Trung Quốc xóa bỏ chính sách một con hà khắc
Quy định mới cho phép các gia đình có 2 con thay cho chính sách 1 con hà khắc trước đây.
Hôm 23/12, chính quyền Bắc Kinh cho biết quốc hội nước này sẽ thông qua chính sách mới cho phép các cặp vợ chồng sinh hai con thay cho chính sách kế hoạch hóa gia đình một con hiện nay.
Theo ông Yang Huangzhang, giám đốc Ủy ban Y tế và Kế hoạch hóa Gia đình, sự thay đổi chính sách này sẽ có hiệu lực vào quý 1 năm 2014 tại một số vùng ở Trung Quốc.
Chính sách một con hà khắc của Trung Quốc sẽ được bãi bỏ vào năm tới
Tháng trước, chính quyền Bắc Kinh công bố hàng triệu gia đình sẽ được phép sinh hai con. Có thể nói, đây là bước đi tiến bộ nhất liên quan tới chính sách một con hà khắc vốn đang tồn tại gần ba thập kỷ nay ở Trung Quốc.
Video đang HOT
Đây là một phần trong kế hoạch gia tăng tỷ lệ sinh và giảm gánh nặng tài chính đối với dân số đang già đi nhanh chóng của nước này. Hiện các nhà chức trách đang tính toán xem có bao nhiêu cặp vợ chồng sẽ được hưởng lợi từ sự thay đổi chính sách trên.
Tuy nhiên, theo một quan chức cấp cao Trung Quốc, nước này sẽ dần gỡ bỏ các rào cản về hạn chế sinh con nhưng sẽ khó xóa bỏ chính sách kế hoạch hóa gia đình trong tương lai gần.
Thời báo Hoàn Cầu dẫn lời một số đại biểu quốc hội tranh luận về mặt tích cực của chính sách cũ hôm thứ Ba cho rằng cần phải tiếp tục thực thi chính sách kế hoạch hóa gia đình và những ai vi phạm phải bị trừng phạt.
Đại biểu quốc hội Giang Phạm cho rằng: “Trung Quốc có dân số đông và điều này vẫn chưa hề thay đổi. Nhiều vấn đề kinh tế, xã hội nảy sinh bắt nguồn từ thực tế này. Do đó, chúng ta không thể liều lĩnh cho phép dân số tăng tưởng vượt tầm kiểm soát”.
Trung Quốc là nước có dân số đông nhất thế giới, lên tới gần 1,4 tỷ người. Chính phủ nước này cho biết, chính sách giới hạn mỗi gia đình chỉ được sinh một con có tác động tới 63% dân số và giảm được khoảng 400 triệu ca sinh nở kể từ năm 1980.
Theo Reuters
Trung Quốc nới lỏng chính sách một con
Trung Quốc vừa tuyên bố sẽ nới lỏng thêm chính sách kiềm chế gia tăng dân số, dự kiến những thay đổi này sẽ được áp dụng vào đầu năm sau.
Những thay đổi bao gồm việc cho phép mỗi cặp vợ chồng được sinh thêm con thứ hai nếu ít nhất một người là con một. Hiện tại, nếu muốn sinh con thứ hai, cả hai vợ chồng đều phải là con một.
Chính phủ Trung Quốc đã đệ trình một dự thảo luật lên Ủy ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc trong kì họp 2 tháng/lần, dự luật này nhằm thay đổi chính sách kế hoạch hóa gia đình đã được áp dụng từ lâu. Nếu được thông qua, luật kế hoạch hoá giá đình sẽ có hiệu lực ở một số tỉnh từ quý I/2014. Hiện tại, chính quyền các cấp đang đánh giá những vấn đề có thể gặp phải khi ban hành chính sách mới.
Hiện Trung Quốc chỉ cho phép sinh hai con, nếu cả 2 vợ chồng đều là con một
(Ảnh minh họa)
Chính sách một con dù có nhiều ưu điểm song lại mang đến hệ lụy làm tăng tỉ lệ nạo phá thai và các vấn đề liên quan.
Nhiều lời chỉ trích còn đến từ việc chính sách này bất công với người già, những người chỉ dựa vào con cái khi họ đã về hưu và làm giảm lực lượng lao động của quốc gia.
Bộ trưởng phụ trách Ủy ban y tế và kế hoạch hóa gia đình quốc gia, bà Lý Bân phát biểu trước quốc hội: "Giờ là lúc thích hợp để thay đổi. Tỉ suất sinh tương đối ổn định, lực lượng lao động vẫn ở mức lớn và gánh nặng phụ cấp người già còn nhẹ".
Bà Lý Bân cũng nói thêm sự ra tăng dân số khi thay đổi chính sách là có thể dự báo trước và nó sẽ không ảnh hưởng nhiều đến nguồn lượng thực, giáo dục, sức khoẻ hay nguồn lao động.
Quốc hội Trung Quốc nói chính quyền ở các cấp địa phương sẽ cải thiện chính sách kế hoạch hoá gia đình sau khi đánh giá tình hình dân số địa phương.
Theo Xinhua, nguồn lương thực dự trữ và dịch vụ công của Trung Quốc có thể phục vụ nhu cầu của 1.43 tỉ người vào năm 2020 và 2.5 tỉ người vào năm 2033. Kể cả khi thay đổi chính sách, dân số Trung Quốc cũng sẽ không vượt quá 1.38 tỉ người vào năm 2015.
Theo ANTD
Trung Quốc mở trung tâm 'trẻ sơ sinh bị bỏ rơi' gây tranh cãi Nhiều thành phố ở Trung Quốc đã mở cửa các trung tâm dành cho trẻ bị bỏ rơi, tại đây các ông bố bà mẹ có thể vứt bỏ đứa con mới sinh ngoài mong muốn mà không bị pháp luật trừng trị. Đây là một động thái gây tranh cãi nhưng với mục đích hạn chế nạn bỏ rơi và vứt xác...