Trung Quốc xác nhận trường hợp virus viêm phổi ‘lạ’ lây từ người sang người
Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc xác nhận các trường hợp chủng virus corona lây truyền từ người sang người đầu tiên với một số nhân viên y tế bị nhiễm bệnh.
Thông tin này được đưa ra không lâu sau khi Chủ tịch Tập Cận Bình tuyên bố nước này sẽ ngăn chặn sự lây lan của căn bệnh do chủng virus mới gây ra.
Hôm 15/1, cơ quan y tế thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc thừa nhận khả năng lây từ người sang người của virus corona mới là không thể loại trừ dù chưa có bằng chứng rõ ràng.
“Các xét nghiệm chưa tìm thấy bất kì bằng chứng rõ ràng nào về khả năng lây truyền từ người sang người của loại virus mới ở thời điểm hiện tại. Khả năng này không được loại trừ, nhưng nguy cơ lây truyền từ người sang người là tương đối thấp”, chính quyền thành phố Vũ Hán cho biết trong một tuyen bố.
Trung Quốc xác nhận các trường hợp chủng virus coronavirus truyền từ người sang người.
Tính đến 18h ngày 20/1 theo giờ địa phương, bệnh viêm phổi lạ do virus corona gây ra tiếp tục có những diễn biến phức tạp và nguy hiểm khi số người nhiễm bệnh gia tăng nhanh chóng.
Toàn Trung Quốc cho tới nay ghi nhận 217 trường hợp nhiễm bệnh, riêng tại Vũ Hán có 198 trường hợp nhiễm bệnh, trong đó có 3 người đã thiệt mạng, 9 người trong tình trạng nguy kịch, 35 người đang được điều trị tích cực, 126 người trong tình trạng ổn định và 25 người đã được xuất viện.
Tại Bắc Kinh có 5 trường hợp nhiễm bệnh, Quảng Đông là 14 trường hợp và 7 trường hợp nghi ngờ nhiễm bệnh tại Tứ Xuyên, Vân Nam, Thượng Hải, Quảng Tây và Sơn Đông.
Video đang HOT
Một chuyên gia về hô hấp của Trung Quốc cho biết trong các trường hợp nhiễm bệnh ở Quảng Đông, 2 người nhiễm bệnh sau khi lây nhiễm từ các thành viên trong gia đình.
Tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 20/1, người phát ngôn Cảnh Sảng cho biết nước này đang dốc toàn lực để đối phó với dịch bệnh.
“Kể từ khi dịch bệnh xảy ra, Trung Quốc luôn có thái độ nghiêm túc, chuyên nghiệp và tích cực xử lý, đề ra phương án ngăn ngừa bệnh dịch lây lan một cách nghiêm ngặt. Đồng thời Trung Quốc cũng kịp thời thông báo với Tổ chức Y tế thế giới và các quốc gia có liên quan về tình hình dịch bệnh”, ông Sảng cho hay.
Ngày 16/1, Bộ Y tế Nhật Bản phát hiện trường hợp đầu tiên mắc bệnh viêm phổi lạ từ Trung Quốc.
Ngày 12/1, Thái Lan phát hiện trường hợp đầu tiên mắc viêm phổi do coronavirus. Sau đó 5 ngày, 17/1, quốc gia này tiếp tục công bố trường hợp thứ 2 nhiễm virus corona.
SONG HY (Nguồn: Independent)
Theo vtc.vn
Thiếu phi công có thể ảnh hưởng tới triển khai tàu sân bay của TQ
Thiếu hụt phi công hải quân đang kìm hãm tham vọng của Bắc Kinh trong việc phát triển hạm đội tàu sân bay thực sự có khả năng sẵn sàng chiến đấu.
Trung Quốc đã đưa tàu sân bay nội địa đầu tiên mang tên Sơn Đông vào hoạt động tuần trước. Điều đó có nghĩa là họ cần thêm ít nhất 70 phi công, cùng nhiều sĩ quan hàng không hỗ trợ, South China Morning Post cho biết.
Tuy nhiên kế hoạch mở rộng hạm đội tàu sân bay lên 5 hoặc 6 tàu, cũng như các công nghệ tiên tiến hơn sẽ được sử dụng trên các tàu này, có nghĩa là nhu cầu đào tạo nhiều phi công hải quân sẽ trở nên cấp bách hơn trong tương lai.
Chủ tịch Tập Cận Bình đã khởi xướng nỗ lực hiện đại hóa quân đội sâu rộng và nói việc xây dựng lực lượng hải quân mạnh mẽ là ưu tiên hàng đầu.
Collin Koh, nhà nghiên cứu tại Trường nghiên cứu Quốc tế S Rajaratnam, Singapore, cho biết có một "nút cổ chai" trong việc tuyển dụng và đào tạo phi công hải quân của Trung Quốc.
Tiêm kích J-15 chuẩn bị hạ cánh trên tàu sân bay Liêu Ninh. Ảnh: Tân Hoa Xã.
"Hàng không hải quân trên tàu sân bay vẫn là lĩnh vực còn tương đối xa lạ đối với quân đội Trung Quốc, đặc biệt là khi có sự thôi thúc tăng quy mô tuyển dụng và đào tạo để hoàn thành các chỉ thị hàng đầu về xây dựng tàu sân bay có khả năng chiến đấu", ông Koh nói.
Chương trình đào tạo phi công quân sự của Trung Quốc vẫn đang phát triển, đặc biệt là khi nói đến hàng không hải quân mới chỉ được thành lập vào tháng 5/2013.
Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc là Liêu Ninh được đưa vào sử dụng từ năm 2012, nhưng mãi đến 2 tháng sau, tiêm kích trên hạm J-15 mới hạ cánh thành công trên tàu sân bay. Cuộc hạ cánh vào ban đêm đầu tiên không được báo chí nhà nước đưa tin cho đến tháng 5/2018, gần 4 năm sau đó.
Trung Quốc dường như cũng mất nhiều thời gian để đào tạo phi công trực thăng. Lần hạ cánh thành công đầu tiên diễn ra vào tháng 11/2018, theo Đại học Hàng không Hải quân Trung Quốc. Đợt hạ cánh ban đêm đầu tiên mới chỉ diễn ra vào tháng 6 năm nay.
Che giấu tai nạn trong huấn luyện
Chương trình đào tạo phi công cũng bị ảnh hưởng bởi hàng loạt tai nạn nghiêm trọng. Ông Koh cho biết điều này không được báo cáo để tránh gây hoang mang cho các tân binh trong tương lai.
Những vụ tai nạn trong huấn luyện phi công tiêm kích trên hạm của Trung Quốc đều không được công bố. Ảnh: Tân Hoa Xã.
Vài ngày sau cuộc duyệt binh quy mô lớn kỷ niêm 70 năm Quốc khánh Trung Quốc vào ngày 1/10, 3 phi công thiệt mạng khi một trực thăng vận tải rơi ở trung tâm tỉnh Hà Nam. Một trong các phi công thiệt mạng đã tham gia cuộc duyệt binh.
Tám ngày sau đó, một vụ tai nạn khác xảy ra ở cao nguyên Tây Tạng, khi một tiêm kích J-10 trong quá trình huấn luyện bay ở độ cao thấp đã rơi xuống ngọn núi. Một nguồn tin nói với South China Morning Post rằng phi công đã nhảy dù và sống sót.
Ông Koh cho biết thêm tỷ lệ tai nạn trong quá trình đào tạo phi công cho tàu sân bay, bao gồm những người bi thương hoặc thiệt mạng không được quân đội Trung Quốc công bố rộng rãi.
Trong khi đó, Li Jie, chuyên gia quân sự ở Bắc Kinh, cho biết dù hải quân đang thiếu phi công, nhưng vấn đề có thể được giải quyết trong vòng 2-3 năm tới.
"Số lượng máy bay chiến đấu trên tàu sân bay hiện nay không đủ và thời gian cần thiết để đào tạo phi công hải quân khá dài là lý do tại sao Trung Quốc đang thiếu phi công hải quân. Nhưng khi Trung Quốc ngày càng chú trọng đến vấn đề đào tạo, vấn đề sẽ dần được giải quyết", ông Li nói.
Theo news.zing.vn
Mỹ cảnh báo Trung Quốc đừng ép Đài Loan Bộ Ngoại giao Mỹ kêu gọi Bắc Kinh từ bỏ các hành động gây nguy hiểm cho an ninh Đài Loan sau khi tàu sân bay Sơn Đông đi qua eo biển Đài Loan. Ngày 26/12, Bộ Ngoại giao Mỹ kêu gọi Trung Quốc từ bỏ việc gây sức ép, vì điều đó gây nguy hiểm cho an ninh hoặc hệ thống an...