Trung Quốc vung tiền moi bí mật quân sự của Mỹ
Một cựu nhân viên Không lực Mỹ vừa bị kết án ba năm tù vì bán thông tin quân sự của vệ tinh quân đội nước này cho Trung Quốc.
Theo báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng, Brian Scott Orr đã bị kết án hôm 8/9 tại Los Angeles. Người này còn phải nộp phạt số tiền 10.000 USD.
Các công tố viên cho biết, Orr từng là nhân viên dân sự làm việc tại Phòng Thí nghiệm nghiên cứu của Không lực Mỹ tại New York. Khi đó, Orr làm về mạng lưới máy tính sử dụng để điều khiển các vệ tinh quân sự.
Các công tố viên cho biết, Orr bị mất quyền tiếp cận thông tin mật vì làm việc kém hiệu quả và hành vi bất thường. Orr từ chức năm 2011 nhưng vẫn giữ một số tài liệu tập huấn bí mật.
Vào năm ngoái, Orr đã bán một số thông tin với giá 5.000 USD cho một đặc vụ thuộc Cục Điều tra Liên bang Mỹ mà Orr tưởng là tình báo Trung Quốc. Hồi tháng 3, Orr bị kết tội vì đã sở hữu tài sản bị mất trộm của chính phủ.
Video đang HOT
Việc Trung Quốc sử dụng tiền để moi thông tin từ quân đội các nước đối lập, đặc biệt là Mỹ qua các quân nhân đã về hưu là hành động diễn ra thường xuyên của quốc gia này. Những gì Trung Quốc muốn có được tập trung vào hai yếu tố, hoặc bí mật phòng thủ, hoặc bí mật về công nghệ vũ khí.
Tiêm kích J-20 của Trung Quốc được cho là có nhiều chi tiết giống với thiết kế F-22 của Mỹ, nhưng chưa đủ cơ sở để khẳng định Trung Quốc có ăn cắp công nghệ Mỹ và áp dụng vào J-20 hay không
Hồi tháng 5/2014, một binh lính Hải quân Mỹ, Daniel Layug thừa nhận đã từng cung cấp thông tin cơ mật của lực lượng này cho các nhà thầu để đổi lấy các trang thiết bị công nghệ đời mới như Iphone, Ipad hoặc các phiếu mua hàng giảm giác tại các khách sạn lớn ở châu Á, nơi lực lượng mà anh ta phục vụ đi qua như Hong Kong, Malaysia, Indonesia, Thái Lan…
Hồi tháng 7/2014, một người gốc Trung Quốc làm việc tại Mỹ là Bác Sái (28 tuổi) cũng đã bị bắt khi tìm cách đưa các thiết bị quân sự và bí mật vũ khí mà họ thu thập được về các công ty nghiên cứu ở Trung Quốc.
Hôm 28/6/2014, một trường hợp tương tự với Bác Sái là Su Bin cũng đã bị bắt vì cáo buộc đánh cắp công nghệ không quân của hàng Boeing. Washington cho biết họ đang nỗ lực truy bắt những “cá nhân làm gián điệp kinh tế hoặc đánh cắp bí mật thương mại của các công ty Mỹ”.
Không chỉ có quân sự, Trung Quốc còn tìm cách moi bí mật công nghệ phục vụ kinh doanh. Gần đây nhất là vụ việc một người Mỹ là kỹ sư Walter Liew đã “quay lưng lại đất nước vì lòng tham” khi bán công nghệ nhuộm trắng bí mật của hãng DuPont Co. cho Trung Quốc. Được biết với công nghệ này, các loại ô-tô, giấy, vật dụng hàng ngày sẽ trở lên trắng hơn so với khả năng sản xuất của Trung Quốc.
Máy bay chiến đấu J-16 được Trung Quốc nhái hoàn toàn của Su-30MK2 của Nga
Bộ Tư pháp Mỹ đã chỉ trích chính quyền Bắc Kinh trong việc sử dụng hacker của Trung Quốc và tiền để moi những bí mật quốc gia của Mỹ để chống lại người Mỹ.
Phải nói rằng, nước Mỹ đã phải vất vả để bảo vệ những tài sản mang tính bí mật của mình. Tuy nhiên không chỉ những quốc gia đối đầu với Bắc Kinh, mà đồng minh, bạn bè của họ cũng cần phải dè chừng, trong đó có nước Nga.
Năm 2013, Nga đã chặn được 46 quan chức nước ngoài và 258 điệp viên hoạt động gián điệp ở nước này, trong đó có một số điệp viên đến từ… Trung Quốc.
Một loạt các sản phẩm công nghệ vũ khí Nga đã bị nhái một cách thô bạo và sản xuất hàng loạt ở Trung Quốc. Gần đây nhất, Moscow đã phát đi phản ứng về việc Bắc Kinh đã chế tạo chiến đấu cơ đa năng J-16 dựa trên thiết kế máy bay chiến đấu Su-30MK2 của Nga mà không được phép.
Được biết Nga đã từ chối bán động cơ AL31F cho các máy bay thế hệ J-15, J-11B của Trung Quốc, và nay họ cho ra đời J-16 để thay thế dần các máy bay bị hạn chế này, và hoàn toàn nhái theo bản vẽ thiết kế của Nga.
Theo Đất Việt