Trung Quốc “xua” máy bay, tàu hải quân Philippines khỏi Biển Đông
Trung Quốc đã ít nhất 6 lần ngang ngược yêu cầu máy bay quân sự và tàu hải quân Philippines phải rời khỏi khu vực tranh chấp trên Biển Đông.
… Tuyên bố trên được phó Đô đốc Alexander Lopez, Tư lệnh quân đội Philippines phụ trách khu vực Biển Đông, đưa ra trong cuộc điều trần trước Thượng viện nước này ngày 7/5.
Hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc cải tạo bãi Chữ thập trên Biển Đông. (Ảnh: AFP)
“Khi chúng tôi đang tiến hành tuần tra bằng máy bay quân sự trên không phận quốc tế, các máy bay quân sự của chúng tôi đã bị Trung Quốc phát tín hiệu radio yêu cầu phải rời khỏi đó”, ông Lopez trả lời trước các thượng nghị sĩ Philippines và nhấn mạnh, các máy bay quân sự của nước này đã phớt lờ những cảnh báo đó.
“Phía Trung Quốc lớn tiếng cho rằng, máy bay của chúng tôi bay trên khu vực an ninh quân sự của Trung Quốc”, ông Lopez nói thêm và cho biết Trung Quốc thường điều các tàu Hải quân và tàu tuần duyên của mình đến quần đảo Trường Sa nhưng hiếm khi đưa máy bay đến đây do khu vực này cách quá xa phần đất liền của Trung Quốc.
Dù ông Lopez không đưa ra thời gian cụ thể cho những lần Trung Quốc hành xử như vậy nhưng một quan chức không quân Philippines cho biết, việc “xua đuổi” các tàu và máy bay của Philippines xảy ra trong vòng 3 tháng qua.
Video đang HOT
Quan chức này nhận định, hành động trên của phía Trung Quốc có thể là “để thăm dò” xem liệu nước này có thể áp đặt một vùng kiểm soát không phận đặc biệt (Air Exclusion Zone) trong khu vực quần đảo Trường Sa ở Biển Đông hay không.
Trong khi đó, Trung tá Harold Cabunoc, người phát ngôn quân đội Philippines cho biết, hồi tháng 4 vừa qua, một tàu chiến của Trung Quốc đã ngang nhiên yêu cầu một máy bay tuần tra trên biển của Philippines gần bãi Xubi ra khỏi khu vực này.
Trước đó, nhiều hình ảnh vệ tinh gần đây cho thấy, Trung Quốc đang rầm rộ cải tạo 7 bãi đá mà Trung Quốc chiếm trái phép ở quần đảo Hoàng Sa thành các đảo nhân tạo và đã xây dựng nhiều công trình, bao gồm cả một sân bay trên đó.
Hành động của Trung Quốc đã khiến nhiều quốc gia Đông Nam Á không khỏi quan ngại và Mỹ buộc phải lên tiếng chỉ trích.
Tư lệnh quân đội Mỹ tại châu Á, Đô đốc Samuel Locklear vào tháng 4 cũng lên tiếng cảnh báo Trung Quốc có thể đưa các hệ thống radar và tên lửa lên các đảo tiền tiêu của mình và sẽ thiết lập một khu vực kiểm soát không phận đặc biệt sau khi tuyên bố áp đặt chủ quyền trái phép với các bãi đá mà Trung Quốc đang rầm rộ cải tạo.
Cũng trong phiên điều trần, ông Lopez cho biết, Trung Quốc đã cải tạo 7 bãi đá nói trên, vốn có diện tích chỉ vài nghìn mét vuông lên thành 11ha.
Trước đó, vào cuối năm 2013, Trung Quốc đã hứng chịu sự chỉ trích của cả Mỹ và Nhật Bản khi đơn phương tuyên bố thiết lập Khu vực nhận diện phòng không (ADIZ) trên Biển Hoa Đông. Theo đó, các máy bay bay qua khu vực này sẽ phải tiến hành khai báo trước với phía Trung Quốc và tuân thủ mọi chỉ dẫn của nước này./.
Theo Trần Khánh/VOV.VN
Phần Lan bắn bom cảnh báo vật thể lạ nghi là tàu ngầm Nga
Hải quân Phần Lan ngày 29/4 đã bắn bom gần một vật thể lạ mà nước này nghi là tàu ngầm của Nga ở khu vực lãnh hải gần với thủ đô của nước này.
Tàu hải quân Phần Lan (Ảnh: Wikipedia)
Hãng thông tấn Finiish của Phần Lan dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng nước này, ông Carl Haglund cho biết quân đội đã thả bom xuống nước ở gần nơi vật thể lạ nêu trên đang hoạt động.
"Chúng tôi nghi ngờ rằng hoạt động dưới nước của vật thể kia không thuộc về nơi đây. Dĩ nhiên, vụ việc sẽ là rất nghiêm trọng nếu lãnh hải của Phần Lan bị xâm phạm", ông Haglund khẳng định.
Tring khi đó, ông Olavi Jantunen, một cựu chỉ huy của Hải quân Phần Lan, cho rằng vật thể lạ nêu trên là một tàu ngầm và có thể đã rời khỏi lãnh hải Phần Lan sau khi chính phủ nước này có quyết định mạnh tay.
"Những quả bom đó không có ý định đánh hạ mục tiêu. Mục tiêu chính của chúng tôi là để cảnh báo vật thể đó biết rằng Phần Lan đang theo dõi vụ việc", ông Jantunen khẳng định.
Hồi tháng 10 năm ngoái, quốc gia láng giềng của Phần Lan là Thụy Điển đã cáo buộc tàu ngầm của Nga hoạt động ở vùng lãnh hải nước này. Tuy nhiên, một cuộc điều tra do quân đội Thụy Điển tiến hành đã phát hiện ra rằng đó không phải là tàu ngầm Nga mà là một tàu chiến Thụy Điển.
Ngay sau vụ việc nêu trên, Thụy Điển đã đề xuất tăng gấp 3 ngân sách quốc phòng trước khi rút bỏ các cáo buộc nhằm vào Nga.
Ngoài ra, Phần Lan, Thụy Điển và một số quốc gia khác đã ra thông báo hồi tháng 4 nhấn mạnh cần phải hợp tác quốc phòng trước mối đe dọa mà Nga đặt ra.
Ngọc Anh
Theo Dantri/Sputnik
Tàu Trung Quốc "bắn" máy bay Philippines trên Biển Đông? Một máy bay tuần tra của Philippines đã bị tàu hải quân Trung Quốc bắn đèn cảnh báo khi tới đảo Thị Tứ, thuộc quần đảo Trường Sa, Biển Đông của Việt Nam để đưa một phát thanh viên nghiệp dư đang bị bệnh của nước này về nước chữa trị. Tàu chiến Trung Quốc tham gia huấn luyện tại Biển Đông. Ảnh:...