Trung tâm Sài Gòn sẽ hết ‘mạng nhện’
Toàn bộ dây điện ở quận 1 và 3 được đi ngầm dưới đất, còn dây thông tin liên lạc được chỉnh trang làm gọn.
Đại diện Tổng công ty Điện lực TP HCM cho biết, đến đầu năm 2018, toàn bộ dây điện trên các tuyến đường (có tên) ở khu vực quận 1 và 3 được ngầm hóa. Các đường dây thông tin liên lạc trên những tuyến đường này cũng được chỉnh trang làm gọn để không còn tình trạng chằng chịt “mạng nhện”.
Đường Đồng Khởi đã được dọn sạch hệ thống dây điện và dây thông tin. Ảnh:Ngọc Hậu
Từ năm 2011 đến 2015, Tổng công ty Điện lực TP HCM đã ngầm hóa lưới điện 59 tuyến đường với 690 km dây điện trung thế, hạ thế với vốn đầu tư gần 6.000 tỷ đồng. Trong đó, ngầm hóa lưới điện và dây thông tin khu vực trung tâm thành phố như đường Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Hàm Nghi, Đồng Khởi, khu vục xung quanh Hội trường thành phố, chợ Bến Thành, trung tâm hành chính quận 4, 6 và Thủ Đức…
Riêng năm nay, Tổng công ty sẽ thực hiện 60 dự án trên 62 tuyến đường với khoảng 287 km dây điện trung thế và 489 km dây điện hạ thế. Tiếp đó, công ty sẽ tập trung ngầm hóa dây điện khu vực quận 1 và 3, các tuyến đường liên quận.
Video đang HOT
Về kế hoạch đến năm 2020, Tổng công ty dự kiến ngầm hóa 650 km dây điện trung thế, 1.150 km dây điện hạ thế. Hiện, đơn vị này phối hợp chỉnh trang dây thông tin liên lạc nhằm đảm bảo mỹ quan đô thị.
Ngành điện thành phố cũng cam kết cùng các đơn vị đầu tư hệ thống viễn thông đấu thầu thi công đồng bộ để không tái diễn cảnh đào đường liên tục ảnh hưởng đến giao thông và cuộc sống người dân.
Ngọc Hậu
Theo VNE
Người Sài Gòn ở chung cư hư hỏng sẽ được tái định cư tại chỗ
Ngoài việc người dân được ở căn hộ mới, tại vị trí cũ, TP HCM muốn nhà đầu tư phải trả lại nguyên vẹn diện tích cho họ mà không buộc phải đóng thêm tiền.
"Quan điểm của Thành ủy, UBND TP là phải xử lý nhanh 474 chung cư xuống cấp, nguy hiểm, để bảo đảm an toàn cho hàng chục nghìn người dân. Đây cũng là mục đích chỉnh trang đô thị của thành phố", Phó chủ tịch UBND TP HCM Lê Văn Khoa nói trong cuộc họp về giải pháp phân cấp, ủy quyền cho các quận, huyện xử lý hàng trăm chung cư xuống cấp, ngày 8/7.
Ông Khoa cũng nhấn mạnh mục tiêu của thành phố là tái định cư tại chỗ cho người dân tại chung cư được xây mới. "Điều này là phù hợp với nguyện vọng người dân vì họ đã ở lâu rồi, không thích di dời đến nơi khác. Vì vậy, các chủ đầu tư phải tính toán xem mức diện tích căn hộ để người dân tái định cư không phải tốn thêm tiền", ông Khoa yêu cầu.
Theo ông Khoa, Thủ tướng đã cho phép chỉ định nhà đầu tư để giải quyết vấn đề cấp bách đối với những chung cư xuống cấp nghiêm trọng. Do đó, nhà đầu tư sẽ thảo luận với dân cư để thống nhất chính sách. Diện tích phải trả lại nguyên vẹn, hoặc hơn cho các hộ tái định cư.
"Mục đích của thành phố là giải quyết bài toán chung cư hư hỏng. Còn mục đích của nhà đầu tư vừa lo công việc cho thành phố vừa phải tạo ra lợi nhuận. Lợi nhuận ở đây có thể từ căn hộ chung cư dôi dư, cũng có thể có từ phương thức mà nhà đầu tư muốn thỏa thuận như hình thức đổi đất lấy hạ tầng", Phó chủ tịch UBND TP HCM cho hay.
Ông Khoa cũng khẳng định đến cuối năm nay TP HCM sẽ hoàn tất công tác kiểm định chất lượng 474 chung cư hư hỏng, xuống cấp và nguy hiểm trên địa bàn. Sau khi có kết quả kiểm định, thành phố sẽ có chính sách phương án cụ thể cho từng chung cư.
TP HCM có hàng trăm chung cư hư hỏng nghiêm trọng. Ảnh: Ngọc Hậu
Ông Trần Hoàng Quân, Chủ tịch UBND quận 4 cho rằng, thành phố phải hướng dẫn cho các quận, huyện quy trình, thủ tục cụ thể để đẩy nhanh tiến độ giải quyết các chung cư cũ. Hiện, trên địa quận có 36 chung cư hư hỏng nhưng chưa biết lấy kinh phí kiểm định từ đâu khi chưa có nhà đầu tư.
Tương tự, đại diện UBND quận 1 nói phải có hướng dẫn và đơn giá định mức để UBND quận có cơ sở thực hiện kiểm định 89 chung cư cũ trên địa bàn.
Theo đại diện Sở Xây dựng, người dân sống trong các chung cư xuống cấp đa phần có thu nhập thấp, giá trị sử dụng còn lại của các căn hộ nhỏ, giá trị bồi thường không đủ để mua lại căn hộ trên thị trường. Chính vì vậy, đa phần người dân không đồng ý việc bồi thường do không đủ để tạo lập nơi ở mới, mặc dù chung cư đã có nguy cơ sụp đổ. Do vậy, thành phố phải phân cấp, ủy quyền cho các quận huyện mới đẩy nhanh được tiến độ giải quyết khối lượng hàng trăm chung cư cũ.
Nhằm đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của người dân, không kéo dài việc thỏa thuận bồi thường, Sở Xây dựng cũng kiến nghị UBND TP cho phép thực hiện phương án tái định cư tại chỗ trừ trường hợp không xây chung cư tại vị trí cũ do thực hiện quy hoạch. Trường hợp người dân không có nhu cầu tái định cư tại chỗ, Sở đề xuất cho họ được bán căn hộ bố trí tái định cư theo hình thức chuyển nhượng căn hộ hình thành trong tương lai.
Khẳng định một lần nữa về tính cấp bách, Phó chủ tịch UBND TP HCM Lê Văn Khoa cho rằng, các chung cư hư hỏng rất nguy hiểm nên các ngành các cấp của thành phố phải có trách nhiệm. Việc giải quyết phải đảm bảo tiến độ nhanh và chất lượng thông qua lựa chọn chủ đầu tư có năng lực, kinh nghiệm và quan trọng là nhà đầu tư có tâm.
Ngọc Hậu
Theo VNE
TP HCM muốn chi 233 tỷ cải tạo cống thoát nước ở trung tâm 4 km cống thoát nước cũ, xuống cấp ở các quận trung tâm sẽ được cải tạo trong thời gian tới bằng phương pháp không đào hở để tránh ảnh hưởng người dân. Trong đề xuất trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UBND TP HCM mong muốn dự án Cải tạo cống thoát nước cũ, xuống cấp sớm được thực hiện. Dự...