Trung Quốc: Xuất nhập khẩu tăng vượt dự báo trong hai tháng đầu năm
Xuất nhập khẩu của Trung Quốc đã tăng vượt dự báo trong hai tháng đầu năm nay. Thông tin này cho thấy thương mại toàn cầu đang khởi sắc và là tín hiệu đáng khích lệ đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới khi giới chức nước này đang nỗ lực thúc đẩy đà phục hồi kinh tế.
Container hàng hóa được bốc dỡ tại Liên Vân Cảng, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc ngày 7/12/2020. Ảnh: THX/ TTXVN
Số liệu được Tổng cục Hải quan Trung Quốc công bố ngày 7/3 cho thấy xuất khẩu trong tháng Một và tháng Hai vừa qua tăng 7,1% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn nhiều so với mức tăng dự báo 1,9% được đưa ra trong cuộc khảo sát của hãng tin Reuters. Trong khi đó, nhập khẩu tăng 3,5%, cao hơn mức tăng dự báo 1,5%.
Chuyên gia Xu Tianchen của bộ phận dự báo, phân tích và tư vấn rủi ro EIU thuộc tập đoàn the Economist cho biết số liệu khả quan hơn dự đoán này cho thấy sự phục hồi trong thương mại toàn cầu nhờ lực đẩy từ lĩnh vực điện tử. Nhưng chuyên gia này cho hay có được số liệu khả quan như trên cũng nhờ cơ sở so sánh thấp, khi xuất khẩu trong hai tháng đầu năm 2023 giảm 6,8%. Thặng dư thương mại của Trung Quốc tăng lên 125,16 tỷ USD, cao hơn mức dự đoán 103,7 tỷ USD trong khảo sát nói trên và 75,3 tỷ USD trong tháng 12 năm ngoái.
Video đang HOT
Trong đó, xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ tăng trở lại trong hai tháng đầu năm nay, với mức tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái, “lội ngược dòng” từ mức giảm 6,9% trong tháng 12/2023. Trong khi đó, xuất khẩu sang châu Âu vẫn giảm 1,3%.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường ngày 5/3 đã công bố mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm nay tương tự như năm ngoái, ở mức khoảng 5%, và cam kết thay đổi mô hình phát triển của nước này, vốn phụ thuộc nặng nề vào xuất khẩu thành phẩm và năng lực sản xuất công nghiệp dư thừa.
Giới chức Trung Quốc đang “vật lộn” với đà tăng trưởng chậm chạp trong năm qua do cuộc khủng hoảng bất động sản, người tiêu dùng trì hoãn chi tiêu, các công ty nước ngoài thoái vốn, các công ty sản xuất đối mặt với nhu cầu yếu và các chính quyền địa phương đang chịu gánh nặng nợ khổng lồ. Sự phục hồi ổn định trong xuất khẩu là cần thiết để giới chức Trung Quốc tin rằng động lực tăng trưởng quan trọng này có giúp thúc đẩy nền kinh tế.
Trung Quốc đã cam kết ban hành thêm các biện pháp để thúc đẩy tăng trưởng, sau khi các biện pháp được thực hiện từ tháng Bảy năm ngoái chỉ đem lại tác động khiêm tốn. Nhưng giới phân tích cảnh báo năng lực tài khóa của nước này hiện rất hạn chế.
Nhiều chuyên gia phân tích lo ngại rằng kinh tế Trung Quốc có thể rơi vào tình trạng trì trệ nếu nước này không có các biện pháp tái định hướng nền kinh tế.
Giao thương giữa Trung Quốc - Triều Tiên phục hồi mạnh mẽ
Theo hãng tin Kyodo, dữ liệu chính thức công bố ngày 18/1 cho thấy giao thương giữa Trung Quốc và Triều Tiên trong năm 2023 đã hồi phục mạnh mẽ, đạt khoảng 82% so với mức trước đại dịch COVID-19 vào năm 2019.
Tàu hỏa qua cầu Hữu Nghị ở thành phố Đan Đông, Trung Quốc, giáp giới với Triều Tiên. Ảnh: AFP/TTXVN
Kết quả này đạt được nhờ việc nối lại hoạt động vận chuyển hàng hóa hai chiều bằng đường sắt và xe tải, dù Triều Tiên vẫn chưa hoàn toàn dỡ bỏ các hạn chế di chuyển liên quan đến dịch COVID-19.
Tổng kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc và Triều Tiên năm 2023 đã tăng hơn gấp đôi so với năm trước, đạt 2,3 tỷ USD.
Dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng tàu hỏa giữa thành phố Đan Đông ở Đông Bắc Trung Quốc và Sinuiju của Triều Tiên đã được khởi động lại hoàn toàn vào năm 2022, và hoạt động xe tải giữa các thành phố biên giới hai nước cũng được xác nhận nối lại trong năm 2023.
Dữ liệu cho thấy, năm ngoái, Triều Tiên nhập khẩu khoảng 2 tỷ USD hàng hóa từ Trung Quốc, trong khi kim ngạch xuất khẩu sang nước láng giềng đạt khoảng 292 triệu USD.
Kim ngạch thương mại giữa hai nước từng vượt 6,5 tỷ USD vào năm 2013, nhưng bắt đầu giảm mạnh từ năm 2018 sau khi Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua các nghị quyết trừng phạt Bình Nhưỡng vào tháng 12/2017 liên quan đến các vụ phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của nước này.
Phải chăng Algeria không còn cần vũ khí của Nga? Mối quan hệ quốc phòng giữa Liên bang Nga và Algeria tồn tại từ thời Liên Xô. Hiện nay, Liên bang Nga là quốc gia hàng đầu trong số các đối tác quân sự của Algeria. Theo thông tin của Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ Moscow, quốc gia ARập này nhập khẩu khoảng 80% vũ khí của Nga và...