Trung Quốc xây tháp lọc không khí ô nhiễm lớn nhất thế giới
Trung Quốc đã xây dựng và thử nghiệm tháp lọc không khí lớn nhất thế giới tại tỉnh Thiểm Tây, trong nỗ lực đối phó với tình trạng sương mù dày đặc do bụi và ô nhiễm ở khu vực này.
Tháp lọc không khí ô nhiễm ở Tây An, Thiểm Tây, Trung Quốc. (Ảnh: SCMP)
Theo SCMP, công trình cao 100 m tọa lạc ở Tây An, Thiểm Tây, phía bắc Trung Quốc đã được mệnh danh là tháp lọc không khí lớn nhất thế giới. Theo kết quả thử nghiệm ban đầu, tháp này dường như đã hoạt động hiệu quả và cải thiện đáng kể chất lượng không khí, và giảm bớt hiện tượng sương mù dày đặc.
Cao Junji, người đứng đầu dự án nghiên cứu, cho biết tháp đã sản xuất trung bình mỗi ngày 10 triệu mét khối không khí sạch, góp phần nâng cao chất lượng không khí trong bán kính 10 km2 xung quanh tháp. Ông Cao chia sẻ rằng trong những ngày thành phố ô nhiễm nặng, tháp có thể làm giảm mức sương mù tới mức trung bình.
Video đang HOT
Hệ thống lọc không khí hoạt động nhờ vào hệ thống nhà kính rộng cỡ nửa sân bóng đá. Không khí ô nhiễm sẽ được hút vào trong nhà kính, và được đốt nóng bằng năng lượng mặc trời. Không khí nóng sẽ bay lên, qua các tầng lọc khác nhau trước khi trở thành không khí sạch đi ra ngoài môi trường.
Tây An là khu vực luôn phải trải qua hiện tượng ô nhiễm nặng nề vào mùa đông vì hệ thống sưởi ấm của thành phố chủ yếu sử dụng than. Những người vận hành tháp cho biết nó vẫn hoạt động tốt vào mùa đông do nhà kính đã được phủ một lớp chất liệu cho phép hấp thụ bức xạ mặt trời với hiệu quả cao. Trong thời gian thử nghiệm, tháp đã giúp cải thiện đáng kể không khí ô nhiễm.
Dự án tháp lọc không khí ở Tây An bắt đầu từ năm 2015 và quy trình xây dựng hoàn thành từ năm ngoái. Mục đích của dự án nhằm tìm ra phương pháp giá thành thấp, hiệu quả để loại bỏ tạp chất ra khỏi không khí. Trước đó, tháp lọc không khí cao nhất thế giới được cho là tháp cao 7 m ở Bắc Kinh. Tuy nhiên, tháp này chạy hoàn toàn bằng điện.
Đức Hoàng
Theo SCMP
Theo Dantri
50 máy bay Nga tập trận sát nách Triều Tiên
Bộ Quốc phòng Nga ngày 12/1 cho biết hơn 50 máy bay của quân đội nước này đã tham gia cuộc tập trận bắn đạn thật ở khu vực sát biên giới Triều Tiên và phía bắc Trung Quốc.
Binh sĩ Nga tập trận tại quân khu phía đông (Ảnh: Sputnik)
Newsweek dẫn thông báo của Bộ Quốc phòng Nga ngày 12/1 cho biết sau các ngày nghỉ lễ trong mùa đông, các lực lượng quân đội Nga đã quay trở lại hoạt động huấn luyện ở 3 khu vực giáp biên giới Triều Tiên và phía bắc Trung Quốc. Theo thông báo, hơn 50 máy bay của quân đội Nga đã tham gia cuộc tập trận bắn đạn thật lần này. Các máy bay đã phóng rocket, bom và pháo trong tập trận.
Nga là một trong 3 nước có đường biên giới chung với Triều Tiên. Năm ngoái, các lực lượng vũ trang Nga cũng đã tiến hành hàng loạt cuộc tập trận nhằm thực hành các kỹ năng như ném bom, nhảy dù hay tấn công đổ bộ.
Nga được cho là ngày càng quan tâm tới việc phô diễn sức mạnh quân sự ở khu vực gần biên giới Triều Tiên. Năm 2017, Hạm đội Thái Bình Dương của Nga đã dành số thời gian nhiều gấp 4 lần so với dự tính ban đầu tại vùng Primorye, khu vực gần biên giới Triều Tiên. Hồi tháng trước, cố vấn an ninh hàng đầu của Điện Kremlin Nikolai Patrushev cho biết Moscow lo ngại một cuộc chiến tranh xảy ra ở Triều Tiên có thể đe dọa tới Nga.
Trong các tuyên bố chính thức, Nga vẫn bày tỏ quan điểm phản đối chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên, song Moscow cũng chỉ trích Mỹ vì các hành động khiêu khích của nước này càng khiến Bình Nhưỡng tiến hành thêm các động thái gây căng thẳng.
Nga phản đối việc Mỹ và các đồng minh tập trận quân sự rầm rộ xung quanh Triều Tiên. Quan điểm của Moscow là ủng hộ phương án "đóng băng kép", trong đó Washington dừng các cuộc tập trận khiêu khích để đổi lấy việc Bình Nhưỡng chấm dứt chương trình vũ khí gây tranh cãi.
Thành Đạt
Theo Newsweek
Theo Dantri
Hàng chục người Trung Quốc chết và bị thương do bão tuyết Tình trạng nhiệt độ giảm sâu và tuyết rơi dày xảy ra ở nhiều địa phương của Trung Quốc, cản trở giao thông và làm nhiều người chết. Cơ quan khí tượng trung ương Trung Quốc mới đây đã phải đưa ra mức cảnh báo "màu cam" để đối phó với tình hình thời tiết diễn biến xấu, khó lường, bão tuyết xuất...