Trung Quốc xây thủy điện cực lớn khống chế Châu Phi
Trung Quốc dự kiện xây dựng nhà máy thủy điện công suất bằng 20 nhà máy điện hạt nhân trải khắp dòng sông Congo.
Theo The Guardian, đập thủy điện chặn dòng nhánh của con sông Congo tại quốc gia châu Phi Cộng hòa Dân chủ Congo được Trung Quốc xúc tiến đầu tư sẽ khởi công trong vòng vài tháng tới.
Tờ báo Anh cho hay, thủy điện này sẽ bắt đầu phát điện sau thời gian chưa đến 5 năm.
Dự án xây đập thủy điện giữa Trung Quốc và Congo mang tên dự án Inga 3 nằm trên dòng nhánh của con sông Congo tại thác Inga, bao gồm 1 con đập lớn và một nhà máy thủy điện công suất 4.800MW có trị giá 14 tỷ USD. Số tiền trên chỉ là phần đầu tiên của dự án thủy điện khổng lồ này.
Trung Quốc đầu tư tăng tốc vào châu Phi.
Toàn bộ dự án có thể tiêu tốn số tiền tới 100 tỷ USD và trải khắp dòng sông Congo, lớn thứ nhì thế giới về lưu lượng dòng chảy. Công suất phát điện của dự án có thể đạt mức gần 40.000 MW, gần cao gấp đôi so với công suất của đập thủy điện Tam Hiệp ở Trung Quốc, hoặc tương đương công suất của 20 nhà máy điện hạt nhân lớn gộp lại.
Theo dự kiến, Chính phủ Congo sẽ chọn một nhóm nhà thầu gồm hai công ty Trung Quốc để thực hiện công trình thủy điển lớn này. Việc chốt nhà thầu sẽ được thực hiện trong thời gian từ nay đến tháng 8, và công trình sẽ được khởi công trước tháng 11.
Theo BBC, hai tập đoàn điện lực Trung Quốc là Tập đoàn Tam Hiệp (Three Gorges) và Tâp đoàn Sinohydro đã được mời tham gia thầu. BBC cho hay, Chính phủ Trung Quốc đã yêu cầu các tập đoàn này khi tham gia thầu sẽ phải có bản đánh giá tác động môi trường (EIA).
Theo Bruno Kapandji, người phụ trách dự án, nhóm nhà thầu Trung Quốc nói dự án có thể phát điện trong vòng 4-5 năm. Trong khi đó, một nhóm nhà thầu Tây Ban Nha nói dự án này phải mất ít nhất 6 năm để hoàn thiện giai đoạn 1 của dự án.
Video đang HOT
Dự án này đã bị trì hoãn từ lâu do nhận nhiều phản ứng. Những người ủng hộ nêu bật các lợi ích mà thủy điện mang lại như đáp ứng 40% nhu cầu điện năng của lục địa đen. Những người phản đối lại đưa ra con số 60.000 người dân sẽ phải rời bỏ nhà cửa và con đập sẽ phá hỏng hệ sinh thái. Dự án này có thể vi phạm luật của Congo và các quy định quốc tế về xây dựng các đập thủy điện khổng lồ.
Inga 3 không phải là dự án thủy điên duy nhất do nhà thầu Trung Quốc thực hiên tại châu Phi hiên đang găp phản đối. Hai công ty Trung Quốc, Sinohydro và China Water (CWE) trước đó cũng đã ký hợp đồng xây đâp Isimba ở Uganda. Công trình này do Ngân hàng Xuất nhâp khẩu Trung Quốc (Exim Bank) chi tiền và hiên đang bị khiếu kiên.
Một “chuỗi ngọc trai” nữa trên sông Congo?
Uy tín trong hoạt động của các công ty Trung Quốc cũng đã tạo nên sự không hài lòng với lãnh đạo các nước châu Phi.
Tổng thống Zimbabwe Robert Mugabe trong bữa tiệc sinh nhật lần thứ 92 của mình đã đưa ra lời cáo buộc các công ty khai thác dầu mỏ nước ngoài ăn cắp của cải tài sản của đất nước mình.
Dù không khẳng định muốn nhắc tới các doanh nghiệp Trung Quốc nhưng vị lãnh đạo cho rằng, Zimbabwe đã gần như không nhận được gì cả từ việc khai thác kim cương và cáo buộc các đối tác nước ngoài là những kẻ buôn lậu và lừa đảo.
Theo Tổng thống Mugabe, Zimbabwe chỉ nhận được khoảng 2 tỷ USD từ việc khai thác kim cương, trong khi doanh thu từ lĩnh vực này lên đến 15 tỷ USD. Zimbabwe là nước xuất khẩu kim cương lớn thứ tám trên thế giới trong năm 2014.
Đích thân ông Robert Mugabe đã từng than phiền với Chủ tịch Tập Cận Bình về những gì nhận được từ liên doanh với các công ty khai thác mỏ Trung Quốc trong chuyến thăm châu Phi của ông Tập hồi nửa cuối năm 2015.
Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma từng gây chấn động hồi năm 2012 ngay tại Bắc Kinh khi thẳng thắn nhận xét rằng “hợp tác với Trung Quốc có vấn đề”.
Nếu như ban đầu tài trợ của Trung Quốc có những điều kiện dễ dãi, thì về lâu dài lại trở thành gánh nặng khó chịu nổi bởi lãi suất rất cao. Trong thời buổi khó khăn, ngân sách eo hẹp, nhiều quốc gia châu Phi không thể không thấy áp lực ngày càng tăng từ những khoản nợ dần chồng chất với Trung Quốc.
Mặt khác, hợp tác với Trung Quốc cũng đặt ra những vấn đề xã hội : tiền của Trung Quốc đưa vào châu Phi cũng để chi vào những lợi ích kinh tế của Trung Quốc. Các nước châu Phi thường than phiền và chỉ trích rằng Trung Quốc không thuê lao động tại chỗ mà đưa người của mình đến, còn nếu có mướn nhân công bản địa thì Trung Quốc vẫn áp dụng chính sách quản lý với bàn tay sắt.
Hồng Cúc (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Tạo nền tảng củng cố quan hệ hợp tác với Trung Đông - châu Phi
Tại Hội thảo "Triển vọng hợp tác kinh tế giữa Việt Nam với các nước Trung Đông - châu Phi" do Bộ Ngoại giao tổ chức tại Hà Nội mới đây, nhiều đại biểu quốc tế đã có những ý kiến đóng góp quan trọng nhằm thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam với các nước khu vực này. Xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc một số ý kiến của các đại biểu quốc tế.
Tổng Thư ký Hội nghị LHQ về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) M.Ki-tuy-i:
Thời điểm thích hợp để tăng cường quan hệ
NCTAD vui mừng xây dựng quan hệ đối tác với Việt Nam, phối hợp đưa ra báo cáo tình hình đầu tư, thương mại và vai trò vị thế của Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy quan hệ hợp tác Việt Nam - Trung Đông, châu Phi. Với những cơ hội hợp tác ngày càng nhiều, hy vọng những cam kết hôm nay tạo nền tảng củng cố mạnh mẽ hơn nữa quan hệ giữa Việt Nam với các nước Trung Đông, châu Phi. Nhìn lại lịch sử quan hệ Việt Nam với khu vực này, trong gần 30 năm qua, Việt Nam đã gặt hái những thành tựu ấn tượng. Con số trao đổi thương mại giữa Việt Nam với khu vực này tăng nhanh chóng. Quỹ đạo phát triển như vậy sẽ tiếp tục nếu chúng ta xây dựng thành công quan hệ đối tác thương mại trong khu vực và trên thế giới. Trong bối cảnh hiện nay, kinh tế thế giới chưa phục hồi hoàn toàn, chúng tôi mong muốn Việt Nam và các nước Trung Đông, châu Phi hợp tác chặt chẽ hơn để mở rộng thị trường và tìm kiếm những cơ hội mới. Việt Nam là một trong số ít quốc gia thể hiện bình đẳng trong kinh doanh, thương mại với các nước khác và có nền kinh tế mở. Chúng tôi đánh giá cao hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam tại châu Phi và việc tạo ra các thị trường mới sẽ dẫn tới thành công càng lớn cho doanh nghiệp Việt Nam. Bên cạnh các đối tác quan trọng, Việt Nam và Trung Đông - châu Phi cần tham gia chuỗi liên kết giá trị toàn cầu, tạo cơ sở tăng trưởng đầu tư thương mại trong thời gian tới.
Trong bối cảnh cạnh tranh giữa các đối tác kinh tế diễn ra ngay ở Đông Á và Đông - Nam Á, khu vực vốn đang có xu hướng mở rộng ra bên ngoài, Việt Nam cần đa dạng hóa thị trường, đối tác, tạo cơ hội lớn để vươn ra bên ngoài. Trung Đông, châu Phi là thị trường tiềm năng và hiện là thời điểm thích hợp để Việt Nam tăng cường quan hệ hợp tác hiệu quả, hiện thực hóa quan hệ đối tác với khu vực này.
Giám đốc phụ trách hợp tác kinh tế, Tổ chức Pháp ngữ Ê.A-lanh-guê:
Việt Nam hỗ trợ rất tốt trong các khuôn khổ hợp tác
nước Pháp ngữ tại châu Phi với các bức tranh sáng tối khác nhau, có tỷ lệ tăng trưởng dân số và tỷ lệ thanh niên rất cao, 85% số dân nói tiếng Pháp ở châu Phi. Các vùng bờ biển tập trung dân cư đông đúc và nhu cầu việc làm rất lớn. Thị trường nông sản thế giới bấp bênh khiến các nước nông nghiệp ở châu Phi có tỷ lệ đói nghèo cao. Nằm ở khu vực có nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, song việc khai thác tài nguyên không còn phù hợp và các nước cần chú trọng những hình thái phát triển mới. Trước thực trạng nêu trên, các nước châu Phi đặt ra chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Với chiến lược kinh tế đặt con người làm trung tâm phát triển bền vững, thúc đẩy nền kinh tế các nước thành viên, giảm sự bất bình đẳng, thúc đẩy đa ngôn ngữ, hình thành không gian kinh tế Pháp ngữ với nhiều thị trường tiềm năng, các quốc gia Pháp ngữ ở châu Phi đang kêu gọi các đối tác hỗ trợ tài chính, tạo việc làm và chú trọng thúc đẩy kinh tế khu vực và liên khu vực.
Nhiều nước Pháp ngữ phát triển mô hình hợp tác Nam - Nam, hợp tác ba bên, chúng tôi cảm ơn Việt Nam đã hỗ trợ rất tốt trong các khuôn khổ hợp tác này. Chúng tôi muốn xây dựng một mạng lưới các nước hợp tác Nam-Nam, chia sẻ kinh nghiệm, nguồn lực; mong muốn thành lập liên doanh kinh tế Pháp ngữ quốc tế trong các lĩnh vực tiềm năng như tài chính, công nghiệp chế biến. Chúng tôi muốn giúp Việt Nam làm rõ những thách thức trong hợp tác, kết nối với hệ thống các thể chế Pháp ngữ để hội nhập hơn nữa và có vị trí xứng đáng hơn tại thị trường các nước Pháp ngữ ở châu Phi.
Trưởng bộ phận Phát triển kinh doanh khu vực châu Á, Tập đoàn Falcon Group A.Chớt:
Mong muốn mở rộng hoạt động tại thị trường Việt Nam
ẬP đoàn tài chính Falcon hỗ trợ các doanh nghiệp thông qua các hoạt động thương mại hỗ trợ về xuất nhập khẩu hàng hóa. Tập đoàn có mặt ở thị trường Trung Đông từ rất lâu với cơ sở vững chắc ở Đu-bai (Các Tiểu vương quốc A-rập thống nhất) từ 20 năm trước. Trong hoạt động hỗ trợ các doanh nghiệp, Falcon sẽ làm việc với các công ty thương mại và không có giới hạn nào trong lĩnh vực tài trợ thương mại, cung cấp giải pháp tài chính, hỗ trợ hàng hóa nông sản, thép... dựa trên lưu trữ hàng hóa và hỗ trợ tài chính cho khách hàng.
Tập đoàn có kế hoạch mở rộng ra thị trường châu Á, trong đó có Việt Nam. Chúng tôi nhận thấy, hàng xuất khẩu ở Trung Đông vào Việt Nam ngày càng nhiều. Để mở rộng hoạt động tại thị trường Việt Nam, chúng tôi đã dành nhiều thời gian nghiên cứu hệ thống luật pháp, khách hàng và nhu cầu ở đây. Chúng tôi cũng hiểu các nhu cầu khách hàng ở Trung Đông. Điều này giúp hỗ trợ tài chính và giảm rủi ro cho các công ty. Chúng tôi mong muốn hợp tác, hỗ trợ thương mại cho các công ty Việt Nam xuất nhập khẩu sang thị trường Trung Đông, châu Phi.
Theo_Báo Nhân Dân
Ấn Độ chốt cấu hình tàu tuần tra đóng cho Việt Nam Chốt cấu hình tàu tuần tra của GRSE sẽ là nội dung chính trong chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ tới đây. Theo Economic Times, một đoàn đại biểu công nghiệp quốc phòng, gồm đại diện của các công ty vũ khí lớn của Ấn Độ sẽ tháp tùng Bộ trưởng Quốc phòng Manohar Parrikar đến thăm Việt...