Trung Quốc xây dựng sân bay ở Nam Cực
Báo chí Trung Quốc ngày 27.10 cho biết, trong tiến trình mở rộng dấu ấn ở những vùng xa xôi nhất của Trái Đất, Trung Quốc sẽ xây dựng sân bay riêng ở Nam Cực.
Trạm nghiên cứu Trung Sơn của Trung Quốc ở Nam Cực.
Sân bay này sẽ hỗ trợ cho 4 trạm nghiên cứu của Trung Quốc ở lục địa băng – tờ Beijing News cho biết, song không đưa thêm chi tiết như độ dài đường băng hay công suất của sân bay.
“Trung Quốc đã xây 4 trạm nghiên cứu Nam Cực, nhưng không có sân bay riêng,” tờ báo viết. Các nhà nghiên cứu phải dựa vào vận chuyển đường biển, và điều đó “ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng thám hiểm khoa học”.
Video đang HOT
Sân bay này sẽ được xây gần trạm Trung Sơn của Trung Quốc. Trung Sơn nằm trên bờ biển Nam Cực, gần Larsermann Hill, tây nam Australia.
Tháng Tư vừa qua, báo chí Trung Quốc cho biết, tàu phá băng Tuyết Long của Trung Quốc đã hoàn thành chuyến khảo sát thứ 30 ở Nam Cực, chỉ 3 thập kỷ sau chuyến thám hiểm đầu tiên của Trung Quốc tới đây.
Tàu phá băng này sẽ rời Thượng Hải vào ngày 30.9 tới thực hiện một chuyến khảo sát nữa ở phía nam để nghiên cứu kế hoạch sân bay.
Khoảng 30 nước, tất cả là thành viên Hiệp ước Nam Cực 1959, đang có các trạm nghiên cứu ở cực Nam Trái Đất. Hiệp ước nói trên nhằm làm giảm khả năng đối đầu do tranh chấp lãnh thổ tại đây. Hiệp ước cấm mọi hoạt động quân sự tại Nam Cực, kể cả xây sân bay quân sự, diễn tập quân sự hay thử vũ khí.
Theo LDO
Toàn bộ hành khách trên tàu Nga kẹt ở Nam Cực đã về đến đất liền
Toàn bộ hành khách trên tàu Akademik Shokalskiy (Nga), bị kẹt ở Nam Cực từ ngày 24.12 đã về đến Úc an toàn, theo AFP ngày 22.1.
Chi phí giải cứu tàu Akademik Shokalskiy của Nga bị mắc kẹt ở Nam Cực vào cuối tháng 12.2013 ước tính khoảng 1,2 - 1,5 triệu euro - Ảnh: AFP
Tổng cộng 52 hành khách gồm các nhà khoa học, phóng viên, khách du lịch của con tàu này đã được đưa bằng trực thăng đến tàu cứu hộ Aurora Australis của Úc hôm 2.1 để sau đó trở về đất liền.
Tàu Akademik Shokalskiy bị kẹt ở vị trí cách Trạm nghiên cứu Dumont d'Urville của Pháp ở Nam Cực khoảng 180 km.
Chiến dịch giải cứu tàu này rất tốn kém do phải huy động nhiều tàu cứu hộ nước ngoài như Pháp, Úc, Trung Quốc, Mỹ.
Tàu phá băng Tuyết Long (Trung Quốc) được điều đến để giúp sơ tán 52 hành khách trên tàu Akademik Shokalskiy nhưng cũng bị mắc kẹt vào ngày 4.1. Sau đó, lực lượng tuần duyên Mỹ phải gửi tàu phá băng Polar Star đến Nam Cực để giải cứu cả 2 con tàu.
Nguyên nhân làm tàu Akademik Shokalskiy mắc kẹt và chiến dịch giải cứu gặp nhiều khó khăn là do thời tiết rất xấu và những chuyển động băng tuyết bất thường ở vùng biển Nam Cực.
Ước tính tổng chi phí để sơ tán hành khách trên con tàu này từ 1,2 - 1,5 triệu euro.
Riêng thủy thủ đoàn tàu Akademik Shokalskiy không rời tàu hôm 2.1 mà đợi tới khi con tàu được "giải thoát" khỏi băng tuyết sau đó 5 ngày mới lên đường về đất liền.
Theo TNO
Tàu phá băng Trung Quốc mắc kẹt ở Nam Cực Ngày 3/1, thủy thủ đoàn trên tàu phá băng Tuyết Long (Snow Dragon) của Trung Quốc lo ngại con tàu không thể di chuyển được trong lớp băng dày ở Nam Cực khi nhu yếu phẩm đang cạn kiệt dần. Tàu Tuyết Long của Trung Quốc Cơ quan An toàn Hàng hải Úc đã ra lệnh cho tàu phá băng Aurora Australis ở...