Trung tâm Hải văn qua mặt Bộ TN&MT trong gói thầu chục tỷ?
Với những quyết định “cầm đèn chạy trước ô tô” của mình, Trung tâm Hải văn đã “bỏ nhỏ” cả Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam cũng như Bộ Tài nguyên và Môi trường vào tình thế… “sự đã rồi”.
Có chức năng điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ về hải văn, sinh học, môi trường biển và đại dương, Trung tâm Hải văn (đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam – Bộ Tài Nguyên và Môi trường) chính là một đơn vị có vai trò quan trọng và chủ chốt trong công tác nghiên cứu, điều tra, khảo sát biển nhằm xây dựng những cơ sở dữ liệu, tham mưu, tư vấn giúp các cơ quan quản lý định hướng, điều hành, phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo an ninh – quốc phòng.
Vai trò quan trọng là vậy, tuy nhiên, trong quá trình tìm hiểu, phóng viên ANTT.VN nhận thấy hoạt động của Trung tâm này lại rất “có vấn đề”.
Tàu NCB đang neo đậu tại cảng
Đấu thầu sửa chữa lên đà tàu Nghiên cứu biển (NCB): Dấu hỏi về Báo cáo kinh tế kỹ thuật
Để phục vụ hoạt động đặc thù nghiên cứu, khảo sát, điều tra biển, Trung tâm Hải văn đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường giao trọng trách quản lý Tàu Nghiên cứu biển (NCB).
Do tàu NCB được hạ thủy vào năm 1997 và đã hết hạn đăng kiểm vào ngày 25/8/2010, vì vậy, theo quy định của Hàng hải Việt Nam, tàu sẽ phải lên đà sửa chữa, đại tu để đảm bảo chất lượng, an toàn, kỹ thuật… Tuy nhiên, quá trình thực hiện đấu thầu và xét thầu của gói thầu “Sửa chữa trên đà tàu Nghiên cứu biển” thuộc hạng mục “Lên đà sửa chữa tàu Nghiên cứu biển” lại xảy ra khá nhiều sai sót.
Biên bản xác nhận số liệu và tình hình kiểm toán của kiểm toán viên nêu rõ những “vấn đề” về hồ sơ pháp lý công tác đấu thầu Lên đà sửa chữa tàu Nghiên cứu biển
Để hoàn thiện các thủ tục pháp lý cho gói thầu, Trung tâm Hải văn đã thuê đơn vị tư vấn (Trung tâm tư vấn thiết kế công nghệ tàu thủy Sông Hồng) lập Báo cáo kinh tế kỹ thuật sửa chữa tàu và lập tổng mức kinh phí sửa chữa là 14.528,52 triệu đồng, tuy nhiên, hồ sơ Báo cáo kinh tế kỹ thuật lại có không ít vấn đề.
Theo đó, biên bản xác nhận số liệu và tình hình kiểm toán của kiểm toán viên lập ngày 3/8/2012 tại Trung tâm Hải Văn cho thấy, các thông số kỹ thuật của một số thiết bị thiếu chính xác, không thống nhất và còn nhiều sai lệch, như:
Tại II.4. Động lực mục (3)(4): Trạm máy phát điện chính, máy phát điện cảng nêu công suất 174kw/1 máy, nhưng tại II5 lại nêu trạm phát điện chính trên tàu có công suất 160kw/1 máy, chênh lệch 14kw, 3 máy 42kw. Máy bơm hút khô Tại II4 nêu công suất động cơ 7kw, nhưng đến mục II5 lại nêu máy bơm hút khô công suất động cơ 7,5kw, chênh lệch 0,5kw.
Trước đưa ra các thiết bị phụ tùng thay thế sửa chữa không có Biên bản của hội đồng cán bộ chuyên môn đánh giá thực tế hư hỏng, không có báo cáo khảo sát hay số liệu của đăng kiểm hoặc sổ theo dõi thời hạn thiết bị phụ tùng hết thời hạn sử dụng cần phải thay thế.
Khi lập chi phí sửa chữa thay thế phụ tùng bằng kim loại (Kẽm, Tôn, Bơm công suất, Vòng bi các loại, các bình Acquy 24v 25 cái, Đèn pha, Cánh bơm, máy bơm phân ly, v.v) khối lượng hàng chục tấn, giá trị trên 1 tỷ đồng nhưng không xác định để thu hồi phế liệu giảm chi phí sửa chữa.
Video đang HOT
Cũng theo biên bản trên, Quyết định số 1956/QĐ-BTNMT ngày 25/10/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt kế hoạch đấu thầu chưa nêu rõ cụ thể thời gian bắt đầu và kết thúc. Mặt khác, thẩm định Báo cáo kinh tế kỹ thuật có giá 14.528,2 triệu đồng chứng thư thẩm định ngày 30/9/2011 của Công ty TNHH VINACONTROL là 12.426.923.000 đồng, khi phê duyệt xác định giá gói thầu 12.379.963.000 đồng giảm đi 46.960.000 đồng (không có tài liệu thuyết minh), qua công tác thẩm định giá còn những tồn tại.
Năm 2010, Báo cáo thẩm định của Công ty TNHH VINACONTROL dựa trên Tổng mức đầu tư Báo cáo kinh tế kỹ thuật 14.528,2 triệu đồng, xác định giá dự toán sửa chữa 8.598.000.000 đồng (giảm so với tổng mức đầu tư 5.930.246.000 đồng), thanh toán chi phí thẩm định 37.831.200 đồng. Trung tâm tổ chức đấu thầu nhưng kết quả không có đơn vị nào trúng thầu. Để tiếp tục công việc Bộ cho đấu thầu lần hai, đến tháng 8/2011 Công ty TNHH VINACONTROL thẩm định lại vẫn tài liệu Báo cáo kinh tế 14.528,2 triệu đồng xác định lại giá dự toán sửa chữa 12.426.923.000 đồng (giảm so với tổng mức đầu tư 2.101.323.000 đồng) tăng so với giá lần đầu thẩm định đưa ra 3.828.923.000 đồng; việc thẩm định lần 2 không thay đổi nội dung và khối lượng công việc nhưng vẫn trả phí thẩm định theo hợp đồng 35.000.000 đồng không giảm giá hợp đồng, thể hiện việc quản lý chưa thực sự quan tâm đến chất lượng công tác thẩm định. Khi thẩm định đơn vị tư vấn chưa tính dự toán khối lượng vật liệu thu hồi để giảm chi phí sửa chữa.
Quyết định số 101/QĐ-HV ngày 05/12/2011 của giám đốc Trung tâm Hải văn phê duyệt kết quả trúng thầu sửa chữa trên đà tàu Nghiên cứu biển, đơn vị trúng thầu Liên danh Công ty TNHH NN MTV Công nghiệp tàu thủy Bến Kiền – Viện khoa học và Công nghệ Hàng hải, giá trúng thầu 12.355.352.900 đồng, giảm so với giá gói thầu 24.601.088 đồng, bằng 0,002% so với giá gói thầu.
Cũng theo biên bản xác nhận số liệu và tình hình kiểm toán của kiểm toán viên ngày 3/8/2012 tại Trung tâm Hải Văn, thì Trung tâm này đã tạm ứng cho nhà thầu số tiền 3,6 tỷ đồng.
Giải ngân khi … chưa trúng thầu
Thông báo số 273/TB-BTNMT ngày 28 tháng 12 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
Trước tình trạng chậm trễ trong việc tổ chức đấu thầu gói thầu sửa chữa lên đà tàu Nghiên cứu biển (hai lần đấu thầu vẫn không thành), ngày 28 tháng 12 năm 2011, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ra Thông báo số 273/TB-BTNMT, trong đó, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Chu Phạm Ngọc Hiển đã kết luận: “Việc đấu thầu cần phải thực hiện theo đúng quy định, yêu cầu Trung tâm Hải văn tiến hành tổ chức đấu thầu lại. Đây là lần đấu thầu thứ 3, giao Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam cử cán bộ có kinh nghiệm giúp Trung tâm Hải văn thực hiện đúng quy định. Bộ yêu cầu Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam chỉ đạo sát sao lần đấu thầu này”.
Tuy nhiên, trước yêu cầu tổ chức đấu thầu lại (lần đấu thầu thứ 3) của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Trung tâm Hải văn dường như đã đẩy cả Tổng cục và Bộ vào thế… “sự đã rồi”.
Cụ thể, trước thời điểm mà Thứ trưởng Chu Phạm Ngọc Hiển ra kết luận chỉ đạo “đấu thầu lại” sau “hai lần đấu thầu mà không thành, dẫn đến tình trạng chậm trễ” (ngày 28/12/2011), ngày 05/12/2011, Trung tâm Hải văn đã thông báo kết quả trúng thầu tới Nhà thầu Liên danh Công ty TNHH MTV Công nghiệp tàu thủy Bến Kiền và Viện Khoa học và Công nghệ Hàng Hải (gọi tắt là Nhà thầu Bến Kiền – MRI); tiếp đó, 5 ngày sau, tức là ngày 10/12/2011 hai bên đã tiến hành ký kết hợp đồng kinh tế số 668/2011
- NCB với giá trị thực hiện hợp đồng theo thầu là 12.355.352.900 đồng (Mười hai tỷ, ba trăm năm mươi lăm triệu, ba trăm năm mươi hai nghìn, chín trăm đồng). Ngày 20 tháng 12 năm 2011, Trung tâm Hải văn tiếp tục làm thủ tục chuyển kinh phí ra Kho bạc Hà Nội để chuyển cho Liên danh Bến Kiền – MRI số kinh phí là 3.600.000.000 đồng.
Trong khi đó, ngày 14/12/2011, tàu Nghiên cứu biển chính thức được các nhà thầu đưa vào sửa chữa trên đà.
Báo cáo số 46/BC-HV ngày 21 tháng 03 năm 2012 của Trung tâm Hải văn đề xuất hướng giải quyết việc tổ chức đầu thầu lên đà tàu Nghiên cứu biển lần thứ 3 là… “không tổ chức đấu thầu lại”
Như vậy, tính đến thời điểm có thông báo số 273/TB-BTNMT cũng tức là thời điểm Bộ chỉ đạo đấu thầu lại, do các lần đấu thầu trước vì nhiều lý do đã không thành công thì trên thực tế, từ hơn ba tuần trước đó, gói thầu “Sửa chữa trên đà tàu Nghiên cứu biển” đã có… đơn vị trúng thầu, hợp đồng kinh tế cũng đã được ký, tạm ứng cũng đã được chuyển và tàu thì cũng đang được sửa.
Gần ba tháng sau kết luận chỉ đạo “yêu cầu Trung tâm Hải văn tiến hành tổ chức đấu thầu lại” của Thứ trưởng Chu Phạm Ngọc Hiển; với lý do, khối lượng công việc lên đà sửa chữa tàu Nghiên cứu biển đã được Liên danh Bến Kiền – MRI thực hiện khoảng 80% công việc, nếu không tổ chức đấu thầu lại thì công việc lên đà tàu Nghiên cứu biển sẽ hoàn tất vào tháng 3/2012 và kinh phí lên đà sửa chữa tàu NCB giữ nguyên như đã phê duyệt tại Quyết định số 1956/QĐ-BTNMT nên Trung tâm Hải văn đã đề xuất hướng giải quyết việc tổ chức đầu thầu lên đà tàu Nghiên cứu biển lần thứ 3 là… “không tổ chức đấu thầu lại”.
Rõ ràng với những quyết định “cầm đèn chạy trước ô tô” của mình, Trung tâm Hải văn đã “bỏ nhỏ” cả Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam cũng như Bộ Tài nguyên và Môi trường vào tình thế… “sự đã rồi”.
Xung quanh hoạt động của Trung tâm Hải văn, trong quá trình điều tra, phóng viên còn nhận thấy rất nhiều vấn đề bất cập khác xin được gửi tới quý bạn đọc trong các kỳ tiếp theo!
Theo An Ninh Tiền Tệ
Bộ trưởng Thăng thị sát mở luồng sông Hậu: "Các anh toàn báo cáo láo"
"Từ tháng 10/2014, tôi đã lên lịch vào kiểm tra dự án mà các ông cứ cản không cho tôi vào. Cứ báo cáo láo với tôi là tốt lắm..." - Bộ trưởng Đinh La Thăng "quát" các đơn vị liên quan tại công trường mở luồng cho tàu biển trọng tải lớn vào sông Hậu.
Ngày 6/2, Bộ trưởng Đinh La Thăng cùng đoàn công tác tiếp tục kiểm tra, đôn đốc các đơn vị đang trực tiếp thi công dự án đầu tư xây dựng công trình "Luồng cho tàu biển trọng tải lớn đi vào sông Hậu (luồng sông Hậu)", tại huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh tại 3 gói thầu: 6A; 10A và 11.
Bộ trưởng Đinh La Thăng tại công trường đang thi công Luồng sông Hậu.
Dự án Luồng sông Hậu có tổng cộng 7 gói thầu xây lắp chính, với tổng mức đầu tư 9.81 tỷ đồng do Ban QLDA hàng hải (Bộ GTVT) làm chủ đầu tư. Luồng tàu có chiều dài 46,5km; đê biển chắn sóng phía Nam dài 2,4km; đường dân sinh dọc bờ Nam kênh Tắt đào mới chiều dài 5km; bến phà, nhà trạm quản lý...
"Báo cáo láo!"
Tại công trường, vị tư lệnh ngành giao thông đặt vấn các đơn vị trực tiếp liên quan đến thi công tại gói thầu 6A là không có thiết kế, không có khảo sát thì đấu thầu bằng gì?
"Thiết kế kỹ thuật có rồi, nhà thầu chỉ làm thiết kế đê bao bể chứa. Gói thầu 6A chưa thống nhất về giá. Nhà thầu phải xác định khối lượng thi công, sau đó trình đơn giá cho đơn vị tư vấn giám sát. Thống nhất được giá sẽ làm nhanh, đúng tiến độ" - đại diện thiết kế trả lời
Ông Thăng không đồng ý những khối lượng trước đây đã làm mà bây giờ điều chỉnh giá....Giá cả nhà thầu và BQL không thống nhất với nhau thì làm cuối năm chưa thể xong công trình. Làm tích cực gì mà từ tháng 7/2014 đến giờ mà chưa xong. Làm tích cực là 3 tháng phải xong.
BQL lý giải, chậm tiến độ là do dừng giãn thi công. Không làm thủ tục đầy đủ, hồ sơ thủ tục phải làm lại.
Công nhân đang thi công tại gói thầu 6A
Bộ trưởng Đinh La Thăng "quát" các đơn vị liên quan: "Dừng giãn là chuyện cũ, thì vẫn là cái bộ máy đó chứ đâu. Tôi đã bảo không làm được thì cách chức Trưởng BQL ngay thì các ông cứ bảo vệ là làm tốt. Bây giờ không xong thì các anh lại bảo làm không được. Tất cả các bộ phận tư vấn giám sát, nhà thầu, thiết kế thi công cãi nhau loạn xạ. Đã không làm được mà sao cứ báo cáo tốt?".
BQL cho rằng đã ký hợp đồng rồi. Tuy nhiên, ông Thăng đặt vấn đề vì sao không có bảng giá mà vẫn dám ký hợp đồng với nhà thầu thì không ai trả lời!
"Tôi nói thẳng, các ông không biết làm cái gì cả. Để làm dự án này thì phải làm những công việc gì và không hình dung được. Về toàn báo cáo láo theo tiến độ tốt. Từ tháng 10/2014, tôi đã lên lịch vào kiểm tra dự án mà các ông cứ cản không cho tôi vào. Cứ báo cáo láo với tôi là tốt lắm...Anh không phải vào. Tôi không thể hiểu được, sốt hết cả ruột" - Bộ trưởng Đinh La Thăng nói.
Thi công yếu sẽ thay thế
Tại cuộc họp, Bộ trưởng Đinh La Thăng phê bình chủ đầu tư, BQL, tư vấn thiết kế, nhà thầu thi công thiếu phối hợp, không chịu chia sẻ vì mục đích chung của dự án...
Đây là dự án trọng điểm quốc gia được Quốc hội, nhân dân giám sát. Phải đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ, chất lượng để đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh và cả ĐBSCL.
Các đơn vị đang thi công đào luồng thông vào sông Hậu
Ông Thăng đề nghị UBND tỉnh giúp giải phóng mặt bằng. BQL ứng tiền chuyển cho UBND tỉnh để giúp giải phóng mặt bằng.
Ngoài ra Bộ trưởng Bộ GTVT yêu cầu đơn vị nào làm chậm thì BQL có quyền thay nhà thầu khác hoặc yếu quá thì thay nhà thầu mới. Đây là dự án cấp quốc gia chứ không phải nhà thầu xí phần dự trữ công việc để làm dần. BQL phải chịu trách nhiệm các vấn đề liên quan, kể cả chuyện thanh toán chậm và tiến độ công trình.
"Bây giờ thuê đơn vị tư vấn nước ngoài vào kiểm tra một lần nữa, có khi tiết kiệm được cả ngàn tỷ đồng. Dân mình còn nghèo lắm, một ngàn tỷ là có thể giúp nhân dân Trà Vinh nhiều việc lắm" - Bộ trưởng Đinh La Thăng nói.
Được biết, dự án Luồng Sông Hậu có thời gian thực hiện dự án là 5 năm, chia làm hai giai đoạn: Giai đoạn từ 2013 - 2015 là giai đoạn thông luồng kỹ thuật, trong đó tập trung nguồn lực để triển khai thực hiện trước hạng mục đê Nam, đoạn luồng biển dùng chung, hoàn trả khối lượng đã thực hiện và thực hiện công tác giải phóng mặt bằng. Kinh phí khoảng 7.555,7 tỷ đồng (bao gồm cả 929,3 tỷ đồng đã thực hiện). Giai đoạn sau 2015 (2016-2017) hoàn thành các hạng mục còn lại đảm bảo tính ổn định, đồng bộ, đảm bảo dân sinh của dự án. Kinh phí khoảng 2.225,5 tỷ đồng
Theo Quốc Huy
VietNamnet
Rà soát toàn bộ tuyến đê hơn 80 tỷ đồng có nhiều bất cập Dù đã nhiều lần được nhắc nhở, đốc thúc song Công ty Ngân Anh Vương - đơn vị thi công gói thầu đoạn qua xã Thạch Mỹ - vẫn chây ì gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến dự án đê Tả Nghèn (Hà Tĩnh). Ngày 6/1, sau khi Dân trí đăng tải bải viết "Phát hiện nhiều vấn đề tại dự án đê...