Trung Quốc vu vạ Việt Nam ở Liên Hợp Quốc
Trung Quốc đang có những hành động ngày càng trơ trẽn hơn để biện hộ cho hành động ngang ngược của họ ở Biển Đông.
Tờ Washington Post đưa tin, ngày 9/6, Trung Quốc đã gửi văn bản cáo buộc Việt Nam xâm phạm chủ quyền và gây ảnh hưởng đến hoạt động khoan dầu hợp pháp (?) của một công ty Trung Quốc ở Biển Đông.
Tàu Trung Quốc phun vòi rồng tấn công tàu Việt Nam (Ảnh: AP)
Theo đó, phó Đại sứ Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc, Wang Min đã gửi một bản tuyên cáo đề cập đến hoạt động của giàn khoan Hải Dương – 981 (Trung Quốc hạ đặt trái phép trong Vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam) lên Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon và yêu cầu Liên Hợp Quốc cho lưu hành văn bản này tới 193 thành viên của Đại hội đồng.
Trong tài liệu mà phía Trung Quốc đệ trình lên Liên Hợp Quốc, họ ngang nhiên cho rằng, Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC)đã tiến hành các hoạt động địa chấn, khảo sát địa chất trong khu vực này suốt 10 năm qua và hoạt động khoan dầu lần này là “sự nối tiếp quá trình thăm dò bình thường trong vùng biển thuộc chủ quyền của Trung Quốc”.
Trung Quốc cũng vu cáo Việt Nam sử dụng “các biện pháp bất hợp pháp và gây hấn” trong đó có cả việc điều các tàu vũ trang sẵn sàng đâm, va, gây cản trở hoạt động của giàn khoan Trung Quốc.
Bản tuyên cáo của phía Trung Quốc còn trắng trợn cho rằng: “Việt Nam đã điều người nhái đến khu vực trên và thả nhiều vật cản như lưới và các vật trôi nổi xuống biển” nhằm cản trở hoạt động bình thường của tàu thuyền Trung Quốc.
Cố tình phớt lờ những diễn biến tại thực địa đã được nhiều phóng viên của các hãng tin nổi tiếng trên thế giới phản ánh, khẳng định hành động hung hăng của Trung Quốc, Bắc Kinh rêu rao rằng, Việt Nam đang gây ra “mối đe dọa lớn” cho các nhân viên trên giàn khoan và “vi phạm luật pháp quốc tế”.
Trong bản tuyên cáo, Bắc Kinh đã cố tình không đề cập đến một thực tế rằng, chính Trung Quốc đã điều hơn 100 tàu hộ tống, trong đó có cả tàu hộ vệ tên lửa, tàu khu trục tên lửa, tàu tuần tiễu tấn công nhanh, tàu tuần tiễu săn ngầm, tàu quét mìn và tàu đổ bộ để bảo vệ giàn khoan, trong khi Việt Nam chỉ điều tàu cảnh sát biển, kiểm ngư thực hiện quyền chấp pháp chính đáng của mình.
Cũng trong tuyên cáo này, Trung Quốc lại một lần nữa đưa ra những thứ mà họ gọi là “dẫn chứng lịch sử” để tuyên bố rằng quần đảo Hoàng Sa là lãnh thổ của họ, thế nhưng họ lại không trình bày được bất cứ một chứng cứ thuyết phục nào theo quy định của UNCLOS.
Video đang HOT
Trước đó, ngày 8/6, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã có những hành động trơ trẽn khi vu cáo rằng tàu Việt Nam đã đâm va tàu Trung Quốc hơn 1.400 lần, bất chấp những bằng chứng đanh thép của phía Việt Nam cho thấy tàu của Trung Quốc luôn là bên chủ động đâm va, thậm chí là cố tình đâm chìm tàu cá của Việt Nam./.
Theo Hùng Cường
VOV.VN
Tàu mang số hiệu Trung Quốc đâm thủng tàu cá Việt Nam
Ngày 9-6, Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng TP Hải Phòng đã có báo cáo gửi Bộ tư lệnh biên phòng về việc tàu cá của ngư dân huyện Thủy Nguyên đang đánh bắt trên vùng biển Việt Nam bị một tàu lớn mang số hiệu của Trung Quốc đâm, húc thủng, xịt vòi rồng.
Vụ việc xảy ra sáng 6-6 trên ngư trường vịnh Bắc Bộ, cách đảo Cô Tô khoảng 30 hải lý.
Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng cho biết qua căn cứ lấy lời khai của chủ tàu và các thuyền viên, ban đầu xác định tàu HP 90258 TS do ông Nguyễn Đức Quang (Lập Lễ, Thủy Nguyên, Hải Phòng) làm thuyền trưởng đang neo tại tọa độ 200 54'N-1080 16'E trên khu vực đường phân định vịnh Bắc Bộ thì thấy một tàu vỏ sắt áp sát đến gần.
Tàu của ông Quang bị tàu mang số hiệu của Trung Quốc đâm thủng bên mạn trái và đuôi tàu đang neo chờ sửa chữa
Chiếc tàu vỏ sắt này sơn màu trắng sọc xanh, cabin hai tầng màu trắng, cắm cờ đỏ có 5 ngôi sao màu vàng, boong phía trước có ụ súng phủ bạt, có chữ tiếng Trung Quốc và tiếng Anh ("China Guard Type") số hiệu 45024.
Trên tàu sắt có khoảng 20 người mặc quần áo rằn ri, tay cầm gậy.
Trước khi áp sát, tàu 45024 không sử dụng loa hoặc tín hiệu khác để thông báo, yêu cầu gì.
Khi đến gần, tàu sắt này gỡ bỏ bạt che, chĩa nòng súng về phía tàu của ông Quang, đồng thời lực lượng trên tàu dùng chai lọ để ném, phun nước áp lực cao, dùng sào gắn đinh đập vào bóng cao áp của tàu ông Quang.
Qua xác minh, lấy lời khai của thuyền trưởng, thuyền viên và kiểm tra máy định vị tàu HP 90258 TS, Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng Hải Phòng xác định trước khi bị tàu mang số hiệu, chữ Trung Quốc đâm, tàu của ông Quang đang ở trên vùng biển Việt Nam.
Trong quá trình bị rượt đuổi, tàu của ông Quang có chạy sang vùng biển của Trung Quốc khoảng 1,6 hải lý (tọa độ 200 54'N-1080 17'E).
Tàu của ngư dân Việt Nam luôn tìm cách vòng tránh. Còn tàu 45024 cố tình vượt lên chặn đầu, ép tàu của ông Quang chạy sang phía đông đường phân định và liên tục đâm va nhiều lần khiến tàu của ngư dân bị hư hại nặng.
Sau khoảng hai giờ rượt đuổi, đến 11g30 ngày 6-6 tàu 45024 mới ngừng đâm, húc vào tàu của ngư dân Việt Nam.
Tàu của ông Quang đã chạy về đảo Cô Tô (Quảng Ninh) để neo đậu, trình báo cơ quan chức năng Việt Nam.
Đến đêm 7-6, tàu của ông Quang đã cập cảng Mắt Rồng (Thủy Nguyên, Hải Phòng) với những vệt thủng, vỡ ở mạn trái và đuôi tàu, giàn đèn câu mực bị vỡ tan tành.
Ông Quang cho biết tàu 45024 rất hung hăng, trong quá trình rượt đuổi đã đâm, húc tổng cộng 7 lần vào tàu của ông.
"Lúc đấy tôi đang đánh cá ở khu vực biển của mình. Tôi thấy tàu vỏ sắt có chữ Trung Quốc sơn màu đen lừ lừ lao đến rồi húc thẳng vào tàu của tôi. Anh em trên tàu giật mình, chao đảo. Sau khi định thần, tôi xác định tàu này có ý định không tốt. Vì tàu bé nên tôi phải bẻ tay lái ngang chạy vòng vòng nhưng tàu của họ vẫn áp sát, đẩy tàu tôi sang khu vực biển Trung Quốc rồi dùng vòi rồng phun làm kính và giàn đèn điện câu mực bị vỡ" - ông Quang kể lại.
Ông Nguyễn Trần Lanh, chủ tịch UBND huyện Thủy Nguyên, cho biết sau khi tàu của ông Quang về đến bến, UBND huyện đã thăm hỏi, động viên tinh thần ngư dân.
Ông Lanh cho biết đã báo cáo vụ việc lên UBND TP để tìm hướng giải quyết vụ việc.
Theo báo cáo sơ bộ ban đầu, vụ đâm va làm ba thuyền viên trên tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam bị thương nhẹ do bị mảnh kính vỡ văng vào người.
Tàu của ông Quang bị vỡ ở khu vực mạn và đuôi tàu, vỡ 10 bóng đèn cao áp, hư hỏng lưới đánh cá và giàn đèn.
Chủ tàu ước tính thiệt hại khoảng 300 triệu đồng.
Chiều 9-6, ông Đỗ Trung Thoại, phó chủ tịch UBND TP Hải Phòng, cho biết UBND TP đã nghe các ban ngành báo cáo ban đầu về vụ việc.
Hiện UBND TP đã yêu cầu biên phòng phối hợp với các ngành chức năng tiếp tục mở rộng xác minh, thu thập, củng cố tài liệu liên quan để hoàn chỉnh hồ sơ vụ việc.
"Sau khi xác minh cụ thể, TP sẽ có hỗ trợ cho ngư dân bị thiệt hại" - ông Thoại nói.
Giàn đèn điện câu mực trên tàu của ông Quang bị vỡ tan tành, hư hỏng nặng
Nhiều ăcquy, ổ điện trên tàu bị xịt vòi rồng hư hỏng nặng
Theo Tuổi Trẻ
"Chúng tôi từng cưu mang ngư dân Trung Quốc bị nạn ở Hoàng Sa" "Chung tôi đa tưng cưu mang ngư dân Trung Quôc, thê ma giơ đây ho co thê nhân tâm đâm chim ca tau ca cua chung ta không thương tiêc". Ngày 9-6, những nhân chứng từng sinh sống trên quần đảo Hoàng Sa trước năm 1974 đã đến thăm, gặp thân mật với lãnh đạo UBND huyện Hoàng Sa (TP Đà Nẵng). Ông...