Trung Quốc xử hơn 6.000 quan chức tham nhũng chỉ trong 1 tháng
Chỉ riêng trong tháng 10 năm nay, Trung Quốc đã thực hiện kỉ luật hơn 6.000 quan chức với cáo buộc vi phạm tinh thần tiết kiệm, chống lãng phí, đi ngược lại quy định của đảng Cộng sản Trung Quốc.
Một quan chức Trung Quốc (bên phải) bị bắt sau cáo buộc tham nhũng. (Ảnh: Xinhua)
Tân Hoa Xã đưa tin, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (CCDI), cơ quan phụ trách các hoạt động chống tham nhũng của đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC), cho biết ngày 20/11 rằng Trung Quốc đã xử phạt 6.190 quan chức chỉ tính riêng trong tháng 10.
Các quan chức này bị cáo buộc với các tội danh vi phạm “8 quy định của trung ương về thực hành tiết kiệm và chống lãng phí”, văn bản được đảng Cộng sản Trung Quốc ban hành cuối năm 2012.
Theo CPC, hơn 6.000 người bị kỉ luật có liên quan tới 4.353 vụ vi phạm, trong đó các vụ việc vi phạm quy định thanh toán phụ cấp và tiền hỗ trợ chiếm tỉ lệ nhiều nhất, sau đó đến các tội đưa và nhận quà hối lộ hoặc sử dụng xe công sai mục đích.
Trong vòng 10 tháng đầu năm 2017, CCDI đã thực hiện điều ra và phát hiện 37.824 vụ việc, trừng phạt 53.195 quan chức vi phạm.
Video đang HOT
CCDI đã thiết lập và triển khai chế độ báo cáo hàng tháng về tình hình chấp hành 8 quy định của đảng Cộng sản tại toàn bộ các cơ quan quản lý cấp tỉnh, cơ quan trực thuộc Trung ương Đảng và Chính phủ, các doanh nghiệp nhà nước và các tổ chức tài chính trực trung ương.
Theo Reuters, chiến dịch “Đả hổ diệt ruồi” ở Trung Quốc đã xử phạt tới 1,34 triệu quan chức trong 5 năm qua. Chiến dịch nhằm xóa bỏ vấn nạn tham nhũng này được coi là một trong những dấu ấn quan trọng trong nhiệm kỳ của Chủ tịch Tập Cận Bình. Chiến dịch này nhắm mục tiêu tới tất cả các lãnh đạo đương nhiệm và cả các cựu lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc và đã khiến không ít nhân vật quyền lực ở Trung Quốc lao đao “ngã ngựa” và vướng vào vòng lao lý.
Đức Hoàng
Theo Xinhua
Hơn 1,1 triệu người kê khai tài sản, chỉ phát hiện 5 trường hợp vi phạm
Trình bày Báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2017 sáng 6/11, Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái cho biết đã có hơn 1,1 triệu người đã kê khai tài sản, thu nhập năm 2016. Tuy nhiên qua xác minh chỉ phát hiện và xử lý 5 trường hợp vi phạm về kê khai tài sản, thu nhập, trong đó có cả cán bộ cao cấp.
Ông Lê Minh Khái - Tổng Thanh tra Chính phủ.
Theo ông Lê Minh Khái, số người đã kê khai tài sản, thu nhập năm 2016 là hơn 1,113 triệu người, đạt tỷ lệ 99,8% so với số người phải kê khai. Số bản kê khai đã công khai hơn 1,111 triệu bản - đạt tỷ lệ 99,8% so với số bản đã kê khai.
Có 78 người được xác minh tài sản, thu nhập tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Quốc phòng, Bộ Công Thương, TP Hà Nội, Yên Bái và Đồng Nai (giảm 81,4%).
"Qua xác minh phát hiện và xử lý 5 trường hợp vi phạm về kê khai tài sản, thu nhập, trong đó có cả cán bộ cao cấp. Cùng kỳ, năm 2016 đã không phát hiện được trường hợp nào vi phạm"- ông Khái báo cáo trước Quốc hội.
Ngoài ra, năm 2017 có 39 trường hợp người đứng đầu bị xử lý kỷ luật do thiếu trách nhiệm để xảy ra hành vi tham nhũng, tăng 28 người so với năm 2016.
Tổng Thanh tra nhấn mạnh, ý thức, đạo đức công vụ của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức còn hạn chế. "Tình trạng việc nhũng nhiễu, tiêu cực, đòi hối lộ vẫn còn xảy ra. Một bộ phận cán bộ chính quyền còn hành động vô cảm hoặc gây tai tiếng cho bộ máy nhà nước do tham nhũng, lợi ích nhóm"- ông Khái nói.
Việc thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng tại nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị còn hình thức, hiệu quả thấp. Một số giải pháp phòng ngừa tham nhũng triển khai thiếu đồng bộ, kiểm tra đánh giá không thường xuyên nên tác dụng phòng ngừa còn hạn chế.
Thêm vào đó, hiện tượng chồng chéo trong hoạt động thanh tra, kiểm tra. Công tác đôn đốc, xử lý về thanh tra có nhiều tiến bộ nhưng tỷ lệ thu hồi, xử lý khác về tiền, tài sản, đất đai còn thấp.
Công tác phát hiện, điều tra tội phạm tham nhũng tuy có tiến bộ nhưng vẫn chưa đạt yêu cầu, việc xử lý một số vụ việc, vụ án tham nhũng kinh tế còn chậm; tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng còn thấp. Công tác phát hiện, xử lý tham nhũng ở nhiều địa phương chưa có chuyển biến mạnh mẽ và quyết liệt.
Nguyên nhận được chỉ ra là do việc tổ chức thực hiện pháp luật còn yếu kém, một số nơi còn buông lỏng quản lý; việc đánh giá trách nhiệm của của cán bộ, công chức trong quản lý còn hạn chế, chế độ trách nhiệm, chế độ công vụ chưa rõ ràng. Kỷ cương, kỷ luật trên nhiều ngành, lĩnh vực còn buông lỏng.
"Qua công tác thanh tra, điều tra, kiểm tra, giám sát cho thấy cơ chế kiểm soát thực thi quyền lực hiệu quả chưa cao. Đội ngũ cán bộ làm công tác phòng chống phòng, chống tham nhũng tuy trình độ chuyên môn đã được nâng lên nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu. Những vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp, hành vi phạm tội thường rất tinh vi, nhiều bị can, quá trình điều tra thường phải trưng cầu giám định. Trong khi đó công tác giám định thiệt hại về kinh tế, đất đai... mất nhiều thời gian, thiếu sự đồng thuận giữa các bên liên quan"- Tổng Thanh tra Chính phủ cho hay.
Năm 2018, Chính phủ sẽ tiếp tục xác định phòng, chống tham nhũng là nhiệm vụ trọng tâm trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành. Sửa đổi, hoàn thiện các quy định của pháp luật về tặng quà, nhận quà, nộp lại quà tặng; trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng và xử lý nghiêm các hành vi trốn thuế, rửa tiền...
"Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chế độ công vụ, có cơ chế hữu hiệu để loại khỏi bộ máy nhà nước những cán bộ, công chức, viên chức thoái hoá, biến chất. Tập trung thanh tra, kiểm toán các lĩnh vực nhạy cảm, có nhiều dư luận về tham nhũng như: đất đai, tài nguyên khoáng sản; các dự án đầu tư theo hình thức BOT, BT..."- ông Khái khẳng định.
Thế Kha
Theo Dantri
Tham nhũng trong bổ nhiệm cán bộ sẽ "đẻ" ra thế hệ tham nhũng tiếp "Tham nhũng trong công tác cán bộ là nguy hiểm hơn bởi nó tạo ra một thế hệ tham nhũng tiếp theo. Nghĩa là khi người cán bộ phải bỏ tiền ra để chạy chức, chạy quyền, sẽ sinh ra chuyện người đó cũng thực hiện hành vi tham nhũng, tiêu cực giống như người đã "nâng đỡ" họ nhằm để thu lại...