Trung Quốc xây dựng nhà máy ‘hydro xanh’ lớn nhất thế giới
Theo các phương tiện truyền thông nhà nước, Trung Quốc đang xây dựng nhà máy “ hydro xanh” chạy bằng năng lượng Mặt Trời lớn nhất thế giới ở Tân Cương trong nỗ lực giảm lượng khí thải carbon.
Hydro hóa lỏng được sản xuất tại địa điểm này có thể được vận chuyển đến nhiều khu vực khác của Trung Quốc. Ảnh: CCTV
Theo báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng, dự án nhà máy hydro xanh được xây dựng ở thành phố Kuqa, phía nam Tân Cương, sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo – bao gồm năng lượng Mặt Trời và năng lượng gió – để sản xuất hydro. Sau đó, nguồn năng lượng này được hóa lỏng và vận chuyển quãng đường dài thông qua các đường ống dẫn khí đốt tự nhiên, giúp giải quyết tình trạng thiếu hụt năng lượng ở những vùng đông dân nhất của đất nước.
Nhà máy đang được xây dựng theo một phần của kế hoạch Phát thải Carbon Dioxide của quốc gia, có năng lực sản xuất 20.000 tấn hydro mỗi năm. Các tấm pin Mặt Trời sẽ có diện tích hơn 630 ha, tương đương với kích thước của hơn 900 sân bóng đá.
“Khu vực Tân Cương giàu tài nguyên ánh sáng Mặt Trời, là nơi hoàn hảo để khám phá quá trình sản xuất hydro xanh. Chi phí sản xuất hydro ở đây từ quá trình điện phân quang điện chỉ là 18 nhân dân tệ/kg “, ông Cao Jie, quản lý của Tập đoàn Hoá chất và Dầu khí Sinopec, nói với CCTV.
Video đang HOT
Hydro xanh được sản xuất bằng cách sử dụng điện từ các nguồn tái tạo để phân hủy nước thành hai nguyên tố hydro và oxy. Nguồn năng lượng sạch hơn này được tạo ra để thay thế “hydro xám”, sử dụng nhiên liệu hóa thạch thay vì tái tạo. Theo một báo cáo của đài truyền hình trung ương CCTV, nhà máy này sẽ giúp Trung Quốc giảm lượng phát thải carbon dioxide hàng năm xuống khoảng 500.000 tấn.
Ling Yiqun, nhà quản lý khác từ “gã khổng lồ” năng lượng Sinopec, ước tính rằng trong tương lai, toàn ngành xăng dầu sẽ tạo ra thị trường với quy mô hơn 14,8 tỷ USD nhờ việc thay thế hydro xám bằng hydro xanh.
Ông Li Bo, quan chức tại Cục Quản lý Năng lượng Quốc gia, cho biết pin nhiên liệu hydro có lợi thế hơn do hiệu suất cao và phạm vi hoạt động lớn. Một kg hydro có thể tạo ra lượng nhiệt tương đương với 4 lít xăng và chi phí dự kiến sẽ giảm khi nó được sử dụng rộng rãi hơn.
Vào đầu tháng này, Bắc Kinh đã đề xuất kế hoạch khuyến khích sản xuất hydro xanh. Ông Dai Jianfeng, Phó kỹ sư trưởng của Viện thiết kế quy hoạch điện lực, nói với CCTV: “Trong tương lai, sản xuất hydro từ điện phân nước sẽ trở thành phụ tải lớn nhất của hệ thống điện, chiếm hơn 20% tổng lượng điện tiêu thụ”.
Tháng trước, một nhà nghiên cứu từ Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin cho biết hydro có thể giúp giải quyết tình trạng mất cân bằng địa lý trong sản xuất và tiêu thụ năng lượng của đất nước.
Chuyên gia Cui Zhiguang viết trong một bài báo đăng trên Tạp chí Industry Perspective: “Các nguồn năng lượng tái tạo tập trung ở tây bắc Trung Quốc, trong khi các nhà máy tiêu thụ năng lượng cao và hầu hết các phương tiện chạy bằng pin nhiên liệu đều nằm ở phía đông. Năng lượng thặng dư ở phần phía tây, sau khi được chuyển đổi thành hydro, có thể được chuyển đến miền đông Trung Quốc thông qua các đường ống dẫn khí đốt tự nhiên hiện có. Do đó, quá trình này sẽ giúp giảm bớt các hạn chế về năng lượng”.
EU đàm phán thỏa thuận với Namibia nhằm thay thế năng lượng của Nga
Các quan chức Liên minh châu Âu (EU) và Namibia ngày 4/7 cho biết EU sẽ ký một thỏa thuận với Namibia nhằm hỗ trợ lĩnh vực hydro xanh mới hình thành của nước này và tăng cường nhập khẩu nhiên liệu trong bối cảnh khối này đang tìm cách giảm sự phụ thuộc vào năng lượng từ Nga.
Khí hydro từ lâu được đánh giá là loại năng lượng ít thải khí thay thế cho nhiên liệu hóa thạch. Tuy nhiên, dù loại năng lượng này được quan tâm tại EU, trước tiên là trong ngành công nghiệp nặng và vận tải, nhưng chi phí cao và thiếu cơ sở hạ tầng phù hợp đã khiến lượng tiêu thụ hạn chế, chỉ chiếm 2% trong tổng nhu cầu năng lượng của cả khối.
Hầu hết tiêu dùng ở EU là loại hydro "xám" hoặc "xanh lam" tạo ra từ khí tự nhiên, loại làm tăng chi phí và thải khí liên quan. Điều này tạo điều kiện tiếp cận với hydro xanh lá, được làm từ năng lượng tái tạo, trở thành một ưu tiên.
Chiến lược năng lượng của EU trong tháng 5 đặt mục tiêu nhập khẩu ít nhất 10 tấn hydro xanh lá vào năm 2030, và 10 triệu tấn được sản xuất trong EU. Theo kế hoạch này, EU sẽ ký một biên bản ghi nhớ (MOU) với Namibia về hydro và khoáng sản tại Hội nghị Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu tại Ai Cập tháng 11 tới.
Tổng Giám đốc Ban kế hoạch quốc gia Namibia, ông Obeth Kandjoze cho biết đàm phán đang được tiến hành nhằm đạt một thỏa thuận về khí hydro xanh. Tuy nhiên, quan chức trên không đề cập đến khoáng sản. Về phần mình, Ủy ban châu Âu (EC) chưa bình luận gì về thỏa thuận, song cho biết sẽ thảo luận về các dự án hydro xanh tại Namibia. Các quan chức trên không bình luận về chi phí liên quan đến vận chuyển nhiên liệu. Các MOU thường không nêu chi tiết cụ thể về lượng nhập khẩu, đầu tư và thời gian biểu, song là văn bản thể hiện cam kết chính trị quan trọng, mở đường cho các quan hệ đối tác lâu dài.
Tháng trước, EU đã ký một MOU với Israel và Ai Cập về nhập khẩu khí tự nhiên, một phần trong nỗ lực nhằm tìm các nhà cung cấp mới để giảm sự phụ thuộc vào dầu khí và than đá của Nga.
Namibia là một trong những nước khô hạn nhất thế giới và đang tìm cách khai thác tiềm năng lớn của mình về năng lượng Mặt trời và năng lượng gió để sản xuất khí hydro xanh. Chính phủ Đức đã nhất trí đầu tư 40 triệu euro (41,8 triệu USD) vào lĩnh vực hydro xanh của Namibia và các công ty của Bỉ cũng như Hà Lan đang hoạt động ở Namibia trong lĩnh vực này.
Ông Kandjoze cho biết quỹ đầu tư trực tiếp của EU đối với Namibia khá hạn chế, nhưng thỏa thuận có thể sẽ thu hút các nhà đầu tư khác và được tài trợ thông qua trái phiếu xanh. EU cũng muốn tiếp cận dễ dàng hơn tới khoáng sản của Namibia và có kế hoạch đầu tư các dự án địa chất nhằm khai thác nguồn tài nguyên của một quốc gia có diện tích gần bằng nước Pháp và Đức cộng lại. Namibia nằm trong những nước được ưu tiên trong "Chiến lược Cổng toàn cầu" của EU nhằm thúc đẩy đầu tư vào cơ sở hạ tầng và quan hệ ngoại giao với các nước đang phát triển.
Trung Quốc cho phép hơn 70 mỏ khai thác tăng sản lượng than gần 100 triệu tấn Ngày 8/10, các nhà chức trách Trung Quốc đã yêu cầu hơn 70 mỏ khai thác ở khu tự trị Nội Mông của nước này tăng sản lượng than thêm gần 100 triệu tấn. Khai thác than ở khu tự trị Nội Mông, Trung Quốc. Ảnh minh họa Việc này diễn ra giữa bối cảnh Trung Quốc đang phải chống chọi với cuộc...