Trung tâm di sản tư liệu quốc tế Hàn – UNESCO đi vào hoạt động năm 2020
Cơ quan lưu trữ quốc gia thuộc Bộ Hành chính và an toàn Hàn Quốc ngày 14/7 cho biết Đại sứ Hàn Quốc tại Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) Lee Byong-hyun và Tổng Giám đốc UNESCO Audrey Azoulay đã ký kết “Hiệp định thành lập Trung tâm di sản tư liệu quốc tế (ICDH) Hàn – UNESCO”, tại trụ sở của UNESCO ở Pari, Pháp vào ngày 12/7 vừa qua (giờ địa phương).
Hàn Quốc tiếp tục hỗ trợ cho Thập kỷ Khoa học Đại dương
Hiệp định có nội dung cam kết hợp tác hỗ trợ giữa Hàn Quốc với UNESCO về việc xác định chức năng, vai trò, nhân lực và tài chính của Trung tâm di sản tư liệu quốc tế, đặt tại thành phố Cheongju (tỉnh Bắc Chungcheong), được nhất trí tại cuộc họp toàn thể lần thứ 39 của UNESCO vào tháng 11/2017.
Theo thỏa thuận, Trung tâm di sản tư liệu quốc tế có nhiệm vụ phát triển nghiên cứu, đào tạo, phát triển chính sách, quản lý các tư liệu được UNESCO công nhận là di sản tư liệu thế giới. Cụ thể là nghiên cứu và phát triển các chính sách liên quan đến bảo tồn di sản tư liệu thế giới; phát triển và thực hiện các chương trình đào tạo phù hợp theo từng quốc gia, tập trung vào các nước đang phát triển; quảng bá dự án và thành quả dự án di sản tư liệu thế giới; quản lý di sản tư liệu thế giới sau khi được công nhận.
Bộ Hành chính và an toàn sẽ tài trợ chi phí vận hành, Cơ quan lưu trữ quốc gia đảm trách việc vận hành, và chính quyền thành phố Cheongju cung cấp đất và tòa nhà trung tâm. Thành phố Cheongju cho biết họ đã chuẩn bị ngân sách 16,4 tỷ won (13,9 triệu USD) để xây dựng tòa nhà rộng 3.856 m2 với 5 tầng, bao gồm một tầng hầm. Ban lãnh đạo của trung tâm sẽ gồm có 10 người, trong đó có hai người thuộc Chính phủ, một người thuộc UNESCO, một người thuộc trung tâm và hai người đến từ các cơ quan liên quan.
Video đang HOT
Trung tâm di sản tư liệu quốc tế là một trong số hơn 100 cơ quan trực thuộc “Loại II” của UNESCO. Khác với cơ quan trực thuộc “Loại I” được UNESCO trực tiếp tài trợ kinh phí vận hành, cơ quan trực thuộc “Loại II” sẽ do quốc gia quản lý tự lo kinh phí, phụ trách vận hành dưới sự tư vấn của UNESCO. Trung tâm di sản tư liệu quốc tế đặt tại Hàn Quốc lần này là cơ quan trực thuộc “Loại II” thứ 5 của UNESCO ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Cơ quan lưu trữ quốc gia có kế hoạch sẽ hoàn tất các thủ tục pháp lý cần thiết để thành lập trung tâm trong năm nay, và tiến hành hợp tác với chính quyền thành phố Cheongju để xây dựng tòa nhà trung tâm cho đến cuối năm sau. Giám đốc Cơ quan lưu trữ quốc gia Lee So-yeon kỳ vọng việc thành lập Trung tâm di sản tư liệu quốc tế lần này sẽ giúp nâng cao vị thế của Hàn Quốc với tư cách là một nước tiên tiến, tạo được tầm ảnh hưởng đáng kể trong lĩnh vực bảo tồn tư liệu trên toàn thế giới.
Hàn Quốc hiện đang là nơi đứng chân của bốn cơ quan thuộc UNESCO: Trung tâm giáo dục châu Á – Thái Bình Dương về kiến thức quốc tế tại Seoul; Trung tâm thông tin và kết nối mạng quốc tế về di sản văn hóa phi vật thể ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương ở Jeonju, tỉnh Bắc Jeolla; Trung tâm võ thuật quốc tế giúp phát triển và gắn kết thanh niên tại Chungju, tỉnh Bắc Chungcheong; và Trung tâm quốc tế về an ninh nguồn nước và quản lý bền vững ở Daejeon.
A.N.
Theo Ngaynay
Ông Trump tính rút khỏi hiệp ước quốc phòng 60 năm với Nhật vì bất công?
Tổng thống Mỹ Donald Trump gần đây đã bày tỏ với các cố vấn thân tín suy nghĩ về việc rút khỏi một hiệp ước quốc phòng kéo dài 6 thập niên với Nhật Bản mà ông cho rằng "bất công" với Washington.
Tổng thống Mỹ Donald Trump - Ảnh: AP
Bloomberg hôm 25.6 dẫn 3 nguồn thạo tin cho biết, ông Trump coi thỏa thuận này là quá phiến diện vì Mỹ cam kết sẽ viện trợ nếu Nhật Bản bị tấn công nhưng không bắt buộc quân đội Nhật phải đến để bảo vệ Mỹ.
Việc Mỹ rút khỏi hiệp ước quốc phòng với Nhật Bản có thể gây nguy hiểm cho liên minh hậu chiến tranh trong việc giúp bảo đảm an ninh tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đặt nền móng cho sự phát triển về kinh tế của khu vực.
Theo các điều khoản đầu hàng trong Thế chiến II, Nhật Bản đã đồng ý với một hiến pháp hòa bình, trong đó nước này từ bỏ quyền phát động chiến tranh. Do vậy, việc hủy bỏ hiệp ước của Mỹ sẽ có nguy cơ dẫn đến các cuộc chạy đua vũ trang mới trong khu vực vì Nhật Bản cần phải tìm cách khác để phòng vệ trước các mối đe dọa từ Trung Quốc và Triều Tiên. Nó cũng sẽ đặt ra dấu hỏi về việc đảm bảo các cam kết quân sự của Mỹ đối với Úc, Philippines, Hàn Quốc, Đài Loan và một loạt các đồng minh khác trên khắp thế giới.
Thông tin trên được đưa ra trong bối cảnh Tổng thống Trump sẽ có chuyến thăm thứ hai tới Nhật Bản trong ngày 26.6 để tham dự hội nghị thượng đỉnh G-20 ở thành phố Osaka. Ông Trump dự kiến sẽ có cuộc hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, người vốn có mối quan hệ tốt đẹp với vị tổng thống khó đoán này.
Được biết, hiệp ước quốc phòng của Mỹ với Nhật Bản được ký kết lần đầu tiên vào năm 1951 cùng với Hiệp ước San Francisco chính thức kết thúc Thế chiến II. Hiệp ước nói trên được sửa đổi vào năm 1960, trao cho Mỹ quyền đặt căn cứ quân sự ở Nhật Bản để đổi lấy cam kết rằng Mỹ sẽ bảo vệ quốc đảo này trong trường hợp bị tấn công.
Vị tổng thống thứ 45 của Mỹ cũng thường xuyên phàn nàn rằng các nước đồng minh có căn cứ quân sự của Washington không trả đủ tiền cho những gì ông coi là đặc quyền. Theo đó, ông Trump có thể tìm cách đàm phán một hiệp ước mới hoặc sửa đổi, đòi hỏi phải có thêm sự hỗ trợ tài chính cho sự hiện diện quân sự của Mỹ.
Câu hỏi đặt ra rằng liệu một tổng thống Mỹ có thể rút khỏi một hiệp ước đã được phê chuẩn mà không cần sự chấp thuận của quốc hội hay không. Trước đó, cựu Tổng thống George W. Bush từng rút Mỹ khỏi Hiệp ước Chống Tên lửa Đạn đạo vào năm 2002 khi chưa có sự đồng ý của Quốc hội.
Mặc dù vậy, ông Trump hiện chưa thực hiện bất kỳ động thái nào liên quan đến việc rút khỏi hiệp ước và các quan chức chính quyền nhận định một hành động như vậy rất khó xảy ra.
Minh Hằng (theo Bloomberg)
Theo Motthegioi.vn
Tác động của cạnh tranh địa - chiến lược Nga - Mỹ đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một vài dự báo Cuộc cạnh tranh ảnh hưởng địa - chiến lược giữa Nga và Mỹ nói riêng, giữa các cường quốc trên thế giới nói chung đang diễn ra ngày càng gay gắt và quyết liệt. Là những cường quốc toàn cầu, cạnh tranh Nga - Mỹ có tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến cục diện khu vực châu Á - Thái Bình...