Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ muốn đặt văn phòng Đông Nam Á tại Việt Nam
Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ ( CDC) đang muốn đặt văn phòng khu vực tại Việt Nam trong nỗ lực thắt chặt hơn nữa hợp tác giữa Mỹ và ASEAN trong lĩnh vực y tế. Cơ quan này đã có văn phòng ở Hà Nội trước đó.
Trụ sở CDC tại Atlanta, Georgia (Mỹ) – Ảnh: AFP
Động thái của Mỹ rất đáng chú ý trong bối cảnh đại dịch COVID-19 chưa kết thúc và cạnh tranh Mỹ – Trung ở Đông Nam Á đang dần trở nên quyết liệt.
“Mỹ cam kết sát cánh cùng các đối tác ASEAN để giảm thiểu tác động của đại dịch hiện tại và tăng cường hơn nữa năng lực của ASEAN trong việc ngăn ngừa, phát hiện và ứng phó với các đợt bùng phát bệnh truyền nhiễm từ động vật sang người và các bệnh truyền nhiễm khác trong tương lai”, Bộ Ngoại giao Mỹ nhấn mạnh.
Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ, tính đến thời điểm hiện tại Mỹ đã viện trợ 87 triệu USD cho các nước ASEAN chống dịch COVID-19, đồng thời hỗ trợ việc giám sát COVID-19 thông qua các văn phòng tại Thái Lan và Việt Nam.
Video đang HOT
“Mỹ sẽ mở văn phòng CDC Đông Nam Á và đặt tại Hà Nội để tăng cường hơn nữa hợp tác trong lĩnh vực sức khỏe cộng đồng”, thông cáo nêu rõ.
Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, dưới sự hướng dẫn và đào tạo của CDC, năng lực xét nghiệm của Thái Lan đã được nâng cao trong đại dịch COVID-19.
Tại Việt Nam, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết chương trình IMPACT MED thuộc Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ (USAID) đang mở rộng với các khoản đầu tư mới để giúp Việt Nam xây dựng năng lực ngành y tế và chuẩn bị tốt hơn cho các mối đe dọa sức khỏe cộng đồng trong tương lai.
USAID cũng sẽ chi 16 triệu USD cho một chương trình đào tạo nhân lực ứng phó các mối đe dọa sức khỏe cộng đồng tại ASEAN và tiếp tục hỗ trợ Hệ thống Điều phối khẩn cấp y tế công cộng ASEAN.
Bộ Ngoại giao Mỹ hiện đã thành lập Mạng lưới các cựu sinh viên ngành y tế để cùng bàn bạc, tìm ra những cách hiệu quả trong phòng chống dịch COVID-19. Mạng lưới này đã tập hợp được khoảng 2.400 người là các cựu sinh viên, học viên tham gia các chương trình trao đổi trong lĩnh vực y tế giữa Mỹ và các nước Đông Nam Á.
Trung Quốc trước đó đã cam kết sẽ ưu tiên cung cấp vắc xin ngừa COVID-19 cho một số quốc gia ASEAN một khi thử nghiệm thành công.
Covid-19 có thể khiến 20.000 người Mỹ tử vong trong 3 tuần tới
Theo mô hình dự báo mới cập nhật của CDC, Mỹ có thể ghi nhận thêm 20.000 ca tử vong vì Covid-19 trong 3 tuần tới.
Mỹ ghi nhận số ca tử vong vì Covid-19 nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới và theo các mô hình dự báo mới cập nhật, nước này có thể có thêm 20.000 người mắc Covid-19 tử vong trong 3 tuần tới.
Dự báo từ Trung tâm Ngăn ngừa và Kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết, hơn 173.000 người Mỹ sẽ tử vong vì Covid-19 vào ngày 22/8. Đến nay, Mỹ ghi nhận gần 158.000 ca tử vong kể từ khi đại dịch bắt đầu bùng phát.
Trên khắp nước Mỹ, các nhà lãnh đạo địa phương và các chuyên gia y tế công cộng hối thúc người dân không nên lơ là các biện pháp ngăn chặn dịch bệnh, đồng thời khuyến cáo việc tụ tập đông người, nhất là ở các nhóm thanh niên có thể khiến virus lây lan nhanh hơn. Trong khi một số bang ở phía nam dường như đã gần đạt đến đỉnh dịch thì các chuyên gia cho rằng các bang khác, trong đó có khu vực Trung Tây đang trở thành mối lo ngại mới khi số ca mắc không ngừng gia tăng.
CDC cho biết số ca tử vong mới ở Mỹ có thể tăng lên ở các bang như Alabama, Kentucky, New Jersey, Puerto Rico, Tennessee và Washington. Một số bang trong số những bang này từng ghi nhận tiến triển khi số ca mắc giảm bớt nhưng nay lại đang dấy lên hồi chuông cảnh báo trở lại.
Tại New Jersey, các nhà chức trách lần đầu tiên không ghi nhận ca tử vong nào trong 24 giờ kể từ đầu tháng 3 nhưng Thống đốc bang Phil Murphy cho biết, số ca mắc hàng ngày đã tăng trở lại từ tháng trước. Vào cuối tháng 6, số ca mắc Covid-19 trung bình ở bang chỉ khoảng 350 ca/ngày song đến cuối tháng 7 đã tăng lên 550 ca/ngày.
"Chúng ta đang ở một tình thế vô cùng nguy hiểm", nhận định này của Thống đốc bang New Jersey được đưa ra sau khi các nhà chức trách của bang giải tán một bữa tiệc gồm 700 người giữa lúc các lệnh hạn chế vẫn đang được áp dụng.
"Những người đi ra ngoài không đeo khẩu trang hoặc tổ chức các bữa tiệc trong nhà là những người trực tiếp gây nên sự gia tăng này. Điều này cần dừng lại và phải dừng lại ngay lập tức", Thống đốc Phil Murphy nói.
Mặc dù số ca mắc tăng cao nhưng các chuyên gia vẫn khẳng định rằng, các biện pháp ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh vẫn rất đơn giản: tránh tụ tập đông người, giãn cách xã hội và đeo khẩu trang.
Các nhà nghiên cứu ở Texas nhận định nếu các biện pháp giãn cách xã hội được thực hiện nghiêm ngặt trong 2 tuần, số ca mắc Covid-19 sẽ giảm khoảng 65% trên toàn cầu, tức là sẽ ngăn chặn được hơn 1,5 triệu ca mắc mới./.
Số ca nhiễm nCoV tại Mỹ vượt 1,5 triệu Mỹ ghi nhận thêm hơn 1.500 người chết vì nCoV trong 24 giờ qua, nâng tổng số lên 88.424 trong gần 1,5 triệu ca nhiễm. Thêm 22.726 ca nhiễm tại Mỹ, nâng tổng số người nhiễm nCoV toàn quốc lên 1.505.250. Trong số đó 89.521 người chết, tăng 1.097 và thấp hơn một ngày trước đó. Mỹ là vùng dịch lớn nhất thế...