Trung tâm Kiểm dịch Y tế quốc tế Hải Phòng bị tố nhiều sai phạm: Sở về kiểm tra, lãnh đạo mới được phát cặp
Lập hồ sơ mua cặp nhưng lại phát tiền, sau khi Sở Y tế Hải Phòng về kiểm tra, 14 lãnh đạo Trung tâm Kiểm dịch Y tế quốc tế mới được phát cặp.
Liên quan đến vụ việc Trung tâm Kiểm dịch Y tế quốc tế Hải Phòng bị ‘tố’ nhiều sai phạm, ngày 4/9, đại diện Sở Y tế Hải Phòng cho biết, sau khi nhận được phản ánh của VTC News, Giám đốc Sở Y tế thành lập đoàn thanh tra, tổ chức thanh tra đột xuất việc sử dụng kinh phí mua vật tư phục vụ công tác chuyên môn tại Trung tâm này từ 1/1/2019 đến 15/8/2019.
Cán bộ mới nhận cặp?
Bà Phạm Thị Trà – Phó Chánh Thanh tra (phụ trách Thanh tra Sở Y tế Hải Phòng) cho biết, quá trình thanh tra, Trung tâm Kiểm dịch Y tế quốc tế đã xuất trình các giấy tờ liên quan việc mua sắm cặp Samsonite cho cán bộ phục vụ công tác. Tổng số tiền mua cặp là 93,1 triệu đồng/14 cặp (trung bình 6,65 triệu đồng/cặp).
Trung tâm Kiểm dịch Y tế quốc tế Hải Phòng.
Trước đó, tại cuộc họp giao ban lãnh đạo chủ chốt của Trung tâm vào 3/1/2019, Trung tâm thống nhất việc mua cặp Samsonite cho cán bộ gồm ban giám đốc, các lãnh đạo trưởng, phó phòng. Sau đó, Trung tâm làm các thủ tục liên quan đến việc mua cặp trang bị cho các cán bộ nói trên.
Trong các ngày 19/2, 27/2, 28/2 và 14/3 giữa Trung tâm và đơn vị cung cấp cặp đã ký hợp đồng, xuất hóa đơn bán hàng, lập biên bản nghiệm thu, bàn giao và thanh lý hợp đồng mua bán số cặp nêu trên.
Tiếp đó, trong các ngày 4/3, 5/3 và 7/3, Trung tâm đã ký phiếu ủy nhiệm chi, kiểm soát chi và ghi sổ chi đầy đủ, với số tiền duyệt chi là 93.100.000 đồng. Đồng nghĩa với việc, 14 chiếc cặp đã được đơn vị cung cấp bàn giao cho Trung tâm và giữa hai bên đã hoàn tất việc mua bán 14 chiếc cặp này.
Mặc dù vậy, theo bà Trà, qua thanh tra xác minh, 14 người trong diện được nhận cặp lại nhận tiền tạm ứng mua cặp là 5.500.000 đồng/người nhưng không nhớ cụ thể ngày nhận tiền mà chỉ nhớ khoảng tháng 3/2019.
Trong khi đó, đến tháng 5/2019, sau khi có đơn thư nặc danh phản ánh liên quan đến vấn đề thu chi và tổ chức cán bộ của Trung tâm, 14 cán bộ mới được nhận cặp thật và phải trả lại số tiền tạm ứng trước đó là 5.500.000 đồng.
Video đang HOT
“Trong số những người tôi kiểm tra, tại thời điểm kiểm tra, có 2 người có cặp Samsonite, 2 người khác để ở nhà nhưng tôi không yêu cầu về lấy. Tôi thấy đúng cặp da, đúng nhãn mác là Samsonite và không cho thẩm định lại giá.
Hai cán bộ khác cũng xác định những người họ kiểm tra có nhận được cặp Samsonite. Chúng tôi xác nhận trực tiếp qua từng người nhận cặp và không chụp lại hình ảnh chiếc cặp”, bà Trà nói.
Giải trình đầy mâu thuẫn
Tuy nhiên, tại bản kết luận thanh tra của Sở Y tế kết luận việc sử dụng kinh phí của Trung tâm để mua vật tư phục vụ công tác chuyên môn từ 1/1/2019 đến 15/8/2019, theo báo cáo giải trình của Trung tâm Kiểm dịch Y tế quốc tế, Trung tâm thực hiện ký Hợp đồng mua cặp để cấp cho các cán bộ chủ chốt thuộc tiêu chuẩn chế độ của năm 2019 – 2020.
Đến 26/2/2019, cửa hàng ký hợp đồng có văn bản đề xuất do chưa thể gom hàng đủ theo yêu cầu của đơn vị và khó khăn về kinh phí thực hiện đặt mua hàng nên đề nghị Trung tâm chuyển trước tiền theo hợp đồng. Đồng thời, cửa hàng đó cam kết giao đủ số lượng cặp như trong hợp đồng sau 30 ngày kể từ ngày đề nghị.
Ngày 1/3/2019, tại cuộc họp giao ban định kỳ hàng tháng, ông Nguyễn Minh Thanh – Giám đốc Trung tâm thông báo đề nghị của cửa hàng bán cặp. Các cán bộ chủ chốt trong diện được cấp phát cặp đề nghị được phát tiền tạm ứng mua cặp.
Sau khi thống nhất, Giám đốc giao phòng Tổ chức – Hành chính ứng tiền mua cặp để phát cho 14 người. Theo đó, cá nhân sẽ tự mua khi cửa hàng không giao hàng đúng thời gian cam kết là 30 ngày kể từ 26/2/2019.
Đến 6/3, cửa hàng thông báo cho Trung tâm có đủ cặp và thực hiện việc giao hàng cho Trung tâm. Giám đốc Trung tâm chỉ đạo phòng Tổ chức – Hành chính nhận toàn bộ số cặp để cấp phát. Nhân viên phòng Tổ chức – Hành chính nhận hàng vào cuối buổi chiều ngày thứ Sáu. Sau ngày đó, nhân viên này lại nghỉ phép hết tháng 3 nên không cấp phát cặp ngay cho mọi người.
Ngày 21/5/2019, khi có đoàn của Sở Y tế đến kiểm tra, xác minh nội dung đơn thư phản ánh (trong đó có nội dung về số cặp Samsonite), lãnh đạo Trung tâm kiểm tra lại mới biết phòng Tổ chức – Hành chính chưa phát cặp.
Ông Nguyễn Minh Thanh chỉ đạo phòng Tổ chức – Hành chính phát cặp. Phòng này sau đó phát đủ số lượng cặp cho từng người được tiêu chuẩn nhận cặp.
Chỉ rút kinh nghiệm sâu sắc
“ Trung tâm thực hiện các thủ tục mua sắm theo quy định. Việc mua sắm cặp được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ, được thống nhất trong các cuộc họp giữa Ban Giám đốc, Chủ tịch Công đoàn và các cán bộ chủ chốt. Qua xác minh, chúng tôi không phát hiện hiện tượng cá nhân hay tập thể vụ lợi trong việc mua sắm này”, Phó Chánh thanh tra Sở Y tế Hải Phòng khẳng định.
Tuy nhiên, dựa trên quá trình thanh tra và những giấy tờ Trung tâm cung cấp, Sở Y tế Hải Phòng chỉ ra: “Việc phát tạm ứng tiền mặt để cán bộ tự mua cặp Samsonite khi đã ký hợp đồng mua cặp là thực hiện chưa đúng quy định về nguyên tắc tài chính”.
Từ đó, Sở Y tế Hải Phòng yêu cầu Ban Giám đốc và cán bộ chủ chốt của Trung tâm kiểm điểm, rút kinh nghiệm sâu sắc trong việc quản lý chi tiêu tài chính, mua vật tư phục vụ công tác chuyên môn, thực hiện đúng các quy định của pháp luật về nguyên tắc tài chính.
Ngoài nội dung nêu trên, liên quan đến việc bổ nhiệm cán bộ, tuyển dụng 12 viên chức không đúng quy định và việc áp dụng không đúng tỷ giá quy đổi ngoại tệ để tính giá phí kiểm dịch, gây thất thu cho ngân sách khoảng 69 triệu đồng vẫn chưa được đại diện Sở Y tế Hải Phòng thông tin trong buổi làm việc.
Liên quan đến việc tuyển dụng viên chức không đúng quy định, thông tin với PV VTC News, lãnh đạo Sở Nội vụ Hải Phòng cho biết, từ đầu năm 2018, sau khi phát hiện sự việc, Sở Nội vụ đã có văn bản gửi Sở Y tế và Trung tâm này, tuy nhiên đến nay, Sở Nội vụ vẫn chưa nhận được văn bản phản hồi về việc tuyển dụng lại hay xử lý cán bộ liên quan đến đâu.
VTC News sẽ tiếp tục thông tin vụ việc này!
MINH KHANG – NGUYỄN HUỆ
Theo VTC
Chiến dịch ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi : Thất thủ trong kiểm soát?
Từ lúc xuất hiện cho đến nay dịch tả lợn châu Phi đã lây lan ra rộng khắp, gây hậu quả nặng nề và nhiều nơi thất thủ trong kiểm soát.
Tại hội nghị trực tuyến toàn quốc bàn biện pháp khống chế dịch tả lợn châu Phi hôm 4/3, Thủ tướng Chính phủ khẳng định: "Khẩu hiệu đặt ra là "chống dịch như chống giặc". Thế nhưng, sau 4 tháng thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, đến thời điểm này, dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện tại hơn 50 tỉnh, thành phố trên cả nước, khiến hơn 2,2 triệu con lợn mắc bệnh phải tiêu hủy (gần 130.000 tấn) thiệt hại ước tính hàng nghìn tỷ đồng.
Công tác tiêu hủy lợn bị dịch tả lợn châu Phi.
Bắt đầu từ tháng 2 năm 2019, các ổ dịch tả lợn châu Phi đồng loạt xuất hiện ở một số tỉnh, thành phố như: Hà Nội, Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa... và đã lây lan nhanh ra các tỉnh phía bắc. Thanh Hóa được xác định là tỉnh có vai trò quan trọng trong việc chốt chặn không cho dịch lây lan vào các tỉnh miền Trung và phía Nam, thế nhưng, dịch vẫn lọt vào các tỉnh này và khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường nhận định: "Đây là bệnh nguy hiểm và đang có xu hướng lan rộng, bởi vì thời tiết hiện nay là rất thuận lợi cho việc vi rút phát triển. Một điều đáng tiếc là nó đã xảy ra từ ngày 22/2, đây làm điều đáng tiếc. Tuy nhiên, chúng tôi rất hoan nghênh công tác ứng phó tập trung xử lý bệnh của tỉnh Thanh Hóa, cả hệ thống chính trị và cuộc đặc biệt là cơ quan chuyên môn, Sở Nông nghiệp các cơ sở khác... đã đưa ra được các nhóm giải pháp để tập trung, từ việc xuất hiện bệnh cho đến xử lý tiêu độc, rồi thực hiện các biện pháp thực hiện an toàn sinh học phòng ngừa".
Chỉ sau khoảng 2 tháng xuất hiện thì dịch tả lợn châu phi đã phủ kín Thái Bình; và Thanh Hóa. Lý giải về nguyên nhân dịch lây lan nhanh chóng, ông Phạm Thành Nhương, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Thái Bình thẳng thắn thừa nhận, đó là do chủ quan, xem thường dịch bệnh.
"Tôi cho rằng với việc kiểm soát người, phương tiện, mà phương tiện ở đây là phương tiện ra vào vùng dịch, địa bàn xe cộ người vẫn cứ phải đi, mà việc vệ sinh tiêu độc hết được người phương tiện là rất khó, thậm chí là có người chỉ cần thấy nhà bên cạnh có dịch thế là đến chia sẻ, tâm lý tình cảm, sang động viên hỏi thăm thế là về nhà là có dịch", Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Thái Bình cho hay.
Một trong những vấn đề được các chuyên gia chỉ rõ là việc kiểm soát vận chuyển, giết mổ nhiều nơi còn buông lỏng, chủ quan. Mặc dù các địa phương đã thành lập hàng trăm chốt kiểm dịch với hàng nghìn người làm nhiệm vụ trực chốt, nhưng nhiều nơi còn tư tưởng lơ là, chủ quan.
Có nơi, lực lượng chốt trực còn bỏ chốt làm việc riêng, thậm chí là ngồi đánh bài và mặc cho phương tiện người dân qua lại vùng dịch. Đó là câu trả lời cho việc tại sao, vừa qua lực lượng chức năng tỉnh Thanh Hóa đã bắt giữ hàng trăm con lợn bệnh, không rõ nguồn gốc, không giấy tờ kiểm dịch, nhưng vẫn được vận chuyển qua nhiều tỉnh, thành phố.
Ông Nguyễn Trọng Cường, Trưởng phòng Kiểm dịch động vật, Chi cục Thú y tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Xe không biết vì sao mà đi từ Hà Nam về mà không bị bắt, đấy là một vấn đề. Đối tượng vận chuyển lợn hiện nay rất tinh vi và phức tạp, tìm mọi cách, thậm chí là cho người đi trước dò đường, trốn tránh cơ quan chức năng, đi đường tránh và che kín thùng xe".
Đã có nhiều cán bộ, nhân viên chưa hoàn thành nhiệm vụ trong công tác phòng chống dịch bị kỷ luật, điều chuyển, đã có nhiều xe chở lợn vi phạm bị xử lý. Thế nhưng, việc chủ quan, lơ là của một bộ phận cán bộ, người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương là nguyên nhân khiến dịch tả lợn châu Phi lây lan, gây thiệt hại nặng nề cho người chăn nuôi và ngân sách nhà nước./.
Theo Sỹ Đức/VOV1
Giám đốc BV xin không bổ nhiệm vì muốn nhường cơ hội cho lớp trẻ Mặc dù còn 3 năm nữa mới đến tuổi nghỉ hưu, nhưng bác sĩ Đào Mạnh Khoa vừa có đơn chủ động xin lãnh đạo Sở Y tế Hải Phòng không bổ nhiệm lại chức vụ Giám đốc Bệnh viện Da liễu Hải Phòng đối với mình, với lý do ông muốn tập trung cho chuyên môn và nhường cơ hội cho lớp...