Trung Quốc “xuyên tạc” lịch sử để độc chiếm Biển Đông?
Những tranh chấp, xung đột gần đây giữa Trung Quốc và Philippines tại vùng bãi cạn Scarborough thể hiện quan điểm cứng rắn của Trung Quốc. Để khẳng định chủ quyền của mình, Trung Quốc đã viện dẫn yếu tố lịch sử, nhưng ngay lập tức các chuyên gia sử học thế giới đã “vạch mặt” đó chỉ là thứ lịch sử do Trung Quốc tự “bịa” ra.
“Đường lưỡi bò” (màu đỏ) do Trung Quốc tự vẽ ra
Nhà báo Philip Bowring, một phóng viên của tờ The Wall Street Journal tại Hồng Kông đã có bài viết về vấn đề lịch sử mà Trung Quốc tự viết ra, tự viện dẫn nhằm tuyên bố chủ quyền của mình tại vùng Biển Đông.
Theo đó, Trung Quốc cho rằng, lịch sử của những dân tộc không phải người Hán, những dân tộc có 2/3 vùng biên giới trên biển thuộc Biển Đông, là không đáng tin cậy. Vấn đề lịch sử duy nhất mà Trung Quốc nói có thể tin cậy được là do người Trung Quốc tự viết ra, và được Bắc Kinh viện dẫn.
Tại Philippines, vùng bãi cạn Scarborough còn được gọi là Bãi cạn Panatag, còn tại Trung Quốc, nó được gọi là đảo Hoàng Nham. Bãi cạn Scarborough cách đảo Luzon, hòn đảo lớn nhất Philippines chỉ 240km. Như vậy theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982, khu vực này vẫn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines.
Trong khi đó, vùng bãi cạn này cách Trung Quốc đại lục gần 560km và cách Đài Loan 480km.
Trung Quốc đã né tránh vị trí địa lý trên thực tế, và viện dẫn những tài liệu lịch sử đầy tranh cãi nhằm tuyên bố chủ quyền của mình tại vùng Biển Đông (Trung Quốc gọi là biển Nam Hải). Đó chính là lý do khiến Trung Quốc không chỉ tranh chấp với một mình Philippines, mà cả với nhiều quốc gia khác trong khu vực.
Đường lưỡi bò mà Bắc Kinh vạch ra trên bản đồ tại khu vực Biển Đông bao gồm cả những vùng thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Malaysia, Việt Nam, Philippines, Brunei và gần khu vực đảo Natuna giàu khí đốt của Indonesia.
Trường hợp bãi cạn Scarborough, Bộ ngoại giao Trung Quốc đã đưa ra những bản đồ từ thế kỉ 13 khi Trung Quốc có chuyến tàu đi qua khu vực này và đánh dấu lại trên bản đồ nhằm biện minh cho chủ quyền của mình. Nhưng trên thực tế ở thế kỉ 13, Trung Quốc còn đang chìm trong sự cai trị của quân Mông Cổ.
Trung Quốc tuyên bố rằng “chúng tôi là những người đầu tiên”, điều này thật chẳng có giá trị gì. Về việc khám phá ra đường biển tại khu vực Đông Nam Á này, những thủy thủ Trung Quốc đã chậm chân hơn những người đi biển của Indonesia, Malaysia, Philippine và Việt Nam đến hàng vài thế kỉ.
Video đang HOT
Những ghi chép của riêng Trung Quốc được tiết lộ, khi người Trung Quốc đi từ đại lục đến đảo Sumatra, sau đó đến Sri Lanka, họ cũng làm như vậy trên các tàu của người Mã Lai. Đó chẳng phải là điều gì đáng ngạc nhiên.
Người Mã Lai là những người đầu tiên vượt qua hơn 6.000km để đi từ Indonesia vào Ấn Độ Dương đến hòn đảo lớn thứ ba thế giới, đảo Madagascar, và khai phá hòn đảo này ( tiếng Madagascar và 50% gen của người dân nơi đây có nguồn gốc từ Mã Lai). Khi các nhà thám hiểm Trung Quốc tìm được con đường đi qua Ấn Độ Đương vào thế kỉ 15, thì cả 1000 năm trước đó, những người Mã Lai khám phá ra con đường này.
Người Mã Lai sau này còn đi qua vùng biển phía Nam Ấn Độ, đến cả Ả Rập, họ là những người đi biển tài giỏi nhất trong khu vực Đông Nam Á cho đến khi những người châu Âu thống trị khu vực này.
Những người Chăm ở miền Trung Việt Nam với ngôn nữ Mã Lai đã chi phối các hoạt động thương mại tại Biển Đông cho đến khi Việt Nam hoàn chỉnh lãnh thổ về phía Nam như hiện nay. Cùng thời gian đó, các thương gia châu Âu cũng bắt đầu đến châu Á. Việc buôn bán trao đổi giữa khu vực Champa (miền Nam Việt Nam ngày nay) và đảo Luzon đã diễn ra khá lâu trước khi người Trung Quốc tự vẽ bản đồ của họ vào thế kỉ 13.
Bãi cạn Scarborough không chỉ nằm gần bờ biển của đảo Luzon, mà theo các thủy thủ người Mã Lai, nó còn nằm trên tuyến đường chạy thẳng từ vịnh Manila đến cảng Hội An và Quy Nhơn. Việc Trung Quốc cho rằng họ là người “ở đó đầu tiên” thì chẳng khác nào bảo người châu Âu đến Úc trước cả người bản xứ.
Một dẫn chứng khác mà Trung Quốc viện dẫn để tranh chấp tại vùng bãi cạn Scarborough là Công ước Paris năm 1898. Và dẫn chứng này cũng không có gì chắc chắn. Trước đây, Philippines từng là thuộc địa của Tây Ban Nha và Mỹ, và theo Công ước trên, thì bãi cạn Scarborough lại nằm phía ngoài đường ranh giới trên bản đồ.
Hiện tại Trung Quốc đang sử dụng cả hai bằng chứng này để tuyên bố rằng chính quyền Manila không được đòi hỏi chủ quyền gì ở bãi cạn đó nữa.
Điều trớ trêu là Đảng cộng sản Trung Quốc lại không công nhận tuyến đường McMahon phân chia biên giới Ấn Độ với Tây Tạng do các nước phương Tây đưa ra.
Trung Quốc khẳng định, căn cứ vào sự trở lại của mình hồi năm 1932, những tuyên bố của Philippines sau đó là không hợp lệ. Nói một cách khác, Trung Quốc lợi dụng việc Philippines đã chịu sự thống trị của nước ngoài để làm cơ sở cho các tuyên bố của mình.
Chính quyền Manila thì muốn áp dụng Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển để giải quyết các tranh chấp. Nhưng phía Bắc Kinh lại viện cớ rằng, Công ước này mãi đến năm 1994 mới có hiệu lực, mà Trung Quốc đã tuyên bố chủ quyền vào năm 1932, và điều này không nằm trong phạm vi của Công ước Luật biển.
Trung Quốc đã trắng trợn tuyên bố chủ quyền thông qua việc “viết lại” lịch sử. Tranh chấp trên biển sẽ không đi đến hồi kết nếu không dừng ngay việc bịa đặt lịch sử tại những vùng có tranh chấp lớn nhất trong khu vực này.
Theo Infonet
5 video clip gây tranh cãi nhất năm 2011
Những video clip này đều vấp phải sự chỉ trích của dưa luận khi sử dụng quá nhiều những hình ảnh bạo lực hoặc cố tình xuyên tạc lịch sử tôn giáo.
Space Bound - Eminem
Chàng ca sĩ có cái tên cúng cơm là Slim Shady không xa lạ gì với những cuộc tranh luận. Trong quá khứ, anh ta đã từng phỉ báng Michael Jackson khi tung ra clip Just lose it. Trong clip này, Eminem đã mặc trang phục giống Michael Jackson và nhảy nhót cùng với một số những cậu bé ở phía sau và hát những ca từ mang tính thách thức quấy nhiễu: " Come here, little kiddie, on my lap. Guess who"s back with a brand new rap". Eminem cũng từng bêu xấu mẹ ruột trong một bài hát để rồi sau cả hai dắt nhau ra tòa trong một vụ kiện tụng gây xôn xao. Thế nên, không có gì ngạc nhiên khi trong năm 2011, Eminem lại tung ra một MV khiến giới truyền thông và công chúng yêu nhạc phải một phen choáng váng.
Đầu tiên, Eminem gây bất ngờ khi mời ngôi sao phim khiêu dâm nổi tiếng một thời Sasha Grey tham gia vào MV Space Bound. Rapper da trắng và cựu sao phim khiêu dâm xuất hiện bên nhau gần như trong hầu hết các cảnh của video clip. Nội dung của MV xoay quanh việc Eminem đã cố giết bạn gái Sasha Grey của mình sau khi phát hiện bị phản bội. Sau đó, Eminem cũng tự kết liễu mình bằng súng.
MV này ra mắt vào ngày 27/6 và thu hút được 13 triệu lượt xem trên youtube.
Ngôi sao phim khiêu dâm nổi tiếng một thời Sasha Grey và những hình ảnh trong MV Space Bound
Man Down - Rihanna
Trong MV Man Down, Rihanna vào vai nữ chính đã cầm súng và bắn chết một người đàn ông ở ngay trên phố giữa ban ngày, sau đó những hình ảnh của MV tiết lộ câu chuyện của một ngày trước đó khi cô gái bị gã đàn ông đó quấy rối tình dục và đánh đập.
Ngay khi ra đời, MV này đã vấp phải sự phản đối của rất nhiều người. Họ cho rằng Rihanna đã cổ động cho hành động dùng bạo lực trái pháp luật để giải quyết xung đột trong cuộc sống. Không ít người lo ngại người xem, đặc biệt là những người trẻ tuổi hay teen sau khi xem MV này sẽ coi việc tiến hành "luật rừng", tự mình trả thù bằng bạo lực mà không cần nhờ tới các cơ quan chức năng và cảnh sát là một hành động được chấp nhận trong xã hội.
Những hình ảnh rùng rợn trong Man Down
Trước phản ứng đó, Rianna tỏ thản nhiên nói rằng: " Tôi là một ngôi sao ca nhạc chứ không phải là các bậc phụ huynh" và rằng cô có quyền được " tự do để làm nghệ thuật". Rihanna còn tỏ ra thách thức khi tuyên bố, những hình ảnh trong MV đấy "chính là thế giới thực" và "nhiệm vụ của các người (nhưng tổ chức đã lên tiếng chỉ trích Rihanna) là làm cách nào để chắc chắn rằng những điều như thế sẽ không xảy ra tại nước Mỹ".
Một số nhà hoạt động xã hội cũng đứng về phía Rihanna khi lên tiếng khen ngợi Rihanna và cho rằng cô một lần nữa đã thành công trong việc dùng âm nhạc của mình để lên án tệ nạn bạo lực đường phố và quấy rối tình dục. Đồng thời những nhà xã hội này cũng phân tích rằng tâm lý trả thù của cô gái sau khi bị quấy rối và đánh đập là tâm lý bình thường vốn có ở các nạn nhân.
MV này ra mắt vào ngày 1/6 và thu hút được 52 triệu lượt xem trên youtube.
Judas của Lady Gaga
Mary Magdalene - một nhân vật gây nhiều tranh cãi trong giới nghiên cứu lịch sử và tôn giáo. Ngày xưa, Mary được cho là tông đồ sùng bái nhất của Jesus, còn hiện nay có ý kiến cho rằng cô là nhân vật tội lỗi, một kẻ lẳng lơ. Trong MV Judas, Lady Gaga hóa thân thành Mary Magdalene còn diễn viên Norman Reedus đảm nhiệm vai Judas. Do tình yêu của Mary Magdalene đối với Judas quá lớn đến nỗi Gaga đã giúp Judas phản bội Jesus, khiến Chúa bị đóng đinh trên thập tự.
Lady Gaga và MV Judas
Liên đoàn Thiên chúa giáo đã chỉ tríchLady Gaga về việc xuyên tạc và báng bổ tôn giáo khi dựng lên mối quan hệ tình cảm giữa Mary Magdalene và Judas. Tuy nhiên, nữ ca sĩ 25 tuổi nói rằng Judas "nói về sự yêu thương và lòng bác ái dành cho cả người tốt cũng như kẻ xấu, nói về sự thấu hiểu và tha thứ cho phần xấu xa trong quá khứ của bạn để hướng đến những điều tốt đẹp trong tương lai. Nó tựa như một phép ẩn dụ vậy".
MV này được ra mắt vào ngày 3/5 và thu hút được 86 triệu lượt xem trên youtube.
"Love You Like a Love Song" - Selena Gomez
Selena Gomez đã bị các quan chức của tổ chức PETA lên án gay gắt khi sơn hồng một chú ngựa cho các cảnh quay trong MV Love You Like a Love Song. Họ nói rằng: "Chẳng có cách làm nào an toàn để sơn một chú ngựa hay các con vật khi chúng còn sống cả. Chúng sẽ bị tổn hại sức khỏe và tính mạng nặng nề bởi dị ứng với hóa chất. Ngoài ra, sự kiềm chế kéo dài khi phải tiếp xúc với sơn trong nhiều giờ đồng hồ có thể làm con vật trở nên đau đớn và sợ hãi".
Selena Gomez gặp phải chỉ trích khi sơn hồng một con ngựa
Cô ca sỹ cá tính Pink đã không tiếc lời "mắng mỏ" Selena Gomez trên blog riêng: "Có nhà hoạt động vì động vật nào quanh khu vực Malibu ở bãi biển Leo Cabrillo State không? Có những chú ngựa đang bị người ta sơn màu để quay một video clip xuẩn ngốc. Thật xấu hổ! Các nghệ sỹ nên học cách nhận thức và có trách nhiệm hơn với những hành động của chính mình".
Trước sự chỉ trích của dư luận, Selena Gomez đã cắt những cảnh quay có chú ngựa hồng khi phát hành MV Love you like a love song
MV này phát hành ngày 23/6 và thu hút được 24 triệu lượt xem.
Monster của Kanye West
Sau vài tháng xuất hiện trên Internet, "Monster" bị nhiều người phản ứng dữ dội vì những cảnh giống như tra tấn và hãm hiếp khiến video này bị cáo buộc là "cổ xúy" cho xu hướng tình dục bệnh hoạn.
Những gương mặt nổi tiếng như nhà văn kiêm nhà bình luận xã hội Melinda Tankard Reist và nhà văn kiêm biên tập viên Sharon Haywood đã đề nghị hãng đĩa của West không phát hành "Monster," đồng thời kiến nghị MTV chặn việc phát sóng video này.
Theo VNN