‘Trung tá điên’ từng hạ phát xít Đức bằng cung tên
John Churchill, trung tá Anh chiến đấu bằng cung tên thời Thế chiến II, cho rằng bất cứ ai ra trận mà thiếu gươm đều “không chỉnh tề”.
Cuộc đời của Churchill, người còn có biệt danh “Jack Điên”, đã khác thường từ khi ông chào đời tại Hong Kong vào năm 1906. Alec Churchill, cha của ông, được bổ nhiệm làm Giám đốc Công chính ở Hong Kong, nên gia đình này sống tại châu Á cho tới năm 1917.
Đây là khoảng thời gian Churchill lần đầu tiên được nếm trải cảm giác phiêu lưu. Ông thường đi khám phá những vùng nông thôn xung quanh thành phố. Khi gia đình trở về Anh, ông vẫn không ngừng khao khát trải nghiệm.
Churchill được đào tạo tại Đại học Quân sự Hoàng gia Anh và tốt nghiệp năm 1926, sau đó được triển khai tới Myanmar cùng Trung đoàn Manchester. Trong thời gian ở Myanmar, ông lái xe máy gần như khắp đất nước để khám phá, đồng thời học chơi kèn túi.
Trung tá John Churchill làm việc tại văn phòng cho quân đội Anh sau khi nghỉ hưu. Ảnh: Wikimedia Commons.
Năm 1936, khao khát phiêu lưu của Churchill trở nên lớn đến mức quân đội trở thành sự bó buộc. Vì vậy, ông quyết định giải ngũ và di chuyển đến thành phố Nairobi ở Kenya. Tại đây, Churchill làm biên tập viên cho một tờ báo, kiêm người mẫu nam.
Kỹ năng bắn cung và chơi kèn túi của ông cũng giúp ích cho sự nghiệp diễn viên. Churchill từng xuất hiện trong hai bộ phim là “The Thief of Bagdad” và “A Yank At Oxford”, trước khi rời lĩnh vực điện ảnh.
Video đang HOT
Tuy nhiên, Churchill không “để phí” tài năng của mình khi tham gia một cuộc thi thổi kèn túi của quân đội và giành vị trí thứ hai. Năm 1939, ông đại diện nước Anh tham gia Giải vô địch Bắn cung Thế giới ở Oslo, Na Uy.
Sau khi Đức xâm lược Ba Lan, Churchill quyết định gác lại những chuyến phiêu lưu và tái ngũ, gia nhập Lực lượng Viễn chinh Anh tại Pháp. Trong khi các đồng đội đều dùng súng để tấn công, Churchill lại nằng nặc mang theo kiếm khi ra trận, thỉnh thoảng dùng cả cung tên giữa chiến trường.
Ngày 27/5/1940, từ ngọn đồi trong làng L’Epinette, gần Richebourg, Pháp, Churchill cùng hai đồng đội quan sát 5 lính Đức tiến đến cách họ chưa đầy 27 m. Churchill giương cung, bắn trúng một lính phát xít, trở thành lính Anh duy nhất từng hạ quân địch bằng mũi tên trong thời chiến tranh hiện đại.
Sau thời gian phục vụ trong Lực lượng Viễn chinh Anh, Churchill tình nguyện tham gia Commandos, đơn vị đặc nhiệm chuyên thực hiện các cuộc đột kích vào những khu vực Đức chiếm đóng tại châu Âu. Ở vị trí mới này, Churchill nổi tiếng nhờ tinh thần xông pha, kỹ năng ném lựu đạn và chơi kèn túi.
Churchill đã cùng lực lượng Commandos tham chiến khắp châu Âu, từ Na Uy đến Italy hay Nam Tư. Lúc nào ông cũng mang theo cung tên, thanh kiếm và chiếc kèn túi. Trong một đợt hành quân qua vùng Sicily, Italy, chỉ với thanh kiếm của mình, Churchill và một hạ sĩ bắt được 42 lính Đức làm tù binh.
Tuy nhiên, nhóm của Churchill trong một lần thực hiện nhiệm vụ đã bị phục kích, khi quân Đức nã một quả đạn cối khiến toàn bộ thành viên trong đội thương vong. Churchill thoát chết một cách thần kỳ, nhưng bị lính Đức bắt và đưa tới trại tập trung Sachsenhausen.
Chỉ vài ngày sau khi bị đưa vào trại tập trung, “Jack Điên” và một sĩ quan khác bò qua hàng rào dây thép gai, chui qua đường ống thoát nước và trốn ra ngoài. Họ chạy được tới bờ biển, nhưng bị quân Đức bắt lại gần thành phố Rostock.
Cuối tháng 4/1945, “Jack Điên” cùng khoảng 140 tù binh trong trại được chuyển tới Tyrol, do một nhóm lính SS canh gác. Các tù binh đã gặp chỉ huy một đơn vị quân đội Đức gần đó và bày tỏ lo ngại rằng họ có thể bị lính SS hành quyết.
Sau khi nhận được thông tin, đại úy Wichard von Alvensleben chỉ huy một đơn vị quân đội Đức tới bảo vệ nhóm tù binh và gây sức ép buộc lính SS rời đi. Các tù binh này được đơn vị của Alvensleben thả tự do.
Ngay khi được phóng thích, Churchill đi bộ 150 km tới Verona, Italy, và gặp quân đội Mỹ. Sau khi phát xít Đức đầu hàng, Churchill được điều tới Myanmar để tham gia các trận đánh với quân Nhật. Tuy nhiên, tại thời điểm ông đến nơi, chiến tranh đã dần tới hồi kết, khi Mỹ ném hai quả bom hạt nhân xuống thành phố Hiroshima và Nagasaki.
Theo lời kể của các đồng đội, Churchill thất vọng vì chiến tranh đột ngột kết thúc. Do đó, để tiếp tục phong cách sống phiêu lưu của mình, ông trở thành một lính nhảy dù, gia nhập Trung đoàn Bộ binh Ánh sáng Cao nguyên và đến Palestine hoạt động.
Churchill sau đó chuyển đến Australia và làm giảng viên cho trường quân sự tại đây. Australia cũng là nơi ông bắt đầu học lướt sóng, nghiên cứu các kỹ thuật của bộ môn này. Khi trở về Anh, vào ngày 21/7/1955, Churchill trở thành người đầu tiên lướt sóng trên sông Severn, con sông dài nhất Vương quốc Anh.
Năm 1959, ở tuổi 53, Churchill dường như nhận thấy đã đến lúc cần sống chậm lại, nên quyết định rời quân đội. Ông dành những năm nghỉ hưu để chèo thuyền trên sông Thames, chơi mô hình tàu chiến điều khiển bằng vô tuyến.
Năm 1996, Churchill qua đời ở tuổi 89.
Gần nửa triệu đôla cho bình rượu thời Càn Long trong gara
Chiếc bình nhỏ xíu hình ấm trà thời Càn Long được phát hiện ở gara trong một lần dọn dẹp đã được bán với giá gần 500.000 USD.
Chủ nhân chiếc bình đã mang nó tới nhà đấu giá Hansons để định giá hồi cuối tháng 9. Hansons gọi đây là "phát hiện của năm", khi xác định nó là một bình đựng rượu quý hiếm có niên đại từ thế kỷ 18 và mang dấu ấn của hoàng đế Trung Quốc Càn Long.
Nó chỉ nặng 362 g, tráng men và đồng, trang trí hoa văn, có tay cầm và vòi nhỏ. Chủ nhân món đồ thừa kế nó từ ông nội, người mà nhà đấu giá tin rằng đã "mua lại" món đồ khi đóng quân ở Viễn Đông trong Thế Chiến II.
Bình rượu có hình dáng giống ấm trà có niên đại từ thế kỷ 18. Ảnh: Hansons
Theo Hansons, chủ nhân chiếc bình từng cân nhắc bán nó lại cho một cửa hàng chuyên mua bán đồ cũ và đã tưởng "chuyên gia giám định của chúng tôi sẽ cười khi anh ta mang nó tới định giá miễn phí".
"Người bán không biết gì về món đồ. Nó để trong một cái hộp kín, đặt trên kệ tủ, trong một ngôi nhà ở South Derbyshire. Và anh ta cũng không ngờ rằng món đồ này có thể làm thay đổi cuộc đời về mặt tài chính", Charles Hanson, người sáng lập của Hansons, nói.
Nhà đấu giá ban đầu ước tính chiếc bình hiếm có thể bán với giá 25 - 51.000 USD, dù trước khi bán, họ đã điều chỉnh lên 127.000 - 191.000 USD. Bởi lệnh phong tỏa Covid-19 nên họ đã áp dụng hình thức đấu giá trực tuyến, người mua đặt giá qua điện thoại. Chiếc bình được bán sau cuộc đấu giá chưa tới 12 phút.
Dưới đáy bình ghi chữ "chế tác năm Càn Long". Ảnh: Hansons
Danh tính của chủ sở hữu mới chưa được tiết lộ. Hansons đã đưa một số cổ vật Trung Quốc bị thất lạc ra đấu giá trong những năm gần đây. Năm 2017, một chiếc đĩa từ thế kỷ 18 được tìm thấy trong một tủ bếp ở South Derbyshire đã được bán với giá 292.000 USD. Năm 2016, Hansons đã bán một chiếc bình cũng có từ thời Càn Long, được sử dụng làm bình phong, với giá 826.000 USD.
Năm 2011, một đôi vợ chồng đã tìm đến Hansons nhờ thẩm định miễn phí một chiếc bình với hy vọng bán được 32 USD. Món đồ là một báu vật của triều Thanh, sau đó được bán với giá 244.000 USD.
Liệu NASA có thành công trong việc đưa mẫu vật sao Hỏa về Trái Đất? Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) vừa tiết lộ chi tiết kế hoạch thu thập mẫu vật trên sao Hỏa và đem về Trái Đất. Trong vòng 10 năm tới, NASA sẽ phóng thêm hai tàu vũ trụ phục vụ cho mục đích này. Khi xe tự hành Perseverance được đưa lên sao Hỏa vào mùa hè này, một trong những...