Trung tâm lịch sử Brussels ‘hoang vắng’ do covid-19
Quảng trường Lớn thường xuyên đông đúc và nhộn nhịp của Brussels, thu hút hàng chục ngàn khách du lịch mỗi ngày, đã trở nên yên tĩnh và vắng vẻ.
Trong khu vực của quảng trường chính Grand-Place và tại đài phun nước nổi tiếng “Manneken Pis”, nơi mà mọi khi rất náo nhiệt, chỉ có vài chục khách du lịch trong tuyệt vọng đang đi bộ. Các con phố liền kề hoàn toàn trống rỗng, nhiều cửa hàng tạm dừng kinh doanh, nhà hàng và quán cà phê đăng quảng cáo với lời xin lỗi – ở đất nước đang kiểm dịch, mọi thứ đều đóng cửa.
Chính quyền Bỉ, kể từ thứ Bảy, tuyên bố đóng cửa tất cả các cơ sở dịch vụ, bảo tàng, nhà hát, rạp chiếu phim, phòng hòa nhạc. Trường học và trường đại học không làm việc, hoạt động trong nhà thờ cũng không được tổ chức.
Người dân địa phương được khuyên nên ở nhà, không sử dụng phương tiện giao thông công cộng, không tổ chức tiệc tùng. Chỉ có các cửa hàng tạp hóa và quán cà phê nhỏ bán đồ ăn sẵn mang đi mới được mở.
Một số nhà hàng, để bảo toàn doanh thu và không mất khách hàng, đã nhận cung cấp dịch vụ giao hàng tận nhà.
Theo báo cáo phương tiện truyền thông Bỉ, trong những ngày gần đây, tỷ lệ thuê phòng của các khách sạn ở thủ đô đã giảm mạnh. Ví dụ, cuối tuần này, con số không vượt quá 20% và chủ sở hữu của một số khách sạn đã tính đến việc đóng cửa tạm thời.
Các biện pháp kiểm dịch bắt buộc sẽ có hiệu lực cho đến ngày 3 tháng Tư. Lệnh cấm được thi hành rõ ràng, cảnh sát tuần tra giữ trật tự trên đường phố.
Các bác sĩ liên tục nhắc nhở công dân về việc cần giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên hơn và báo cáo kịp thời những thay đổi đáng ngờ về tình trạng sức khỏe của họ với bác sĩ hoặc gọi đến đường dây nóng đặc biệt của Bộ Y tế.
“Bằng cách thực hiện các biện pháp như vậy, chúng tôi muốn hạn chế tối đa số người nhiễm bệnh trong những tuần tới”, Bộ Y tế Bỉ cho biết.
Trong ngày qua, số bệnh nhân mắc covid-19 ở Bỉ đã tăng thêm 197 người, nâng tổng số lên gần 900 người nhiễm dịch, trong đó có năm người chết.
Đến nay, Bỉ chưa tuyên bố ý định hạn chế giao thông hàng không ra quốc tế hoặc đóng cửa biên giới đất liền, nhưng Bộ Ngoại giao nước này khuyến nghị tất cả các công dân không nên đi du lịch nước ngoài, còn những người đang ở nước ngoài – quay trở lại Bỉ.
Phương Thảo
Theo giaoducthoidai.vn/Ria.ru
Chủ tịch TP.HCM yêu cầu cam kết không để y bác sĩ nhiễm virus corona
Chủ tịch UBND TP.HCM đề nghị Sở Y tế đảm bảo gói hỗ trợ, bồi dưỡng cho đội y bác sĩ tham gia chống dịch Covid-19, cam kết không để các y bác sĩ nhiễm dịch.
Chiều 29/2, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP.HCM tổ chức buổi họp khẩn liên quan đến công tác phòng dịch trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát trên toàn thế giới.
Chủ tịch UBND TP.HCM đề nghị Giám đốc Sở Y tế cam kết không để đội ngũ y, bác sĩ nhiễm dịch Covid-19. Ông cho biết trên toàn địa bàn có 18.882 y, bác sĩ nhưng chỉ có hơn 300 người là bác sĩ dịch tễ.
"Đây là lực lượng có chuyên môn, hoạt động chủ yếu trong công tác phòng, chống dịch. Cần có chế độ hợp lý cho họ", lãnh đạo TP yêu cầu.
Khu vực cách ly đặc biệt của Bệnh viện Chợ Rẫy, nơi điều trị cho 2 bệnh nhân dương tính với virus corona. Ảnh: Lê Quân.
Ngoài ra, ông Phong đề nghị Sở Y tế thành lập sớm trung tâm điều phối ngành y trên địa bàn. Khi cần thiết, Giám đốc Sở Y tế có thể đề xuất UBND TP.HCM để đưa ra quyết định chính thức.
"Trung tâm này phải đảm bảo việc sẵn sàng nhân lực đội ngũ bác sĩ, y sĩ thậm chí là đội ngũ quân y. Không thể để nước đến chân mới nhảy, nhảy không kịp đâu", ông Nguyễn Thành Phong nói.
Ngoài ra, ông Nguyễn Thành Phong đề nghị Sở Y tế đề xuất gói hỗ trợ, bồi dưỡng cho đội ngũ y bác sĩ này. Sở cũng chịu tránh nhiệm đảm bảo đầy đủ trang thiết bị, đồ bảo hộ cho đội ngũ y bác sĩ.
"Họ làm cực lắm, nếu không bồi dưỡng hợp lý họ sẽ chịu không nổi, lúc đó thì lấy y, bác sĩ đâu ra phục vụ chúng ta", lãnh đạo TP.HCM chia sẻ.
Ngoài ra, lãnh đạo TP.HCM cho biết khả năng cung ứng khẩu trang của TP.HCM hiện là 2,5 triệu chiếc khẩu trang 1 ngày. Số lượng trên là khiêm tốn so với nhu cầu.
Ông đề nghị các sở, ngành chuyên môn tính toán số lượng khẩu trang đảm bảo cung cấp cho TP.HCM trong thời hạn 1 quý.
"Chúng ta đang gặp khó khăn về nguồn nguyên liệu do không thể nhập từ Trung Quốc, cái này cần tính toán. Còn về trang thiết bị, máy móc chúng ta luôn sẵn sàng", ông Nguyễn Thành Phong nói.
Ông Phong đề nghị chính quyền và các đơn vị liên quan rà soát, kiểm soát chặt chẽ các ngành dịch vụ trên địa bàn trong đợt dịch. "Các ngành nghề như mát xa, có sự tiếp xúc nhiều với khách hàng cần phải lưu ý", ông Phong đề nghị.
Đám đông chen lấn tranh giành khẩu trang trước nhà thuốc ở TP.HCM
Vụ việc xảy ra vào ngày 13/2 tại một nhà thuốc ở TP.HCM. Video cho thấy hàng chục người chen lấn trước nhà thuốc để tranh giành những chiếc khẩu trang y tế vì lo sợ virus corona.
Theo news.zing.vn
Con gái cảnh báo 'đi vào chỗ chết', nữ bác sĩ 60 tuổi vẫn tiến về Daegu Chỉ 1 ngày sau lời kêu gọi của chủ tịch Hiệp hội Y khoa thành phố Daegu, trên toàn Hàn Quốc đã có 260 tình nguyện viên đăng ký đi Daegu. Người bất chấp cảnh báo 'đi vào chỗ chết', người đóng cửa bệnh viện của mình để hướng về Daegu. Các nhân viên y tế vận chuyển bệnh nhân nhiễm dịch COVID-19...