Trung Quốc yêu cầu xử nghiêm vụ quản lý bị giết
Thời Báo Hoàn cầu hôm 7/8 đưa tin Tổng lãnh sự Trung Quốc ở Zambia đang kêu gọi chính quyền nước sở tại nghiêm khắc giải quyết vụ việc các thợ mỏ địa phương giết chết một quản lý người Trung Quốc.
Theo đó, Trung Quốc cũng yêu cầu Zambia có biện pháp xoa dịu nỗi bất bình cùng tâm lý lo sợ trong cộng đồng người Trung Quốc ở Zambia cũng như người thân của họ ở quê nhà.
“Chúng tôi đang làm việc với Bộ Lao động, Bộ Ngoại giao và cả các quan chức cảnh sát Zambia nhằm đề nghị họ đưa những tội phạm có liên quan ra xét xử càng sớm càng tốt”, một quan chức họ Trần ở lãnh sự Trung Quốc nói với Thời Báo Hoàn cầu.
Ông Trần cũng xác nhận, hôm thứ Bảy (4/8), một quản lý người Trung Quốc đã bị giết chết cùng 4 người khác bị thương trong một vụ biểu tình của công nhân mỏ than Collum do Trung Quốc sở hữu ở tỉnh Sinazongwe, cách thủ đô Lusaka của Zambia chừng 325 km về phía nam.
Theo đó, “đã có khoảng 300 – 400 thợ mỏ người Zambia đột ngột đình công, biểu tình gay gắt bằng gạch, đá và gậy gộc nhằm vào các quản lý người Trung Quốc để phản đối việc trì hoãn áp dụng chế độ lương tối thiểu mới được công bố cuối tháng 7.
Trong khi cố lẩn trốn đám đông đang phẫn nộ, một trong sáu viên quản lý đã thiệt mạnh khi bị một chiếc xe đẩy 4 bánh lao vào người và lăn xuống hố”, Mei Xinpei – một người bán hàng trong khu mỏ kể lại.
Lãnh sự Trung Quốc ở Zambia yêu cầu chính phủ nước sở tại sớm làm rõ vụ việc xảy ra ở mỏ Collum, tỉnh Sinazongwe hôm 4/8 khiến một quản lý người Trung Quốc thiệt mạng
Hãng tin AFP cho biết cảnh sát đã bắt giữ được 12 nghi phạm tham gia vụ xô xát nhưng người trực tiếp gây ra án mạng hiện vẫn chưa rõ tung tích.
Video đang HOT
Cũng theo Mei, vào thứ Năm tuần trước, công ty này đã thỏa thuận nhất trí việc nâng mức lương tối thiểu cho công nhân lên 700.000 kwacha (khoảng 142USD), thêm 100.000 kwacha so với mức lương cũ. Tuy nhiên, việc quản lý cố tình trì hoãn thực hiện cam kết này khiến thợ mỏ ở Collum rất bất bình.
Đây không phải lần đầu tiên vụ việc kiểu này xảy ra ở công ty do Trung Quốc sở hữu thuộc tỉnh Sinazongwe.
Vào tháng 10/2010, hai quản lý người Trung Quốc đã xả súng vào một nhóm công nhân biểu tình đòi tăng lương ở mỏ Collum cũng khiến 11 người bị thương và gây bức xúc trong dư luận hai nước.
“Tôi không hiểu tại sao giữa các nhà đầu tư Trung Quốc và công nhân ở Collum lại thường xuyên xảy ra xung đột đến thế”, Bộ trưởng Lao động Zambia Fackson Shamenda nói với AFP về vụ việc xảy ra hôm thứ Bảy.
Trong khi đó, một công nhân họ Vương làm việc cho công ty mỏ Zhengyuan ở miền tây bắc Zambia lại cho rằng những vụ đụng độ nghiêm trọng như ở Collum không phải là nhiều.
“Nhìn chung thì công nhân bản địa khá thân thiện với chủ đầu tư hay các nhà quản lý người Trung Quốc. Nguyên nhân đa phần chỉ là do khâu quản lý có vấn đề.
Các công ty Trung Quốc phải đối mặt với không ít áp lực kể từ khi chính phủ mới lên nắm chính quyền ở Zambia vào năm ngoái với yêu cầu giúp đỡ người dân địa phương có thu nhập thấp tại các vùng mỏ cải thiện cuộc sống.
Nhưng dù lý do có là gì đi chăng nữa thì vụ việc cũng làm mất hình tượng của các công ty Trung Quốc ở nước sở tại và khiến chúng tôi phải chịu thêm những quy tắc, luật lệ hà khắc hơn”, ông Vương nói.
Trong bối cảnh này, Denise Kodhe – biên tập viên Thông tấn xã Flashline ở Kenya nhận định, ảnh hưởng của vấn đề sẽ còn lan rộng ở các nước Châu Phi nếu nó không kịp thời được ngăn chặn.
Zambia là một quốc gia cộng hòa nằm ở miền nam Châu Phi với thủ đô Lusaka – một trong số ít nơi tập trung dân cư chủ yếu của cả nước
Theo ông Kodhe: “Những sự việc tương tự gây ảnh hưởng tiêu cực đối với Châu Phi, đối với người dân và mối quan hệ hợp tác của các quốc gia “lục địa đen” với nhiều nước khác ở những châu lục còn lại trên thế giới, bao gồm cả Trung Quốc”.
Để khắc phục tình hình này, Yao Jiamei – một chuyên gia nghiên cứu Châu Phi thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc cho rằng song song với việc tăng cường thu lợi nhuận, các công ty Trung Quốc nên quan tâm nhiều hơn tới trách nhiệm xã hội đối với nước sở tại.
“Một điều quan trọng mà bất cứ công ty nước ngoài nào khi hoạt động đều cần ghi nhớ là phải làm cho những người dân địa phương cảm nhận được mọi việc mình làm đều có thể mang lại cả lợi ích cho họ, thay vì bóc lột hay khiến họ nghĩ rằng họ đang bị lợi dụng, bị lừa gạt”, ông Yao nói.
Là người bán hàng trong khu mỏ Collum, Mei Xinpei cho biết mỏ này đang tạm thời ngừng hoạt động kể từ sau vụ biểu tình hôm 4/8 khiến nhiều công nhân Trung Quốc đòi trở về nước.
Theo VTC
Nuôi trồng thủy sản ở vịnh Cam Ranh: Nhiều tổ chức, cá nhân sai phạm
Ngày 22.7, ông Nguyễn Khiêm - Chánh Văn phòng UBND TP.Cam Ranh (Khánh Hòa), cho biết địa phương này đã có văn bản báo cáo UBND tỉnh Khánh Hòa về kết quả kiểm tra sản xuất, kinh doanh và dịch vụ thủy sản trên địa bàn. Báo cáo cho thấy, nhiều tổ chức và cá nhân đã sai phạm.
Cụ thể, Công ty TNHH Thương mại - Dịch vụ Song Phong có bè cá mú nằm trong vùng nước nội thủy thuộc tổ dân phố Đá Bạc, P.Cam Linh. Trên bè có bốn lao động, trong đó có hai người Trung Quốc thường xuyên lưu trú nhưng không khai báo tạm trú.
Ngoài ra, Công ty Song Phong sử dụng mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản nhưng "không có giấy chứng nhận quyền sử dụng mặt nước biển" hoặc không được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
Cơ quan chức năng đã xử phạt công ty này 4 triệu đồng về vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản và 1,25 triệu đồng trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội.
Cơ quan chức năng cũng đang lam thu tuc trinh UBND TP.Cam Ranh ban hanh quyêt đinh xư phat vi pham hanh chinh vê linh vưc thương mai đối với công ty này.
Bè cá của Công ty TNHH Thương mại - Dịch vụ Song Phong trên vịnh Cam Ranh - Ảnh: CTV
Căn cứ biên bản kiểm tra ngày 16.5 và biên bản làm việc với ông Mai Kỳ Xuân - Giám đốc Công ty TNHH Xuân Thịnh ngày 25.5, ông Xuân và vợ là bà Nguyễn Thị Nhanh đã vi phạm các lỗi sau: không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định của pháp luật; không khai báo tạm trú khi cho người nước ngoài thuê chỗ ở, làm việc.
Công an TP.Cam Ranh đã ban hành quyết định xử phạt đối với ông Mai Kỳ Xuân 1,25 triệu đồng.
Đối với trường hợp bà Nguyễn Thị Nhanh, UBND TP.Cam Ranh đã ban hành các quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội 10 triệu đồng; xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế 23,6 triệu đồng.
Cơ quan chức năng cũng đã tiến hành xử phạt các cơ sở thu mua hải sản của một số cá nhân trên địa bàn TP.Cam Ranh.
Trong hoạt động kiểm tra chuyên ngành, Thanh tra Sở NN-PTNN đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính Công ty TNHH JK FISH với số tiền 1,5 triệu đồng; Công an tinh Khanh Hoa đa tiên hanh xư phat bảy ngươi nươc ngoai, trong đo có năm ngươi vi pham hanh chinh vê hanh vi nhâp canh hoat đông tai Viêt Nam ma chưa đươc phep cua cơ quan co thâm quyên vơi tông mưc phat cho cả năm ngươi la 75 triệu đồng; hai ngươi vê hanh vi không đăng ky tam tru theo quy đinh với tông mưc phat cho hai người này la 7 triệu đồng.
Theo Thanh Niên
Châu Phi tỉnh giấc mộng "đầu tư Trung Quốc" Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma bất ngờ lên tiếng cảnh báo về "quan hệ thương mại không bền vững" giữa châu Phi và Trung Quốc ngay sau thời điểm Bắc Kinh cam kết cho các nước lục địa đen vay 20 tỉ USD. Tiền Trung Quốc đang nuôi xung đột ở Sudan - Ảnh: unisca.org Theo AFP, phát biểu tại Diễn đàn...