Trung Quốc xây dựng một hạm đội tàu cá để vơ vét Biển Đông?
Việc Trung Quốc xây dựng hạm đội tàu cá mới cho lực lượng “ dân quân biển” để phục vụ cho các hoạt động trên Biển Đông có thể dẫn đến leo thang gây hấn hơn nữa trong khu vực.
Tin tức từ The Diplomat ngày 31/7 cho hay, Trung Quốc đang xây dựng một hạm đội tàu cá mới cho lực lượng “dân quân biển” để phục vụ cho các hoạt động trên Biển Đông, một động thái có thể dẫn đến leo thang gây hấn hơn nữa trong khu vực. Thông tin trên được các chuyên gia cho biết trong cuộc họp tại Trung tâm Phân tích Hải quân hôm 29/7.
Một tàu chở container neo đậu tại cảng ở thành phố Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc.
Dân quân biển Trung Quốc là lực lượng nguy hiểm hơn hải quân mà Bắc Kinh thường sử dụng trong việc “đổ bộ đảo” bằng tàu cá trá hình. Tại Trung Quốc từ lâu đã có những kêu gọi đưa lực lượng này vào hoạt động. Đây sẽ là lần đầu tiên mà các lực lượng dân quân sẽ có hạm đội tàu cá của riêng mình mà không phải thuê tàu cá của dân.
Đầu năm 2013 trong chuyến thăm đến làng chài ở Đàm Môn trên đảo Hải Nam, ông Tập Cận Bình đã nói với lực lượng dân quân biển ở đây rằng, họ nên không chỉ đánh bắt cá mà còn giúp Bắc Kinh thu thập thông tin, hỗ trợ việc xây dựng tại các hòn đảo và rặng san hô của Trung Quốc ở Biển Đông.
Bài phát biểu của ông Tập Cận Bình đã tạo thêm đà cho sự phát triển của lực lượng dân quân biển. Nhiều tỉnh thành ven biển thành lập các đơn vị dân quân biển và hỗ trợ nhiều hơn các nguồn lực cho đào tạo ngư dân, đóng mới tàu cá.
Zhang Hongzhou, nghiên cứu viên tại Trường nghiên cứu quốc tế Rajaratnam, Singapore cho rằng, việc Trung Quốc xây dựng một hạm đội tàu cá quốc doanh cho dân quân biển ở Biển Đông là một hiện tượng mới. Sự thay đổi này có thể phản ánh thất vọng ngày càng tăng của Bắc Kinh trong việc quản lý ngư dân.
Video đang HOT
Nhiều ngư dân Trung Quốc chê chính phủ nước này đã trả thù lao quá ít cho việc thực hiện các nhiệm vụ trên Biển Đông đại loại như hộ tống giàn khoan 981 hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam năm ngoái.
Có rất ít nghi ngờ rằng Trung Quốc sẽ sử dụng hạm đội tàu cá này để củng cố yêu sách chủ quyền phi pháp của họ ở quần đảo Trường Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam.
Zhang Hongzhou cảnh báo, việc sử dụng lực lượng dân quân biển ngày càng tăng thực sự có thể thúc đẩy leo thang tranh chấp trong khu vực và làm suy yếu lợi ích của chính Trung Quốc. Ngay cả lực lượng dân quân biển này cũng có thể lợi dụng cái gọi là lòng yêu nước của họ để tiến hành các hoạt động bất hợp pháp như bắt trộm rùa biển, san hô và các loài nguy cấp khác.
Hạm đội tàu cá của dân quân biển Trung Quốc thậm chí còn đi xa hơn đường lưỡi bò Trung Quốc, do đó làm tăng thêm căng thẳng với các nước láng giềng. Sẽ mất khoảng 1 năm để Trung Quốc xây dựng hạm đội tàu cá này.
Trước đó, theo tờ China Daily (Trung Quốc) ngày 18/6, Chính quyền Trung Quốc đã thông qua quy định mới yêu cầu tất cả hãng đóng tàu trong nước phải đảm bảo những tàu mới đóng có thể được sử dụng cho mục đích quân sự trong tình huống khẩn cấp.
Quy định này sẽ giúp Trung Quốc có thể biến các đội tàu dân sự thành sức mạnh quân sự, tờ China Daily ngày 18/6 dẫn tiết lộ của Hiệp hội ngành công nghiệp đóng tàu Trung Quốc.
“Hải chiến thường đòi hỏi một lượng lớn tàu, trong khi đóng nhiều tàu hải quân lúc thời bình lại không hợp lý về mặt kinh tế. Chính vì thế, các hãng đóng tàu cần thay đổi một số thiết kế của tàu dân sự để chúng có thể phục vụ cho hải quân trong thời chiến”, nhà nghiên cứu Cao Weidong thuộc Viện nghiên cứu hải quân Trung Quốc nhận định.
Quy định này nằm trong văn bản Tiêu chuẩn kỹ thuật đối với tàu dân sự nhằm đáp ứng yêu cầu quốc phòng, văn bản được đưa ra sau một dự án nghiên cứu kéo dài 5 năm của Hiệp hội ngành công nghiệp đóng tàu Trung Quốc và quân đội Trung Quốc. Quy định áp dụng đối với 5 loại tàu: tàu chở container, tàu bốc dỡ hàng bằng cầu dẫn (tàu loại Ro-Ro), tàu đa chức năng, tàu chở hàng khô, tàu chở hàng rời, theo China Daily.
Tính đến cuối năm 2014, Trung Quốc có khoảng 172.000 tàu dân sự, China Daily dẫn số liệu thống kê của Bộ Giao thông Trung Quốc.
Theo Reuters, một số nước trên thế giới từng sử dụng tàu dân sự để giúp quân đội trong những tình huống khẩn cấp, như Anh trong Chiến tranh Falkland năm 1982 với Argentina.
Thanh Ngọc
Theo_Người Đưa Tin
Australia quan tâm đến tàu ngầm tàng hình Soryu của Nhật Bản
Bộ Trưởng Quốc phòng Austarlia Kevin Andrews đã đề nghị phía Nhật Bản tham gia chương trình đóng mới hạm đội tàu ngầm trị giá 20 tỷ USD trong cuộc điện đàm kéo dài 15 phút ngày 6/5.
Thủ tướng Australia Tony Abbott hồi tháng Hai từng nói rằng Australia muốn hợp tác cùng Nhật Bản, Pháp hoặc Đức để phát triển tàu ngầm mới cho Canberra. Ông Abbott cũng bày tỏ sự quan tâm đặc biệt đến tàu ngầm tàng hình lớp Soryu của Nhật bản.
Australia đặc biệt quan tâm đến tàu ngầm lớp Soryu của Nhật Bản.
Chính phủ Australia kỳ vọng sẽ sớm đưa ra được một bản thiết kế hoàn chỉnh cũng như chi phí sản xuất tàu ngầm mới trong năm nay. Hồi tháng Ba, Đô đốc về hưu Yoji Koda đã hối thúc các nhà lãnh đạo Nhật Bản giúp Australia phát triển và duy trì hạm đội tàu ngầm. "Một số tàu ngầm nên được chế tạo ở Nhật Bản", Reuters dẫn lời ông Koda cho biết.
Nếu như Nhật Bản đóng mới tàu ngầm lớp Soryu cho Australia, đây được coi là một bước tiến quan trọng trong mối quan hệ giữa Australia, Mỹ và Nhật Bản. Tuy nhiên, Nhật Bản tỏ ra khá thận trọng bởi thỏa thuận hợp tác cũng đồng nghĩa với việc chia sẻ các bí mật quân sự nhạy cảm.
Trong một tuyên bố ngày 6/5, Nhật Bản đã đồng ý cung cấp cho Australia một số tài liệu tàu ngầm tuyệt mật ngay trong tháng này. Bước đi chưa từng có tiền lệ của Tokyo cho thấy khả năng Nhật Bản sẽ bán tàu ngầm cho Australia.
Tập đoàn đóng tàu TKMS (Đức) và DCNS (Pháp) đều quan tâm đến hợp đồng đóng mới hạm đội tàu ngầm. Tuy nhiên, Nhật Bản đang được đánh giá cao hơn với lớp tàu ngầm Soryu 4.000 tấn và hệ thống pin đẩy lithium-ion so với tàu ngầm 2.000 tấn mà các đối tác châu Âu đề xuất.
Hạm đội 12 tàu ngầm Collins của Australia hoạt động cách đây hơn hai thập kỷ đã lỗi thời và dễ bị tấn công do tạo ra âm thanh lớn trong quá trình hoạt động. Khi hạm đội tàu ngầm mới của Australia hoàn tất, các tàu ngầm Collins này sẽ được chính thức cho nghỉ hưu.
Nhật Bản từng là ứng viên hàng đầu trong hợp đồng bán khoảng 12 tàu ngầm trị giá ước tính 40 tỷ USD. Tuy nhiên, Thủ tướng Abbott phải mở thầu công khai do áp lực từ phe đối lập và các nhà lập pháp.
Đăng Nguyễn
Theo_Người Đưa Tin
Cận cảnh tàu chống ngầm "Đô đốc Panteleev" của Nga tới Đà Nẵng Đội tàu thuộc Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Liên bang Nga do tàu chống ngầm "Đô đốc Panteleev" dẫn đầu đã cập cảng Tiên Sa (Đà Nẵng). Sáng 31/7, đội tàu thuộc Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Liên bang Nga gồm 03 chiếc: tàu chống ngầm (BPK) "Đô đốc Panteleev", tàu chở dầu (SNTN) "Pechenga" và tàu...