Trung Quốc yêu cầu tàu nước ngoài vào “lãnh hải” báo cáo thông tin
Trung Quốc yêu cầu các tàu thuyền nước ngoài đi vào vùng “lãnh hải” mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền phải khai báo cho nước này, bắt đầu từ ngày 1/9.
Tàu hải giám Trung Quốc áp sát tàu tuần tra của cảnh sát biển Nhật Bản ở biển Hoa Đông năm 2012 (Ảnh: Kyodo).
Báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng dẫn thông báo của Cục Hải sự Trung Quốc (MSA) cho biết, theo quy định bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/9, các tàu thuyền nước ngoài đi vùng “lãnh hải” của Trung Quốc phải báo cáo thông tin về tàu và hàng hóa cho các cơ quan quản lý hàng hải của Trung Quốc.
Quy định mới áp dụng đối với tàu ngầm, tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân, tàu chở vật liệu phóng xạ, tàu chở dầu, hóa chất, khí hóa lỏng cũng như các chất độc hại khác và các tàu khác được coi là mối đe dọa đối với an toàn giao thông hàng hải của Trung Quốc.
Quy định này là một phần nội dung trong Luật An toàn Giao thông Hàng hải được Trung Quốc điều chỉnh và thông qua hồi tháng 4.
Video đang HOT
Thông báo của MSA cũng công bố chi tiết về kênh báo cáo và các yêu cầu đối với tàu nước ngoài, bao gồm tên tàu, tín hiệu, vị trí và bất kỳ hàng hóa nguy hiểm nào trên tàu.
Nếu tàu nước ngoài không báo cáo theo quy định, cơ quan quản lý hàng hải Trung Quốc sẽ áp dụng các luật, quy định, quy tắc và điều khoản liên quan.
Nhà bình luận quân sự Trung Quốc Song Zhongping cho rằng quy định mới có thể áp dụng đối với các vùng biển mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền như Biển Đông, biển Hoa Đông. Nhật Bản và Trung Quốc đều tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) trên biển Hoa Đông và Nhật Bản vẫn đang kiểm soát quần đảo này.
Kang Lin, Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu Biển Đông của Trung Quốc, cho biết quy định mới sẽ áp dụng cả với các tàu dân sự được sử dụng cho mục đích quân sự.
Quy định mới không nêu chi tiết các hình phạt đối với việc tàu thuyền nước ngoài không tuân thủ, nhưng chuyên gia Kang cho biết cơ quan quản lý hàng hải Trung Quốc sẽ xử lý các vi phạm theo luật liên quan, bao gồm luật hải cảnh của Trung Quốc, để ra lệnh cho các tàu nước ngoài rời đi ngay lập tức hoặc sử dụng các biện pháp như trục xuất bắt buộc.
Chuyên gia Kang nói rằng quy định mới sẽ áp dụng với lãnh hải rộng 12 hải lý của Trung Quốc và cả “vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông”.
Thông báo của Trung Quốc được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng trên Biển Đông gia tăng. Nhằm thách thức các yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc, Mỹ liên tục điều các tàu đến vùng biển trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, trong đó có Biển Đông, để thực hiện các chuyến tuần tra tự do hàng hải.
Kể từ khi nhậm chức hồi đầu năm nay, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đã bày tỏ lập trường cứng rắn đối với các yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc tại Biển Đông. Trong một tuyên bố hồi tháng 5, ông Biden nói rằng Washington phải đảm bảo an toàn và tự do hàng hải ở các tuyến đường biển chiến lược, trong đó có Biển Đông.
Trong chuyến công du châu Á hồi cuối tháng trước, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin cũng nhấn mạnh “yêu sách chiếm phần lớn Biển Đông mà Bắc Kinh đưa ra là không có cơ sở pháp lý, giẫm đạp lên chủ quyền của các nước khác trong khu vực”. Ông Austin cho biết Mỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ các quốc gia ven Biển Đông duy trì các quyền của mình theo luật quốc tế.
Mỹ, Trung Quốc "đấu khẩu" về Biển Đông tại Liên Hợp Quốc
Vấn đề Biển Đông làm "nóng" cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc khi đại diện của Mỹ và Trung Quốc chỉ trích lẫn nhau về hành động của mỗi bên tại vùng biển chiến lược này.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken (Ảnh: Reuters).
Theo Reuters , phát biểu tại cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ngày 9/8, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã lên tiếng chỉ trích các hành động bắt nạt ở Biển Đông.
"Các xung đột ở Biển Đông hay bất cứ vùng biển nào sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng đến an ninh và thương mại toàn cầu. Khi một quốc gia không phải gánh hậu quả vì phớt lờ các quy định, nó sẽ kéo theo bất ổn và tình trạng coi thường trật tự ở khắp nơi", Ngoại trưởng Blinken nói.
Người đứng đầu ngành ngoại giao Mỹ nói thêm: "Chúng ta đã thấy những cuộc chạm trán nguy hiểm giữa các tàu thuyền trên biển và các hành động khiêu khích nhằm thực thi những yêu sách chủ quyền phi pháp". Ông cho biết, Washington đặc biệt quan ngại về hành động đe dọa, bắt nạt quốc gia khác tiếp cận hợp pháp nguồn tài nguyên biển của họ".
Ông Blinken kêu gọi tất cả các nước, không chỉ những nước có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, phải có trách nhiệm bảo vệ các quy định đã nhất trí theo đuổi để giải quyết tranh chấp trên biển một cách ôn hòa.
Đáp lại, Phó đại sứ Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc, ông Dai Bing, cáo buộc Mỹ "khuấy động rắc rối, tùy tiện điều tàu chiến và máy bay quân sự tiên tiến đến Biển Đông". Nhà ngoại giao Trung Quốc cáo buộc Mỹ là "mối đe dọa lớn nhất đến hòa bình và ổn định ở Biển Đông".
Trung Quốc đưa ra yêu sách chủ quyền phi lý với hầu hết Biển Đông thông qua cái gọi là "đường chín đoạn". Bắc Kinh đã bồi đắp và quân sự hóa trái phép tại vùng biển được coi là giàu tài nguyên và có ý nghĩa chiến lược này. Để thách thức các yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc, Mỹ liên tục điều các tàu đến vùng biển trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có Biển Đông, để thực hiện các chuyến tuần tra tự do hàng hải.
Kể từ khi nhậm chức hồi đầu năm nay, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đã bày tỏ lập trường cứng rắn đối với các yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc tại Biển Đông. Trong một tuyên bố hồi tháng 5, ông Biden nói rằng, Washington phải đảm bảo an toàn và tự do hàng hải ở các tuyến đường biển chiến lược, trong đó có Biển Đông.
Trong chuyến công du châu Á hồi cuối tháng trước, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin cũng nhấn mạnh: "Yêu sách chiếm phần lớn Biển Đông mà Bắc Kinh đưa ra là không có cơ sở pháp lý, giẫm đạp lên chủ quyền của các nước khác trong khu vực". Ông Austin cho biết, Mỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ các quốc gia ven Biển Đông duy trì các quyền của mình theo luật quốc tế. Mặt khác, ông Austin khẳng định, Mỹ không tìm kiếm sự đối đầu với Trung Quốc. Ông cho biết, Washington kỳ vọng một mối quan hệ "ổn định và mang tính xây dựng" với Bắc Kinh, bao gồm thiết lập và duy trì các đường dây quản lý khủng hoảng trực tiếp giữa quân đội hai nước.
Phó Tổng thống Mỹ sẽ họp báo trước khi rời Việt Nam Phó Tổng thống Kamala Harris vào chiều nay 26/8 sẽ chủ trì một cuộc họp báo tại Hà Nội để thảo luận về kết quả của chuyến thăm Việt Nam và tương lai của Quan hệ Đối tác Toàn diện Việt - Mỹ. Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris Cuộc họp báo là hoạt động cuối cùng của chuyến thăm Việt Nam kéo...