Trung Quốc xây đảo nhân tạo phi pháp tại Trường Sa như thế nào?
Tại các đảo thuộc quần đảo Trường Sa mà Trung Quốc chiếm đóng trái phép, Trung Quốc chủ yếu sử dụng phương thức hút cát đá dưới biển rồi thổi lên các bãi đá ngầm để biến các bãi đã ngầm thành các đảo nổi, mở rộng diện tích cho đảo.
Ảnh chụp vệ tinh hoạt động bồi đắp ở đảo Chữ Thập.
Sau đó, Trung Quốc tiến hành xây dựng các công trình quân sự trên đảo với mục đích thâu tóm toàn bộ các đảo trên Biển Đông.
Theo trang tin tiexue.net, sử dụng phương pháp hút cát tạo đảo có ưu điểm là tốc độ bồi lấp nhanh, quy mô lớn, hiệu quả cao. Do vậy, Trung Quốc đã điều 5 tàu hút bùn công suất lớn ra Trường Sa để tiến hành hút cát đá, bồi đắp đảo. Trung Quốc cho dẫn các ống dẫn cát từ tàu lên đảo rồi bơm phun cát lên bồi đắp đảo.
Đồng thời tiến hành với công việc hút cát đá, Trung Quốc tiến hành xây đê kè chắn sóng bằng bê tông để ngăn sóng không đánh làm trôi cát. Trung Quốc hiện đang đồng thời tiến hành bồi đắp đảo phi pháp tại các đảo Chữ Thập, Gạc Ma, Gaven, Huy Gơ, Châu Viên.
Video đang HOT
Trung Quốc nạo hút đất để xây đảo nhân tạo.
Tính đến cuối tháng 11/2014, diện tích bồi đắp ở Bãi Chứ Thập vào khoảng 1,5 km2 , đủ điều kiện để xây dựng sân bay. Dự kiến vào đầu năm 2015, Trung Quốc sẽ bắt đầu xây dựng.
Trung Quốc đang lợi dụng Mỹ và Nga tập trung vào tình hình Ukraine, để nhanh chóng mở rộng các đảo tại Trường Sa. Dự kiến đến cuối năm 2015, Trung Quốc sẽ bồi đắp được 3,5 đến 4 km2 trên đảo Chữ Thập, sau đó, Trung Quốc sẽ tiến hành xây dựng cầu cảng, các công trình quân sự, bãi tránh gió cho các tàu cá tránh gió khi tác nghiệp tại Trường Sa.
Xung quanh việc Trung Quốc bồi đắp các đảo nhân đảo với ý đồ quân sự, các nước láng giềng đã bày tỏ sự quan ngại đối với hành động này của Trung Quốc, cho rằng việc làm của Bắc Kinh sẽ khiến tình hình căng thẳng ở Biển Đông thêm phức tạp.
Phía Mỹ cũng yêu cầu Trung Quốc dừng ngay động thái này để tránh gây căng thẳng, nhưng Bắc Kinh bao biện rằng các hoạt động xây dựng đảo chỉ nhằm cải thiện cuộc sống ngư dân trên đảo chứ không có mục đích quân sự.
Hương Giang
Theo tiexue.net
Báo Canada: Mỹ có thể tấn công đảo nhân tạo của TQ trên Biển Đông
Theo nhận định của chuyên gia trên tạp chí quân sự hàng đầu Kanwa Defense Review (Canada), việc Trung Quốc xây đảo trái phép trên Biển Đông sẽ gây kích động với Mỹ và Washington có thể tấn công các đảo này.
Hình ảnh Trung Quốc xây dựng đảo nhân tạo trái phép tại Gạc Ma
Hôm 12/10, tờ Wantchinatimes (Đài Loan) dẫn nguồn từ Kanwa Defense Review cho biết, hành động xây đảo trái phép tại các vùng lãnh hải tranh chấp trên Biển Đông có thể làm bùng lên xung đột giữa Trung Quốc với Mỹ và các quốc gia trong khu vực, thậm chí có thể kích động một cuộc tấn công từ Washington và Việt Nam.
Trước đó, những hình ảnh vệ tinh thu thập được cho thấy, Bắc Kinh đã âm thầm xây dựng đảo nhân tạo tại Gạc Ma, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam trong thời gian dài.
Theo kế hoạch do chính phủ Trung Quốc công bố, Bắc Kinh sẽ xây dựng một "tàu sân bay không thể chìm" tại Biển Đông thông qua dự án cải tạo đất lớn trong nhiều khu vực. Kế hoạch chi tiết cho thấy "tàu sân bay không thể chìm" mà Trung Quốc tuyên bố bao gồm hai đường băng và hai cảng hải quân.
Sau khi dự án này hoàn tất, Trung Quốc có thể sẽ triển khai máy bay ném bom chiến lược H-6 và máy bay chiến đấu tớ Biển Đông, Kanwa nhận định. Ngoài tàu sân bay Liêu Ninh, hai cảng hải quân có thể chứa bất cứ tàu chiến nào của Trung Quốc.
Máy bay ném bom H6 sẽ tăng thêm mối đe dọa cho Mỹ và các đối tác an ninh của họ tại khu vực Đông Nam Á. Với tầm hoạt động 6.000km và phạm vi chiến đấu lên tới 1.800km, H-6 thừa sức tấn công tất cả các mục tiêu quan trọng tại Đông Á. Thậm chí, với tên lửa hành trình 2.000km, H-6 vẫn có thể vươn tầm với đến các căn cứ quân sự của Mỹ tại Australia.
Tên lửa chống tàu của Trung Quốc như YJ-83, YJ-12 cũng có thể được sử dụng để phong tỏa tất cả hoạt động vận chuyển tại eo biển Malacca. Bằng cách kiểm soát không phận Biển Đông, Trung Quốc sẽ có thể ngăn chặn lực lượng Mỹ tại Australia hỗ trợ các đồng minh Đông Á.
Quy mô của dự án đảo nhân tạo vẫn còn chưa rõ ràng. Một dự án tương tự cũng được báo cáo là đang tiến hành tại Mischief Reef (đá Vành Khăn). Khi Gạc Ma hoặc Vành Khăn trở thành "tàu sân bay không thể đánh chìm", các nước như Việt Nam, Indonesia, Malaysia và Singapore sẽ nằm trong phạm vi các cuộc không kích chiến thuật của Trung Quốc. Trong đó, Singapore hiện đang là một trong những căn cứ chính cho các tàu chiến ven biển của Hải quân Mỹ.
Tuy nhiên, theo Kanwa, một "tàu sân bay không thể đánh chìm" không phải là một "tàu sân bay bất khả chiến bại". Từ Gạc Ma và Vành Khăn đến thành phố Hồ Chí Minh ở miền Nam Việt Nam chỉ có 850 km. Điều này có nghĩa là hai hòn đảo nhân tạo này nằm trong phạm vi chiến đấu của máy bay chiến đấu Su-30MK2 của Không quân Việt Nam. Khi có trường hợp xung đột xảy ra, Việt Nam có thể sẽ lựa chọn tấn công phủ đầu vào hai hòn đảo này.
Theo Người đưa tin
Trung Quốc rắp tâm đóng "tàu sân bay không chìm" tại Gạc Ma Sau khi củng cố căn cứ phi pháp ở đảo Phú Lâm (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) với đường bay dài hơn 2 cây số, Trung Quốc tiếp tục đẩy mạnh việc cải tạo các công sự tại bãi Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép). Want China...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Boeing 'mắc kẹt' giữa căng thẳng thương mại Mỹ - Trung

Vụ sập mái hộp đêm tại CH Dominicana: Chủ sở hữu bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Mỹ muốn cắt ngân sách đóng góp cho lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ

Trung Quốc bổ nhiệm trưởng đoàn đàm phán thương mại mới

Tổng thống Mỹ D. Trump gia tăng sức ép đối với Đại học Harvard

Tiết lộ bất ngờ về 169 hạt sen Việt Nam đầu tiên vừa bay vào vũ trụ

Tham vọng 'xé nhỏ' Google và Meta: Bài học với nước Mỹ khi chia tách những 'gã khổng lồ'

Những vụ phát hiện sản xuất sữa giả rúng động thế giới

Ác mộng sa thải vẫn đeo bám nhân viên Microsoft

Quan chức cấp cao Mỹ tới Pháp đàm phán về Ukraine, Iran và thương mại

Nhà Trắng điều chỉnh quy định tiếp cận báo chí sau phán quyết của tòa án liên bang Mỹ

Những kịch bản trong bầu cử tổng thống Romania khiến EU lo ngại
Có thể bạn quan tâm

Cựu cán bộ Công an TP Thủ Đức "vòi" 100 triệu đồng của người vi phạm
Pháp luật
19:37:10 16/04/2025
Vợ có thói quen lạ khó bỏ, tôi xấu hổ chỉ muốn về nhà ngay
Góc tâm tình
19:34:58 16/04/2025
Xe tay ga Honda phiên bản giới hạn về Việt Nam, giá 40 triệu đồng, đẹp hơn Vision và SH Mode
Xe máy
19:20:24 16/04/2025
"Giàu mà dùng lược 10k", dân mạng tranh luận về cuộc sống giàu sang mà giản dị của tiểu thư Doãn Hải My bên Văn Hậu
Sao thể thao
18:53:44 16/04/2025
Sony tăng giá bán PlayStation 5
Đồ 2-tek
17:18:15 16/04/2025
Tập đoàn công nghệ CMC bị tấn công ransomware
Thế giới số
17:12:32 16/04/2025
Công an phường giúp người dân nhận lại 410 triệu đồng chuyển nhầm
Tin nổi bật
17:03:53 16/04/2025
Hôm nay nấu gì: Cơm tối đủ chất, ngon miệng, hợp gu chị em mê nấu nướng
Ẩm thực
16:49:17 16/04/2025
Nữ thần 18 tuổi đẹp như Hoa hậu còn học giỏi xuất chúng, nhìn điểm thi đại học mà ai cũng choáng
Hậu trường phim
16:43:17 16/04/2025
Có 1 sự thật về sân khấu solo của Lisa và Jennie tại Coachella, vậy mới thấy 6 năm trước BLACKPINK đẳng cấp cỡ nào!
Nhạc quốc tế
16:31:34 16/04/2025