Trung Quốc xây dựng nền tảng di động riêng, tham vọng vượt Android, iOS
Các nhà nghiên cứu của Trung Quốc đang trong quá trình phát triển một nền tảng di động mới của riêng quốc gia này để phá vỡ sự thống trị của Google, Apple và Microsoft trên thị trường smartphone toàn cầu. Dự án này được chính phủ Trung Quốc hỗ trợ.
Tại một buổi lễ diễn ra ở Bắc Kinh vào cuối tuần trước, Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc và Công ty Công nghệ Truyền thông Liantong (trụ sở tại Thượng Hải) công bố sẽ cùng nhau hợp tác để xây dựng một hệ điều hành của Trung Quốc, với tên gọi China Operating System (Hệ điều hành Trung Quốc) hay được gọi tắt là COS. Đây là dự án được chính phủ Trung Quốc tài trợ.
COS được thiết kế để hoạt động trên nhiều thiết bị khác nhau, chủ yếu là smartphone, máy tính bảng, máy tính cá nhân và các thiết bị thông minh khác, tương tự như nền tảng Android của Google. Tuy nhiên chính phủ Trung Quốc không có ý định biến COS thành một nền tảng mã nguồn mở vì những lo ngại về an ninh.
Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc gọi COS là một sản phẩm chiến lược an ninh quốc gia, rất cần thiết trong bối cảnh các lo ngại liên quan đến việc chính phủ Hoa Kỳ giám sát thông qua các nền tảng có xuất xứ từ Mỹ, như Windows, Android hay iOS… COS sẽ là dự án được phát triển và xây dựng hoàn toàn tại Trung Quốc.
Thông tin từ giới truyền thông tại Trung Quốc cho biết COS có thể chạy các ứng dụng Java và hỗ trợ các ứng dụng web xây dựng bằng HTML5. Hiện tại nền tảng này đã có hơn 100.000 ứng dụng.
COS là sản phẩm cho thấy tham vọng của Trung Quốc trên thị trường di động
Theo tiết lộ của Chen Feili, Giám đốc điều hành của công ty Liantong, một đối tác phát triển COS, thì 2 hãng viễn thông lớn tại nước này là China Mobile và China Telecom đã thử nghiệm các mẫu smartphone sử dụng nền tảng COS trong 3 tháng qua.
Video đang HOT
Chen cho biết đã có “một sự đồng thuận nhất định” về việc đưa phiên bản thương mại của COS ra thị trường. Tuy nhiên Chen từ chối cung cấp thông tin về các hãng sản xuất sẽ sử dụng nền tảng COS của Trung Quốc, nhưng tiết lộ hiện đã có 4 mẫu smartphone sử dụng nền tảng này.
Li Mingshu, Giám đốc Viện phần mềm thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc cho biết các nhà nghiên cứu sẽ phát triển COS để phù hợp với điều kiện sử dụng tại Trung Quốc và đặt mục tiêu đưa COS vượt qua các nền tảng khác như Android và iOS tại thị trường Trung Quốc trong tương lai gần.
Đây là mục tiêu không hề dễ dàng, bởi theo thống kê của hãng nghiên cứu thị trường IDC, tính đến hết năm 2013, nền tảng Android chiếm đến gần 90% thị trường smartphone tại Trung Quốc.
Hiện chưa rõ thời gian COS hoàn tát quá trình phát triển và có mặt trên thị trường.
Trong quá khứ Trung Quốc cũng đã từng xây dựng nền tảng di động Ophone (hay còn gọi là OMS – Open Mobile System) dựa trên mã nguồn của Linux và ra mắt năm 2009. Tuy nhiên Ophone chưa bao giờ là một nền tảng thành công và đã bị “khai tử” chỉ một năm sau đó, với hơn 600 ứng dụng.
Mặc dù được xem là sản phẩm giúp “hiện thực hóa giấc mơ của Trung Quốc trên thị trường hệ điều hành” tuy nhiên phản ứng của cư dân mạng tại quốc gia này là không mặn mà và có phần gay gắt.
Theo nhiều người dùng Internet tại Trung Quốc, COS chỉ là một nền tảng sao chép của các nền tảng khác, thay vì là một nền tảng thực sự do Trung Quốc phát triển.
“Nó nên có tên là Copy Other System (sao chép hệ thống khác)”, một cư dân mạng tại Trung Quốc nhận xét. “Nó không phải là mã nguồn mở bởi vì lo ngại rằng mọi người sẽ biến COS sử dụng mã nguồn giống với Android. Đây là một sự lãng phí tiền của chính phủ”.
Theo VNE
99% virus, mã độc nhằm vào hệ điều hành Android
99% chương trình độc hại di động mới được phát hiện nhắm vào hệ điều hành Android, chỉ một số lượng rất nhỏ hướng đến smartphone dựa trên nền tảng Java và Symbian.
2012 là năm thứ hai cho thấy sự bùng nổ của phần mềm độc hại cho Android. Từ tám chương trình độc hại duy nhất vào tháng 1 năm 2011, tỷ lệ phát hiện trung bình hàng tháng phần mềm độc hại mới tấn công vào Android trong năm 2011 đã lên đến hơn 800 mẫu. Trong năm 2012, Kaspersky Lab đã xác định trung bình 6.300 mẫu phần mềm độc hại trên thiết bị di động mới mỗi tháng. Nhìn chung, trong năm 2012 số lượng mẫu độc hại cho Android được biết đến nhiều tăng hơn tám lần.
Chỉ vì Android ngon ăn?
Đa số các phần mềm độc hại Android có thể được chia thành ba nhóm chính dựa theo chức năng. "SMS Trojans" bòn rút tài khoản di động của các nạn nhân bằng cách gửi tin nhắn SMS đến các số điện thoại được đánh giá cao. "Backdoors" cung cấp truy cập trái phép vào smartphone, cài đặt các chương trình độc hại khác hoặc ăn cắp dữ liệu cá nhân của người dùng. Cuối cùng là các phần mềm gián điệp nhằm mục tiêu thu thập trái phép dữ liệu cá nhân, chẳng hạn như sổ địa chỉ và mật khẩu (hoặc thậm chí hình ảnh cá nhân).
Trong nửa đầu năm 2012, Backdoors, tin nhắn SMS, Trojans và phần mềm gián điệp chiếm 51% các phần mềm độc hại cho Android mới được phát hiện. Trong bảng xếp hạng Top Ten phần mềm độc hại cho Android đã bị chặn bởi Kaspersky Mobile Security hoặc Kaspersky Tablet Security, SMS Trojans là phổ biến nhất và các ứng dụng hiển thị quảng cáo không mong muốn cho người sử dụng ở vị trí thứ hai. Ít phổ biến rộng rãi nhưng nguy hiểm nhất là Trojans ngân hàng trên di động thường xuyên làm việc kết hợp với các máy tính để bàn, ví dụ như Carberp.
Nền tảng Android cho phép cài đặt phần mềm từ các nguồn không tin cậy, và là một trong những cách tốt nhất để đảm bảo sự lây nhiễm từ việc cài đặt các chương trình từ những trang web đáng ngờ. Tuy nhiên, phần mềm độc hại trên nền tảng phân phối ứng dụng chính thức Google Play là một xu hướng bắt đầu vào năm 2011 và tiếp tục trong năm 2012, bất chấp những nỗ lực tốt nhất của Google để làm giảm hoạt động tội phạm mạng. Một trong những ví dụ "khác thường" nhất của phần mềm độc hại trên di động trong năm 2012 là "Find and Call", ứng dụng đã len lỏi được vào Google Play cũng như kho ứng dụng của Apple.
Nguy cơ khó lường từ Quảng cáo
FakeRun không chỉ phổ biến rộng rãi tại Mỹ mà còn ở các quốc gia khác trên thế giới. Trojan này không ăn cắp dữ liệu cá nhân của người dùng nhưng có thể kiếm được tiền cho tội phạm mạng từ quảng cáo hiển thị. Một chương trình độc hại cụ thể được biết đến là Trojan.AndroidOS.FakeRun.a xuất hiện trong Google Play buộc người sử dụng cung cấp cho nó một đánh giá năm sao và chia sẻ thông tin về các ứng dụng trên tài khoản Facebook của họ. Điều duy nhất mà người dùng nhận được là các quảng cáo gây phiền nhiễu.
Một trong những Trojan hoành hàng các nền tảng di động nổi tiếng tại châu Âu là Trojan.AndroidOS.Plangton.a. Bằng chứng duy nhất về sự tồn tại của nó là những quảng cáo thỉnh thoảng xuất hiện và một số mục lạ trong phần bookmark của các trình duyệt web Android. Sau khi bị nhiễm, Trojan kết nối đến một máy chủ lệnh và sửa đổi các mục yêu thích trang web cũng như mở ra một trang web cho thấy nhiều người sử dụng để lừa đảo trực tuyến.
Hệ sinh thái Internet di động của Nga tràn ngập các tin nhắn SMS Trojans - chương trình độc hại gửi văn bản đến các số cao cấp nhằm đánh cắp tiền của người sử dụng. Ví dụ, Trojan-SMS.AndroidOS.Opfake.bo cải trang bản thân như một giao diện, nhưng trong thực tế, đăng ký người sử dụng đến một nội dung "nhận thưởng" tốn kém.
Người dùng khó mà lường trước được nguy cơ bị tấn công, khi mà Quảng cáo Online, Mobile Marketting ngày càng phổ biến.
Theo VNE
Tại sao Apple đặt trọng tâm bán iPhone ở Trung Quốc Đã có hơn 1 triệu đơn đặt hàng iPhone từ trước trên mạng, nhưng số bán ra tại cửa hàng hơi hờ hững vào ngày 18/1, và có những quan ngại về một cuộc chiến bù giá sẽ diễn ra. Hình minh họa (Nguồn: Internet) BI Intelligence, đã tiến hành thăm dò một số dữ liệu hiện có trên thị trường di động...