Trung Quốc xoa dịu Mỹ ở Biển Đông
Báo New York Times nhận định các động thái của Trung Quốc chỉ nhằm xoa dịu Mỹ trước chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình.
Ngày 16-6, tại buổi họp báo ở Bắc Kinh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng thông báo công trình bồi đắp các đảo trên Biển Đông sắp hoàn tất, tiếp theo đó sẽ triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng để “thực hiện các chức năng liên quan”.
Người phát ngôn vẫn ra rả luận điệu xây dựng ở quần đảo Nam Sa (cách gọi của Trung Quốc về quần đảo Trường Sa của Việt Nam) là “hợp tình, hợp lý và hợp pháp, không nhằm vào bất kỳ quốc gia nào, không ảnh hưởng đến tự do hàng hải và hàng không, không ảnh hưởng đến môi trường sinh thái biển”.
Người phát ngôn ngang nhiên thừa nhận rằng công trình nạo vét ở Biển Đông nhằm lập nơi đồn trú và đáp ứng một số chức năng phòng vệ quân sự.
Nhân dịp này, Trung Quốc đã công bố ảnh vệ tinh về đá Chữ Thập sau khi hoàn tất bồi đắp.
Tân Hoa xã lưu ý đá Chữ Thập sau khi hoàn tất bồi đắp sẽ trở thành đảo lớn nhất ở quần đảo Trường Sa, gấp 120 lần so với đảo Ba Bình hiện nay.
Trung Quốc công bố ảnh đá Chữ Thập sau khi hoàn tất bồi đắp. (Ảnh: THX)
Báo New York Times nhận định thông báo của phía Trung Quốc có thể hiểu là họ sẽ ngừng cải tạo đất trên các đảo. Tuy nhiên, hành động này của Trung Quốc chỉ nhằm xoa dịu Mỹ mà thôi.
Video đang HOT
Chuyên gia Carl Thayer ở Học viện Quốc phòng Úc nhận định Trung Quốc sắp giảm dần hoạt động tôn tạo các đảo trên Biển Đông trước chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch Tập Cận Bình dự kiến vào tháng 9.
Trong khi đó tại Philippines, Thẩm phán Tòa án Tối cao Antonio Carpio đã chỉ trích Trung Quốc tại diễn đàn “Hướng tới hành động chung – Bảo vệ an ninh và lợi ích hàng hải ở châu Á thông qua hợp tác khu vực” ở TP Pasig hôm 15-6.
Ông nói: “Trung Quốc đã phá hủy bảy rạn san hô trong chưa đầy hai tháng. 70% nguồn cá của Philippines sản sinh ở đây… Đây là nguồn thực phẩm chính của chúng tôi nhưng Trung Quốc không hề quan tâm điều đó”. Theo báo The Manila Times, ông đã đề nghị chính phủ Philippines yêu cầu tòa trọng tài thường trực của LHQ ban hành một số biện pháp khẩn cấp tạm thời buộc Trung Quốc ngừng cải tạo đất nhằm ngăn chặn nguy cơ hủy hoại môi trường biển.
Dự kiến ông sẽ bay tới La Haye (Hà Lan) vào tháng 7 tới để tham gia phiên điều trần do tòa trọng tài thường trực tổ chức để giải quyết đơn của Philippines kiện “đường chín đoạn” của Trung Quốc từ năm 2013.
Với đầu đề “Thảm họa sinh thái ở Biển Đông”, tạp chí Slate (Mỹ) ngày 15-6 đã khẳng định hoạt động bồi đắp các đảo nhân tạo của Trung Quốc trên Biển Đông đang hủy hoại hệ sinh thái san hô quý giá nhất và không gì thay thế được.
Báo lưu ý quần đảo Trường Sa có tới 571 loài san hô, tạo môi trường tốt cho rất nhiều loài cá sinh sản và phát triển. Sau đó đến lượt cá trở thành nguồn nuôi sống ngư dân.
Tiến sĩ sinh học Alan Freidlander ở ĐH Hawaii nhận xét: “Nạo vét và xây dựng trên các rạn san hô ở Biển Đông đang gây thiệt hại khó khắc phục cho một trong các hệ sinh thái phong phú nhất hành tinh”.
Chuyên gia Jay L. Batongbacal, Giám đốc Viện Nghiên cứu biển và luật biển thuộc ĐH Philippines, ghi nhận quá trình tôn tạo đảo nhân tạo cũng phá hủy khu vực xung quanh các rạn san hô.
Ước tính có gần 311ha rạn sạn hô bị phá hủy, gây thiệt hại kinh tế hằng năm 110 triệu USD.
Ngày 15-6, người phát ngôn tổng thống Philippines đã chỉ trích Phó Đại sứ Trung Quốc tại LHQ Vương Dân cứ ngụy biện hoạt động cải tạo của Trung Quốc ở Biển Đông là “hợp tình, hợp lý và hợp pháp”. Người phát ngôn khẳng định Philippines sẽ tiếp tục đấu tranh đến cùng, chủ yếu xoáy vào khía cạnh hủy hoại môi trường do hoạt động cải tạo đất trái phép của Bắc Kinh trên Biển Đông. 104 km2 là tổng diện tích trên đá Chữ Thập sau khi Trung Quốc hoàn tất bồi đắp. Theo Tân Hoa xã, trong đó đất liền rộng 62 km2, hồ nước ngọt 6,5 km2, cảng biển 35,5 km2. Dự toán chi phí cải tạo đất là 73,6 tỉ nhân dân tệ (256.864 tỉ đồng VN).
Theo Bảo Như – Quân Khoa – TNL
Pháp luật TPHCM
Ông Tập Cận Bình xoa dịu Mỹ sau căng thẳng Biển Đông?
Chủ tịch Trung Quốc khẳng định quan hệ MỹTrung Quốc vẫn ổn định và mối quan hệ nước lớn "kiểu mới" giữa hai nước đang thu được những kết quả ban đầu.
Ông Tập cũng nói rằng Trung-Mỹ cần xử lý các tranh chấp theo cách mà sẽ không làm tổn hại đến quan hệ song phương.
Những tuyên bố trên của ông Tập Cận Bình được đưa ra trong cuộc gặp gỡ với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nhân dịp ông có chuyến thăm Trung Quốc kéo dài 2 ngày (16-17/5). Đây được xem là một cách xoa dịu tình hình của Bắc Kinh sau những căng thẳng về Biển Đông. Ông Tập là người cuối cùng tiếp ông Kerry. Trước đó truyền thông Mỹ đưa tin ông John Kerry sẽ đặt thẳng vấn đề Biển Đông lên bàn trong cuộc gặp với Tập Cận Bình. Tuy nhiên có vẻ như các vấn đề cụ thể đã không được đề cập trong cuộc gặp này.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (trái) gặp chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 17/5 tại Bắc Kinh
Trước đó, trong cuộc họp chung với người đồng cấp Vương Nghị, Ngoại trưởng John Kerry kêu gọi Bắc Kinh hãy có động thái tháo ngòi căng thẳng ở Biển Đông.
Ngoại trưởng Mỹ cũng thể hiện thái độ quan ngại về không gian cũng như phạm vi mà Bắc Kinh đang xây dựng, cải tạo trái phép tại các bãi cạn, bãi ngầm ở khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Ngoại trưởng Kerry nhấn mạnh: "Tôi kêu gọi Trung Quốc thông qua Bộ trưởng Vương hãy thực hiện những động thái sẽ hợp sức mọi người trong việc hỗ trợ giảm những căng thẳng và tăng cường tìm kiếm giải pháp ngoại giao".
Tuy nhiên, lời kêu gọi này đã bị ông Vương Nghị từ chối với những luận điệu bao biện quen thuộc. Ngoại trưởng Trung Quốc vẫn quả quyết "chủ quyền mà Bắc Kinh đang đòi ở các bãi cạn, bãi ngầm này là không thay đổi và việc xây dựng ở khu vực này nằm trong phạm vi chủ quyền của Trung Quốc".
Ông Kerry cũng đem những quan ngại nói với Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường trước đó và kêu gọi Mỹ - Trung tăng cường đối thoại.
Đáp lại, Thủ tướng Trung Quốc hối thúc Mỹ xử lý các mâu thuẫn với Trung Quốc một cách tích cực và hành động để thúc đẩy niềm tin và hợp tác trong khu vực.
Tương tự, trong cuộc hội kiến với ông John Kerry, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Phạm Trường Long - "quyền lực số 2" của quân đội Trung Quốc (PLA), cũng mạnh miệng tuyên bố về "chủ quyền" của Trung Quốc đối với các bãi đá ngầm ở quần đảo Trường Sa, vốn thuộc Việt Nam. Phạm Trường Long yêu cầu Mỹ "khách quan, công bằng nhìn nhận vấn đề Biển Đông", "hiểu đúng chính sách của Trung Quốc" và "cẩn thận lời nói, hành động".
Có vẻ như những gì cần nói Bắc Kinh đã để các quan chức khác nói hết với ông Kerry trước khi cuộc gặp với ông Tập Cận Bình diễn ra.
Minh Thái (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Mời Mỹ dùng đảo nhân tạo trên Biển Đông, Trung Quốc 'vừa đấm vừa xoa' Bằng việc mời các nước cùng sử dụng cơ sở xây dựng bất hợp pháp tại Biển Đông, Trung Quốc hy vọng có thể xoa dịu được sự giận dữ của các nước trong khi vẫn duy trì kiểm soát những khu vực chiếm đóng. Trung Quốc đẩy mạnh cải tạo trái phép đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt...