Trung thu lung linh với đèn giấy Kirigami ấn tượng
Những chiếc đèn giấy Kirigami sẽ giúp không gian nhà bạn tràn ngập không khí Trung thu và hẳn bé yêu sẽ thích mê!
Để làm đèn giấy Kirigami, bạn cần chuẩn bị những nguyên vật liệu sau đây:
- 3 chiếc cốc thủy tinh tròn có chiều cao khác nhau
- Giấy bìa trắng, giấy bìa màu mỏng
- Mẫu bông hoa
- Đèn LED hoặc đèn nến
- Dụng cụ: kéo, keo dán, dao trổ
Video đang HOT
Đầu tiên, in hình mẫu bông hoa trên giấy. Dùng dao trổ cẩn thận theo từng chiếc lá, cánh hoa theo mẫu.
Cẩn thận gấp từng cánh hoa lên tạo hình bông hoa đang nở.
Cắt tấm giấy màu dán bọc bên ngoài chiếc cốc, sao cho tấm giấy cao hơn miệng ly 1cm.
Dùng keo dán hai đầu mép giấy với nhau tạo thành ống trụ tròn. Đặt ống giấy bên ngoài lớp giấy màu bao quanh chiếc cốc thủy tinh. Bạn nên đo chu vi của chiếc cốc trước rồi cắt giấy cho vừa với kích thước chiếc cốc nhé. Tương tự, bạn làm thêm các mẫu hoa với các chiếc cốc khác để có bộ sưu tập đèn với các kích thước lớn nhỏ khác nhau thật đẹp.
Cách làm đèn theo phong cách Kirigami không khó, nhưng cần bạn phải tỉ mỉ để cắt trổ từng chiếc lá, cánh hoa nhỏ thật cẩn thận để làm chiếc đèn thật xinh. Khi chưa thắp đèn, những chiếc đèn với những bông hoa nổi, khi thắp đèn ánh sáng lung linh xuyên qua chiếc lá, cánh hoa huyền ảo. Trung thu sắp đến, bạn hãy làm mẫu đèn này trang trí chào đón Trung thu thật vui vẻ và hạnh phúc bên gia đình. (ảnh7)
Chúc các bạn thành công với cách làm đèn giấy Kirigami này nhé!
Theo Thùy Vân / MASK Online
Hộp bánh Trung thu đèn lồng độc đáo
Sản phẩm "Hộp bánh Trung thu đèn lồng" do một nghệ nhân Hà Nội làm theo bí quyết cổ truyền với chất lượng thơm ngon.
Tết Trung thu theo âm lịch là ngày Rằm tháng 8 hàng năm. Đây là ngày Tết của trẻ em, còn được gọi là "Tết trông trăng". Trẻ em rất mong đợi được đón Tết này vì sẽ được người lớn tặng đồ chơi. Vì vậy, ngoài mâm cỗ trông trăng cùng những chiếc bánh nướng, bánh dẻo, các con rất thích những đồ chơi như đèn lồng, đèn ông sao, mặt nạ...
"Hộp bánh Trung thu đèn lồng" là một sản phẩm độc đáo và sáng tạo, được lấy cảm xúc từ chủ đề biển đảo Việt Nam và chiếc đèn lồng cổ truyền dân tộc. Những họa tiết trên đèn lồng được thiết kế và cắt những hình thủng tinh xảo khi thắp nến bên trong, tạo nên những tia sáng lung linh trong buổi tối đêm rằm.
Bên ngoài "Hộp bánh Trung thu đèn lồng" có in hình bản đồ Việt Nam.
Bên ngoài hộp bánh được thiết kế đặc biệt có in hình bản đồ và biển đảo Việt Nam, giúp các bé có thêm kiến thức về chủ quyền đất nước, khơi dậy tinh thần yêu nước và lòng tự tôn dân tộc.
Vỏ hộp có tác dụng đặc biệt, làm thành chiếc đèn lồng, nên các bé chỉ việc thắp nến vào bên trong hộp, rồi dùng cán nhựa xách đi chơi. Điều mới lạ là mỗi một sản phẩm sẽ kèm theo nến và một cán nhựa.
Hộp bánh không chỉ khiến nhiều người bị cuốn hút bởi vẻ bên ngoài in hình bản đồ Việt Nam, khơi dậy lòng tự hào dân tộc qua việc thưởng thức bằng nhãn quan, mà nó còn được người tiêu dùng tin cậy bởi chất lượng bên trong bánh. Bánh mang đậm màu sắc cổ truyền và vẫn lưu giữ được những giá trị truyền thống của dân tộc.
Người làm ra những chiếc bánh này là nghệ nhân của bánh Bảo Ngọc ngày xưa. Người nghệ nhân ấy đã lấy chữ "Tâm" đặt lên hàng đầu để tạo nên một loại bánh có hương vị đặc biệt, đảm bảo vệ sinh an toàn. Với sự tâm huyết, tận tụy trong nghề, nghệ nhân đã thổi hồn vào những chiếc bánh qua việc khắt khe từ khâu chọn nguyên liệu, rồi chế biến sao cho hợp vệ sinh, mà không làm mất đi hương vị cổ truyền của chiếc bánh.
"Hộp bánh Trung thu đèn lồng" mang đậm màu sắc truyền thống.
Một minh chứng cho sự tâm huyết với nghề của nghệ nhân đó là khâu chế biến nhân bánh. Ví dụ như mỡ lợn là một nguyên liệu không thể thiếu trong mỗi chiếc bánh. Tuy nhiên, để lựa chọn và chế biến mỡ lợn sao cho đảm bảo, mà vẫn thơm giòn thì không phải ai cũng làm được. Mỡ lợn được lựa chọn rất kỹ, đó là loại mỡ thăn ngon và tươi nguyên, sau đó được trần bằng nước sôi, đặt lên các bàn inox, công nhân lọc kỹ lại những phần thịt nạc hoặc bì lợn còn sót lại, sau đó mang ra rửa lại bằng rượu rồi mới cho vào máy thái.
Khâu sơ chế này phải làm rất kỹ, không được dính một chút nước lã nào để đảm bảo bánh để được lâu nhưng vẫn tươi ngon. Mỡ sau khi thái được đưa vào trộn ướp với đường, đúng 15 ngày sau mỡ tự chín, mở thùng ướp mỡ ra có mùi thơm lừng. Những viên mỡ đã chín trong veo và rất cứng, dậy lên mùi thơm ngậy tự nhiên vì không hề có chất bảo quản, nếu có chất bảo quản mỡ sẽ mất mùi thơm ngay.
Để ra được một chiếc bánh thập cẩm truyền thống như vậy, ngoài mỡ lợn cũng phải cần thêm 15 loại nguyên liệu được lựa chọn khắt khe và chế biến theo bí quyết gia truyền. Chính vì vậy, nhân bánh luôn đảm bảo được khâu vệ sinh, nhưng vẫn giữ được sự thơm ngon và mùi vị đặc biệt khác với những loại bánh khác, đem đến sự an tâm, tin tưởng cho người tiêu dùng.
Bánh ra lò vẫn giữ được hương vị thơm ngon, khác với những loại bánh khác.
Công ty Kitafood cho ra mắt dòng sản phẩm "Hộp bánh Trung thu đèn lồng" với 3 loại, mỗi loại có một tên gọi riêng nhưng mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, gồm hộp "Yêu nước", "Đoàn kết" và "Hòa bình", đem lại nhiều sự lựa chọn và hài lòng cho người tiêu dùng.
Kitafood được thành lập và quy tụ bởi các nghệ nhân làm bánh mứt cổ truyền ở Hà Nội. Cùng với những bí quyết gia truyền kết hợp với các chuyên gia nước ngoài và đặc biệt đó là sự say mê, tâm huyết với nghề, công ty cho ra đời những sản phẩm ngon và có chất lượng tốt cho sức khỏe cộng đồng. Trong sản xuất kinh doanh, công ty luôn đặt chữ "Tâm" lên trên hết, đặc biệt là với nghề thực phẩm. Chữ "Tâm" đó chính là: "Tâm Đức" là đạo đức kinh doanh", "Tâm Huyết" là sự say nghề, sống chết với nghề", "Quyết Tâm" là ý chí và sức mạnh đoàn kết.
(Nguồn: Kitafood)
Theo VNE
Các kiểu cắm hoa đẹp và dễ cho Ngày của mẹ Thay vì chọn các kiểu hoa quen thuộc, bạn hãy mua một vài nhánh mẫu đơn dành tặng mẹ. Theo quan niệm phương Tây, Ngày của mẹ là ngày chủ nhật thứ hai của tháng 5, năm nay rơi vào ngày 11/5. Ngoài các món quà ý nghĩa, một bình hoa nhỏ xinh xắn trong ngày đặc biệt này cũng sẽ giúp căn...