“Trung tâm dữ liệu thường lãng phí tới 90% điện năng”
Các trung tâm dữ liệu trên khắp thế giới sử dụng khoảng 30 tỷ watt điện, ngang với lượng điện của 30 nhà máy điện hạt nhân. Trong số này, trung tâm dữ liệu tại Mỹ đã chiếm tới 1/4. Các con số này được đưa ra sau 1 nghiên cứu trong hơn 1 năm và đăng tải trên tờ New York Times.
Một cuộc điều tra về khối lượng điện tiêu thụ và mức độ lãng phí điện của các trung tâm dữ liệu vừa được đăng tải trên tờ New York Times đã gây ra khá nhiều cú “sốc” cho bất kì ai khi nghe thấy. Các trung tâm dữ liệu trên khắp thế giới sử dụng khoảng 30 tỷ watt điện, ngang với sản lượng điện của 30 nhà máy điện hạt nhân.
Không chi tiêu thụ một lượng điện khổng lồ, cuộc điều tra còn cho biết, hầu hết các trung tâm dữ liệu thường “tiêu thụ năng lượng một cách lãng phí”.”Các công ty công nghệ thường để trung tâm dữ liệu của mình chạy suốt ngày, bất kể đó có phải là lúc chúng phải được dùng để tính toán hay không. Chỉ có 6 đến 12% lượng điện được dùng để tính toán. Số còn lại được dùng cho các trường hợp đột biến điện hoặc crash hệ thống”.
Video đang HOT
Trung tâm dữ liệu là cỗ máy tiêu thụ điện khổng lồ nhưng hầu hết số điện là…lãng phí.
Ngoài ra, để tránh các trường hợp sự cố, các công ty thường sử dụng máy phát điện. Các máy phát này phun diesel thải với số lượng rất lớn và thường là vi phạm các tiêu chuẩn về không khí sạch.
“Đây là những con số gây kinh ngạc cho hầu hết tất cả chúng ta, ngay cả cho những ai hoạt động trong ngành công nghiệp này. Một trung tâm dữ liệu có thể tiêu thụ nhiều điện hơn cả 1 thành phố cỡ nhỏ” – Peter Gross, một trong các nhà thiết kế các trung tâm dữ liệu, cho biết trên tờ New York Times.
Tuy nhiên, không phải tất cả các trung tâm dữ liệu đều được cho là gây lãng phí và gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường. Trung tâm dữ liệu có diện tích 22761 m vuông của eBay ở Delta, tiểu bang Utah, từng đạt chứng nhận LEED Gold do chi phí để nó hoạt động rẻ hơn tới 50% và tiết kiệm năng lượng hơn 30% so với các trung tâm trước đó của eBay. Có được điều này là nhờ nó có một bình chứa nước làm mát với thể tích hơn 1514 m khối có nhiệm vụ thu thập nước mưa, giúp làm mát hệ thống trong 700 tiếng mà không cần tới bất cứ nguồn điện nào để làm mát.
Theo Genk
Ra mắt nhóm vận động hành lang "Vì một thế giới Internet tự do"
Một nhóm vận động hành lang có tên "Hiệp hội Internet" (The Internet Association), được nhận sự ủng hộ và hỗ trợ từ những gã khổng lồ công nghệ hùng mạnh nhất như Google, Facebook hay Amazon đã chính thức được thành lập vào hôm Thứ tư (19/09) vừa qua.
Tổ chức này được thành lập nhằm mục tiêu "thúc đẩy các chính sách và giải pháp nhằm tăng cường sức mạnh và bảo vệ cho một thế giới Internet mở, sáng tạo, miễn phí và tự do tạo điều kiện thuận lợi cho sự sáng tạo cũng như góp phần tăng trưởng kinh tế".
Thời gian tới, tổ chức sẽ tiến hành hoạt động tại Thủ đô Washington D.C (Mỹ), dưới sự lãnh đạo của ngài Michael Beckerman, chủ tịch đồng thời cũng là giám đốc điều hành. Hiệp hội có sự hỗ trợ của 14 gã khổng lồ trong làng công nghệ nói chung, cũng như lĩnh vực Internet nói riêng là Amazon, AOL, eBay, Expedia, Facebook, Google, IAC, LinkedIn, Monster, Rackspace, Salesforce.com, TripAdvisor, Yahoovà Zynga.
Không có sự góp mặt của Apple, Microsoft hay Oracle, bởi theo phát ngôn viên hiệp hội thì "đây không phải là những công ty tập trung vào lĩnh vực Internet", song vẫn khẳng định họ sẽ luôn "ủng hộ và đại diện cho một nền Internet tự do và miễn phí".
"Một thế giới Internet sáng tạo, mở và miễn phí là một trong những nhân tố quan trọng thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của quốc gia chúng ta. Các doanh nghiệp, công ty kể trên là những đối thủ cạnh tranh khốc liệt trên thị trường, tuy nhiên, ở Washington, họ đã nhận ra rằng mạng thông tin toàn cầu cần có tiếng nói chung, thống nhất. Họ thấu hiểu nguy cơ Internet bị đe dọa trong tương lai và do vậy, phải nỗ lực chung tay với nhau để bảo vệ nó" - Beckerman cho biết trong tuyên bố hôm 19/9.
Theo AP, Hiệp hội Internet sẽ nỗ lực tập trung hoạt động vận động hành lang của họ vào 3 lĩnh vực cốt lõi "bảo vệ Internet tự do", "thúc đẩy sự sáng tạo và tăng trưởng kinh tế" cũng như "trao quyền cho người dùng". Tổ chức cũng sẽ gặp gỡ và làm việc trực tiếp với các nhà làm luật tại Mỹ.
Nhiều hãng công nghệ đứng đằng sau Hiệp hội Internet có lẽ không quá xa lạ với hoạt động vận động hành lang. Mạng xã hội lớn nhất thế giới Facebook đã dành ra chi phí đáng kể phục vụ cho hoạt động này, lên tới 960.000 USD trong quý II năm nay. Hay kỉ lục đã thuộc về "gã khổng lồ" tìm kiếm Google khi quý I năm nay, hãng đã chi ra tới hơn 5 tỷ USD cho vận động hành lang.
Chủ tịch Hiệp hội nói rằng nếu ra mắt sớm hơn (vào đầu năm nay), có thể tổ chức đã "ra tay" vận động nhằm chống lại việc thông qua Đạo luật chống vi phạm bản quyền trực tuyến (SOPA) của Mỹ. SOPA - vốn được hỗ trợ mạnh bởi Hiệp hội công nghiệp ghi âm Mỹ và "cánh tay" vận động hành lang của Hollywood - Hiệp hội điện ảnh Mỹ - là một trong những nhân tố thúc đẩy Hiệp hội Internet ra đời. Nhóm vận động hành lang tuyên bố họ sẽ "mạnh mẽ" chống lại SOPA, dự luật "có nguy cơ sẽ đưa Internet trở về thời kì đồ đá".
Điều đáng mừng là ngay cả các nhóm vận động hành lang đối thủ cũng hoan nghênh sự liên kết này.
Theo Genk
eBay thay đổi logo mới sau hơn một thập kỷ sử dụng eBay đã chính thức thay đổi logo mới của mình sau hơn một thập kỷ sử dụng. Biểu tượng đặc trưng của hãng sẽ được đại tu một cách mạnh mẽ trong đợt lần này. Màu sắc đậm của logo cũ và phong cách chồng chéo, không hàng lối của các công ty web của thập niên 90 (điều mà bạn vẫn thấy...