Trung tâm ICU 200 giường ở Vĩnh Long hoạt động
Trung tâm hồi sức Covid-19 quy mô 200 giường trực thuộc Bệnh viện Nhi Trung ương, đặt tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Long, hoạt động chiều 17/8.
Ông Trần Minh Điển, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, cho biết Trung tâm được thành lập từ sự hỗ trợ của Bộ Y tế, được xây dựng khẩn cấp trên cơ sở khu 4 tầng cũ của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Long. Trung tâm điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng và nguy kịch tỉnh Vĩnh Long, có thể nhận điều trị bệnh nhân nặng của tỉnh Đồng Tháp và An Giang.
21 y bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương tham gia điều trị bệnh nhân Covid-19 tại trung tâm. Họ sẽ đào tạo chuyển giao kỹ thuật ICU và kiểm soát nhiễm khuẩn cho nhân viên y tế Vĩnh Long để đảm bảo nhân lực hoạt động cho trung tâm.
Trung tâm Hồi sức Covid-19 của Bệnh viện Nhi Trung ương điều trị các bệnh nhân nặng tại tỉnh Vĩnh Long và đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh: MOH.
Ông Bùi Văn Nghiêm, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long, đánh giá với tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Trung tâm ICU có ý nghĩa rất quan trọng cho người dân Vĩnh Long và cả khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Video đang HOT
“Hệ thống trang thiết bị hiện đại, đội ngũ y bác sĩ giỏi, Trung tâm sẽ là nơi điều trị, cứu chữa kịp thời các ca bệnh nặng, nguy kịch, giảm nguy cơ tử vong”, ông Nghiêm nói.
Tính đến ngày 17/8, Vĩnh Long ghi nhận 1.781 ca Covid-19.
Trung tâm ICU quốc gia lớn nhất miền Tây hoạt động
Bắt đầu hoạt động tối 16/8, Trung tâm hồi sức tích cực (ICU) 200 giường tại Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ tiếp nhận 2 bệnh nhân nặng đầu tiên.
Đó là hai bệnh nhân nam, 37 và 67 tuổi, được phát hiện dương tính nCoV hôm 23/7 và 1/8, từ Bệnh viện đa khoa TP Cần Thơ chuyển đến.
"Hai bệnh nhân trong tình trạng sốc nhiễm khuẩn, viêm phổi nặng, hôn mê, suy hô hấp...", bác sĩ Phạm Thanh Phong, Phó giám đốc Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ nói và cho biết bệnh nhân thở máy, dùng kháng sinh và điều trị kỹ thuật cao...
Trung tâm ICU Cần Thơ khử khuẩn xe cứu thương sau khi tiếp nhận 2 bệnh nhân Covid-19 đầu tiên tối 16/8. Ảnh: Cửu Long
Đây là một trong 12 Trung tâm ICU quốc gia do Bộ Y tế thành lập trên cả nước, tiếp nhận điều trị bệnh nhân nặng và nguy kịch ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Trung tâm được xây dựng khẩn cấp trong 2 tuần, trên cơ sở Trung tâm đào tạo và chỉ đạo tuyến nằm biệt lập với các khu vực điều trị khác của Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ.
Trung tâm được lắp đặt bồn oxy 20 m3, máy móc trang thiết bị từ kỹ thuật cao, chuyên sâu như: ECMO, lọc máu liên tục, máy thở... Trong đó, có 40 máy thở chức năng cao, 30 máy thở lưu lượng cao qua đường mũi, 106 máy theo dõi bệnh nhân 5 thông số, một máy phá rung tim tạo nhịp, 2 máy đo khí máu, 2 máy siêu âm Doppler màu, 5 máy X-quang di động, 300 bơm tiêm điện, 150 máy truyền dịch...
Bên trong Trung tâm ICU tại Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ. Ảnh: Cửu Long
Trước mắt, Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ huy động gần 100 y, bác sĩ, điều dưỡng, được tập huấn kỹ lưỡng phục vụ điều trị bệnh nhân Covid-19 tại trung tâm ICU.
Tại Cần Thơ, từ ngày 8/7 đến nay đã ghi nhận 3.313 ca nhiễm, trong đó 1.070 ca cộng đồng. 22 bệnh viện tại địa phương đang điều trị bệnh nhân Covid-19, với hơn 5.600 giường.
Đến nay, 1.405 trường hợp được điều trị khỏi, 46 ca tử vong. Hiện 1.846 người được cách ly tập trung; 6.317 trường hợp đang cách ly, theo dõi tại nhà.
Máy thở chức năng cao được trang bị tại Trung tâm hồi sức tích cực ở Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ. Ảnh: Cửu Long
Đến nay, Cần Thơ đã tiêm vaccine Covid-19 cho 237.889 người, trong đó, 7.697 trường hợp được tiêm đủ 2 mũi. Thành phố phong tỏa 172 khu, tại 39 xã, phường thuộc 7 quận, huyện.
Bộ trưởng Y tế yêu cầu cấp đủ phương tiện cho các trung tâm ICU Tới hai trung tâm ICU do bệnh viện Việt Đức và Bạch Mai điều hành tại TP HCM sáng nay, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh yêu cầu đảm bảo trang thiết bị. "Làm sao để các thầy thuốc có vũ khí tốt nhất (chống Covid-19), người bệnh được điều trị nhanh nhất", ông Long đề ra yêu cầu với...