nghiêm minh, được dư luận đồng thuận
Báo cáo tại hội nghị, Trưởng Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Bá Thanh cho biết, công tác phòng ngừa tham nhũng tiếp tục được triển khai đồng bộ và đạt được những kết quả tích cực trên các mặt. Cùng với đó, công tác xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng đã được tập trung đẩy mạnh một bước, tạo chuyển biến tương đối rõ nét. Tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp thuộc diện Ban chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo đã được đẩy nhanh hơn, nhiều vụ án được mở rộng điều tra cả về tội danh và số lượng bị can, mức án đủ nghiêm, đủ sức răn đe.
Nhiều vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm đã được đưa ra xét xử nghiêm minh, theo quy định của pháp luật, được dư luận xã hội đồng tình ủng hộ, đánh giá tốt. Đơn cử như vụ án tham ô tài sản và cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Vinalines, các bị cáo Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc bị toà sơ thẩm tuyên phạt mức án tử hình.
Video đang HOT
Dù vậy, báo cáo đánh giá, công tác PCTN vẫn chưa đạt yêu cầu, mục tiêu đề ra và chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn hiện nay. Đề cập tới vấn đề thu hồi tài sản tham nhũng, báo cáo chỉ ra, thực tế còn rất khó khăn. Số lượng tài sản thu hồi đạt rất thấp (không quá 10%). Do đó, cần sớm nghiên cứu, bổ sung chế định thu hồi tài sản tham nhũng vào Luật PCTN để kịp thời xác minh, truy tìm tài sản bị chiếm đoạt, nâng cao tỷ lệ thu hồi tiền, tài sản tham nhũng.
Tại hội nghị, các ý kiến đã tập trung đánh giá tình hình, kết quả công tác phòng, chống tham nhũng từ năm 2013 đến nay. Ngoài việc chỉ ra những mặt được, chưa được, các ý kiến đi sâu vào phân tích nguyên nhân, giải pháp tháo gỡ và đề xuất các giải pháp đẩy mạnh hơn nữa công tác đấu tranh PCTN. Có ý kiến đề xuất, danh tính những người phạm tội tham nhũng phải được thông báo nhiều lần trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhiều người biết và dư luận xã hội lên án. Cùng với đó, cần liên tục công khai đường dây nóng, số điện thoại liên lạc để người dân thuận tiện trong việc tố cáo hành vi tham nhũng, lãng phí. Phải nhanh chóng có cơ chế, biện pháp thiết thực để bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản, danh dự cũng như khen thưởng phù hợp cho người phát hiện, tố cáo tham nhũng, lãng phí.
Kết luận hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, bên cạnh kết quả đạt được, cần thẳng thắn thừa nhận còn nhiều hạn chế trong PCTN so với kỳ vọng của nhân dân. Tham nhũng vẫn diễn ra ở nhiều cấp, nhiều lĩnh vực. Tình trạng tham nhũng vặt, hối lộ ở khu vực hành chính, dịch vụ công còn nhức nhối. Tham nhũng vẫn đang là thách thức, và là một trong những vấn đề bức xúc nhất của xã hội hiện nay.
Tổng Bí thư cũng cho rằng, công tác hoàn thiện thể chế về PCTN còn chậm. Cán bộ, công chức, viên chức, người dân tố cáo PCTN còn ít, trong lúc chưa có cơ chế bảo vệ người tố giác tham nhũng. Ngoài ra, công tác phát hiện tham nhũng còn yếu. Số vụ tham nhũng được phát hiện và xử lý qua hoạt động của cơ quan thanh tra, kiểm toán, điều tra còn ít. Tỷ lệ tài sản tham nhũng được thu hồi còn rất thấp.
Tổng Bí thư đề nghị, cần chú trọng xây dựng quy định về kiểm soát tài sản của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là những người ở vị trí và lĩnh vực công tác có nguy cơ tham nhũng cao. Cần quy định các giao dịch lớn của các cán bộ, công chức, viên chức phải được thực hiện qua ngân hàng để phòng ngừa tham nhũng. Bên cạnh cơ chế phòng ngừa để không thể tham nhũng, cần cơ chế trừng trị răn đe mạnh mẽ để không dám tham nhũng.
“Quyết tâm chính trị là sự cam kết, tuyên chiến với tham nhũng – phải được thể hiện công khai để nhân dân biết và giám sát. Quyết tâm không chỉ được thể hiện trên giấy, hô hào chung chung mà phải được nhìn thấy trong thực tế. Cần thiết lập bằng được cơ chế giám sát hiệu quả. Tránh để quyền lực quá lớn, quá tập trung dẫn đến sai lầm nghiêm trọng. Nếu không dựa vào dân, cuộc chiến PCTN không thể thành công” – Tổng Bí thư nhấn mạnh.
Theo ANTD
Mất mạng chỉ vì từ chối... ly rượu cưới
Đi dự đám cưới, chỉ vì từ chối ly rượu mà hai bên xảy ra cãi vã rồi xô xát. Máu côn đồ nổi lên, Tiến đã đâm một nhát dao cướp đi sinh mạng của người khác.
Ngày 21/4, Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại TPHCM bác đơn kháng cáo, tuyên y án sơ thẩm 17 năm tù đối với bị cáo Trần Minh Tiến (18 tuổi, ngụ TPHCM) về tội "Giết người".
Theo bản án sơ thẩm, tối 30/3/2013, Tiến điều khiển xe gắn máy chở theo người bạn tên Lợi đi dự tiệc cưới ở xã kế bên. Do trước đó Tiến có mâu thuẫn với nhóm thanh niên tại xã này nên khi đi Tiến mang theo con dao xếp để phòng thân.
Nửa đêm, tiệc tàn chỉ còn lại nhóm thanh niên ngồi chung với nhau 1 bàn tiếp tục nhậu. Lúc này, Lợi cầm ly rượu mời anh Hưng nhưng anh này không uống nên dẫn đến cãi nhau. Thấy vậy Tiến nói: "Thôi nhậu đi cãi nhau làm gì?".Hưng đáp, "Mày thích gì?". Tiến phản ứng: "Mày thích gì cũng được".
Bị cáo Tiến tại tòa
Hưng lập tức ném cái chén về phía Lợi. Né được, Lợi cầm ghế nhựa ném lại rồi bỏ chạy. Anh Hưng vừa đứng lên thì Tiến ngồi kế bên dùng dao đâm một nhát chí mạng vào ngực Hưng. Nạn nhân lảo đảo rồi ngã gục. Tiến và Lợi bỏ chạy. Được mọi người đưa đi cấp cứu nhưng anh Hưng đã chết trên đường tới bệnh viện vì vết thương đâm thủng tim. Trên đường về nhà, Tiến, Lợi bị cơ quan điều tra bắt giữ.
Tại phiên tòa sơ thẩm, HĐXX nhận định hành vi "Giết người" của Tiến thể hiện bị cáo coi thường pháp luật, coi thường tính mạng người khác, phạm tội có tính chất côn đồ. Tuy nhiên, bị cáo phạm tội lúc chưa thành niên, thành khẩn khai báo nên tuyên phạt bị cáo 17 năm tù giam.
Cho rằng mức án quá nặng, Tiến làm đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Tuy nhiên, tại Tòa phúc thẩm, HĐXX nhận định rằng, mức án của bị cáo là tương xứng với hành vi phạm tội. Tòa sơ thẩm đã xem xét tình tiết giảm nhẹ cho bị cáo, phiên xử phúc thẩm bị cáo không cung cấp được tình tiết giảm nhẹ nào mới nên quyết định bác kháng cáo tuyên y án sơ thẩm.
Công Quang
Theo Dantri
Vụ án 2 bác cháu giết người chỉ vì câu nói: Nâng mức án lên chung thân Xét thấy hành vi của bị cáo đặc biệt nghiêm trọng, HĐXX phiên tòa phúc thẩm bác kháng cáo xin giảm nhẹ, nâng mức hình phạt từ 20 năm lên chung thân đối với bị cáo Bùi Đức Hùng; y án 20 năm tù đối với bị cáo Bùi Quý Khoản. Sáng 22-4, tại Hải Phòng, TAND Tối cao đã mở phiên tòa...