Trung Quốc xử tử người tiết lộ 150.000 tài liệu mật
Kỹ thuật viên Huang Yu bị xử tử vì chuyển tài liệu bí mật của chính quyền Trung Quốc cho thế lực nước ngoài.
Kỹ thuật viên Huang Yu bị tố giao 150.000 tài liệu mật cho tổ chức gián điệp nước ngoài. Ảnh: Chinadaily
Kỹ thuật viên Huang Yu bị cáo buộc chuyển 150.000 tài liệu mật của chính quyền. Vụ án thuộc loại hiếm khi được công bố, Reuters hôm nay dẫn thông tin từ Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV).
Huang làm việc cho một cơ quan chính phủ xử lý các tài liệu mật, nhưng bị sa thải vì là “nhân viên kém”. Huang bị cáo buộc liên hệ với “tổ chức gián điệp nước ngoài” do bực tức chuyện mất việc và trao cho họ tài liệu đã lưu trữ khi còn làm ở cơ quan cũ. Đổi lại, tổ chức nước ngoài đáp ứng yêu cầu Huang đưa ra.
Video đang HOT
Huang gặp gỡ tổ chức gián điệp tại Đông Nam Á và Hong Kong, giao 150.000 tài liệu liên quan tới Đảng Cộng sản Trung Quốc và các vấn đề quân sự, tài chính. Nhưng do không còn làm việc, để đủ số tài liệu cung cấp, Huang lấy thông tin từ vợ và anh rể, những người cũng làm công việc xử lý tài liệu mật.
Những chuyến đi thường xuyên của Huang và sự giàu có bất thường khiến cơ quan điều tra chú ý. Năm 2011, Huang bị bắt. Tuy nhiên, CCTV không cho biết khi nào Huang sẽ bị xử tử.
Luật bí mật nhà nước của Trung Quốc có nội hàm rất rộng, từ dữ liệu công nghiệp cho tới ngày sinh chính xác của các lãnh đạo. Dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình, Trung Quốc siết chặt luật về bảo đảm an ninh để chống lại các nguy cơ từ trong nước hoặc nước ngoài. Để nâng cao nhận thức của người dân về an ninh quốc gia, Trung Quốc coi ngày 15/4 năm nay là Ngày giáo dục an ninh mạng đầu tiên, theo Luật an ninh quốc gia thông qua tháng 7/2015.
Những đạo luật mà ông Tập đã thông qua, hoặc muốn thông qua, khiến chính phủ phương Tây lo ngại, cho rằng ông dùng luật để đàn áp những người bất đồng chính kiến.
Văn Việt
Theo VNE
Vụ rò rỉ "Hồ sơ Panama": "Bom tấn" biến thành "địa chấn"
'Quả bom tấn' vụ rò rỉ "Hồ sơ Panama" phát nổ đã nhanh chóng gây ra những cơn "địa chấn" tại nhiều quốc gia cũng như các tổ chức danh tiếng trên toàn cầu.
Thành viên Ủy ban đạo đức của FIFA đã phải từ chức sau khi xuất hiện "Hồ sơ Panama"
Khi "Hồ sơ Panama" (Panama Papers) bùng nổ ngày 3-4 vừa qua đã có những đánh giá cho rằng vụ rò rỉ tài liệu mật này sẽ gây chấn động và ảnh hướng lớn hơn rất nhiều vụ tiết lộ tài liệu mật WikiLeaks hồi tháng 6-2015 về việc chính phủ Mỹ nghe lén. "Nạn nhân" đầu tiên của cơn "địa chấn" mà "Hồ sơ Panama" gây ra là ông Sigmundur David Gunnlaugsson khi buộc phải từ chức Thủ tướng Thủ tướng Iceland ngày 5-4 sau khi các tài liệu rò rỉ từ Công ty luật Mossack Fonseca của Panama cáo buộc vợ ông che giấu nhiều triệu USD thông qua một công ty bình phong ở nước ngoài.
Ông Gunnlaugsson có thể chỉ là nhà lãnh đạo quốc gia đầu tiên phải ra đi sau khi danh tính của ông và người thân trong gia đình xuất hiện trong bản "danh sách đen" của "Hồ sơ Panama". Trong số những dữ liệu ban đầu được công bố sau khi nghiên cứu kho dữ liệu 11,5 triệu tài liệu của Công ty luật Mossack Fonseca đã thấy có tên của khoảng 200 chính trị gia, bao gồm danh tính của 12 nhà lãnh đạo hoặc cựu lãnh đạo các nước, cùng nhiều ngôi sao thể thao, trùm ma túy... trong danh sách "khách hàng" trốn thuế.
Theo thông tin mà báo "Người bảo vệ" (Anh) ngày 6-4 tiết lộ từ "Hồ sơ Panama", Tổng thống Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE) là người sở hữu khối tài sản lớn nhất trong số các nhân vật nước ngoài có tài sản tại "xứ sở sương mù" với việc sở hữu khối tài sản trị giá hơn 1,7 tỷ USD tại London thông qua các công ty nước ngoài bình phong.... "Hồ sơ Panama" cũng làm xấu thêm mối quan hệ vốn không mấy tốt đẹp giữa Trung Quốc, Nga... với các nước phương Tây khi tên nhiều quan chức cấp cao tại những nước này cũng đã xuất hiện trên mặt báo từ việc rò rỉ tài liệu mật. Những quốc gia này đều lên tiếng phủ nhận và cho rằng đây là một "âm mưu chính trị" của phương Tây.
Cho dù tính xác thực của thông tin được tiết lộ từ vụ rò rỉ "Hồ sơ Panama" còn gây tranh cãi và cần kiểm chứng, điều tra, song ngoài Thủ tướng Iceland đã tuyên bố từ chức, cũng đã có những nhân vật tên tuổi trên thế giới phải ra đi như ông Michael Grahammer, Giám đốc điều hành (CEO) ngân hàng Hypo Landesbank Vorarlberg của Áo; ông Juan Pedro Damiani, thành viên Ủy ban Đạo đức của Liên đoàn Bóng đá thế giới (FIFA)... sau khi có thông tin dính líu tới công ty "rửa tiền, trốn thuế" Mossack Fonseca.
Vụ rò rỉ "Hồ sơ Panama" chắc chắn tác động rất lớn tới cuộc chiến toàn cầu chống trốn thuế. Thủ tướng Canada Justin Trudeau ngày 6-4 đã kêu gọi cộng đồng quốc tế cùng nhau xây dựng nền tài chính toàn cầu minh bạch hơn để những nhà đầu tư, chính trị gia giàu có không còn cơ hội lách luật trốn thuế.
Trong khi đó, nhiều quốc gia và tổ chức trên thế giới đang bắt tay vào điều tra những nhân vật xuất hiện trong "Hồ sơ Panama" đã, đang và sẽ còn được tiết lộ trong thời gian tới. Do vậy không loại trừ sẽ còn những "cơn địa chấn" tiếp theo.
Theo_An ninh thủ đô
Hàng trăm nhà báo "xử" Hồ sơ Panama như thế nào? Marina Walker vẫn nhớ lúc nghe tin một nguồn tuyên bố có trong tay lượng tài liệu mật lớn chưa từng có, bà tự hỏi có đúng như vậy không. Và sự thật đúng là thế. Marina Walker hiện là Phó Giám đốc Hiệp hội Các nhà báo Điều tra quốc tế (ICIJ), là người đồng quản lý Dự án về các thông...