Trung Quốc viện trợ Việt Nam 500.000 liều vaccine Covid-19
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị khẳng định tuyên bố Trung Quốc sẽ cung cấp thêm khoản viện trợ 20 triệu NDT mua sắm thiết bị, vật tư y tế và 500.000 liều vaccine Covid-19 cho Việt Nam.
Thông tin trên được Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị nêu ra tại cuộc hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Trung Quốc, ngày 2/12.
Việ t – Trung tăng cường hợp tác toàn diện
Cuộc hội đàm diễn ra tại TP Hồ Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Trong không khí hữu nghị, thẳng thắn, xây dựng, hai bên trao đổi ý kiến về các biện pháp thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Trung Quốc thời gian tới, đồng thời thảo luận về một số vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm.
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn chuyển lời thăm hỏi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và các lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước Việt Nam tới Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, Thủ tướng Quốc vụ viện Lý Khắc Cường, Ủy viên trưởng Ủy ban thường vụ Nhân đại Trung Quốc Lật Chiến Thư và các lãnh đạo cấp cao Trung Quốc; chúc mừng thành công của Hội nghị Trung ương 6 khóa XIX Đảng Cộng sản Trung Quốc; chúc Trung Quốc tổ chức thành công Đại hội XX và các sự kiện quan trọng khác trong năm 2022.
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị (Ảnh: BNG).
Tại hội đàm, hai bên đánh giá cao những bước phát triển trong quan hệ hai nước năm qua, bất chấp ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Đặc biệt, lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước duy trì tiếp xúc thường xuyên, định ra phương hướng lớn trong hợp tác giữa hai Đảng, hai nước và tạo động lực quan trọng góp phần thúc đẩy giao lưu, hợp tác trên các lĩnh vực; giao lưu giữa các Bộ, ngành, địa phương diễn ra thường xuyên; hợp tác kinh tế duy trì đà tăng trưởng tích cực với kim ngạch thương mại 10 tháng đầu năm đạt 133,65 tỷ USD, tăng 30%, vượt kim ngạch của cả năm 2020.
Hai bên nhất trí cho rằng, việc Việt Nam và Trung Quốc tăng cường hợp tác toàn diện trên các lĩnh vực phù hợp với lợi ích căn bản và lâu dài của nhân dân hai nước. Trên tinh thần đó, hai bên nhất trí thúc đẩy giao lưu, tiếp xúc cấp cao, phát huy vai trò các cơ chế giao lưu, hợp tác kênh Đảng, Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương, triển khai hợp tác toàn diện, hiệu quả giữa các cấp, các ngành, địa phương, các tầng lớp nhân dân; đẩy mạnh hợp tác kinh tế – thương mại cũng như những lĩnh vực hai bên có nhiều tiềm năng.
Video đang HOT
20 triệu Nhân dân tệ và 500.000 liều vaccine
Hai bên đi sâu trao đổi về các biện pháp phối hợp cụ thể trong công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19, bảo đảm duy trì các hoạt động giao thương, hợp tác kinh tế. Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn mong muốn hai bên tiếp tục tăng cường hợp tác phòng chống dịch Covid-19, nhất là hợp tác vaccine và điều trị bệnh.
Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam đề nghị Trung Quốc tạo thuận lợi về thủ tục thông quan cho hàng hóa Việt Nam, đặc biệt là nông sản qua các cửa khẩu biên giới, tránh tình trạng ách tắc cửa khẩu biên giới vào thời điểm cuối năm; mở rộng các mặt hàng hoa quả xuất khẩu chính ngạch của Việt Nam, góp phần cân bằng cán cân thương mại song phương và duy trì chuỗi cung ứng và sản xuất của hai nước; phối hợp thúc đẩy một số dự án về dân sinh do Trung Quốc viện trợ đạt tiến triển và sớm đưa vào sử dụng.
Cuộc hội đàm giữa Bộ trưởng Ngoại giao hai nước (Ảnh: BNG).
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị khẳng định Trung Quốc sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Việt Nam trong công tác phòng chống dịch, bao gồm hợp tác về vaccine; đồng thời tuyên bố Trung Quốc sẽ cung cấp thêm khoản viện trợ 20 triệu Nhân dân tệ (NDT) mua sắm thiết bị, vật tư y tế phòng dịch và 500.000 liều vaccine ngừa Covid-19 cho các địa phương của Việt Nam.
Coi trọng quan tâm của Việt Nam về cân bằng thương mại, Bộ trưởng Vương Nghị khẳng định, Trung Quốc sẽ mở rộng nhập khẩu các mặt hàng Việt Nam có ưu thế, nhất là nông sản; sẽ khuyến khích doanh nghiệp có thực lực của Trung Quốc đầu tư vào các dự án lớn, công nghệ cao tại Việt Nam; đánh giá cao việc Việt Nam phê chuẩn Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).
Hai bên đã trao đổi ý kiến thẳng thắn về vấn đề biên giới lãnh thổ; nhất trí tuân thủ nghiêm túc 3 văn kiện pháp lý, phối hợp quản lý tốt biên giới trên đất liền, kịp thời trao đổi, xử lý vấn đề nảy sinh, cùng nhau xây dựng đường biên giới hòa bình, hợp tác và phát triển.
Hai bên nhất trí tiếp tục tuân thủ nghiêm túc nhận thức chung cấp cao, thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển, kiểm soát tốt bất đồng trên biển, cùng duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông; thực hiện đầy đủ, hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), tích cực thúc đẩy đàm phán xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) hiệu lực, hiệu quả, thực chất, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982).
"Bệnh" sợ trách nhiệm âm thầm lây lan trong đội ngũ cán bộ
Theo đại biểu Hoàng Anh Công, căn "bệnh sợ trách nhiệm" đã xuất hiện từ lâu, âm thầm lây lan trong đội ngũ cán bộ các cấp và len lỏi trong mỗi người, gây nguy cơ cho sự phát triển đất nước.
Chiều 9/11, phát biểu tại phiên thảo luận tại hội trường về kinh tế - xã hội và báo cáo về công tác phòng, chống dịch, đại biểu Hoàng Anh Công (đoàn Thái Nguyên) dành thời gian nói về một "dịch bệnh" khác đã xuất hiện từ lâu, âm thầm lây lan trong đội ngũ cán bộ các cấp và len lỏi trong mỗi người, gây nguy cơ cho sự phát triển đất nước. Theo ông Công, đó là "bệnh sợ trách nhiệm".
Đại biểu Hoàng Anh Công băn khoăn: "Vì nguyên nhân gì mà nhiều cán bộ trong đó có cả người đứng đầu các đơn vị lại sợ trách nhiệm? Có những người khi thực thi nhiệm vụ, dù biết là đúng căn cứ, đúng quy định pháp luật nhưng vẫn sợ và không dám quyết định các vấn đề, chỉ vì để đảm bảo an toàn cho bản thân".
Đại biểu Hoàng Anh Công nêu lo ngại về "căn bệnh sợ trách nhiệm" đang âm thầm lây lan trong đội ngũ cán bộ (Ảnh: Quốc Chính).
Đại biểu đoàn Thái Nguyên nhận thấy nỗi lo sợ bị kỷ luật, sợ bị xử lý bằng pháp luật đã trở thành nỗi sợ phổ biến trong cán bộ, công chức. Trong đợt phòng chống dịch vừa qua, có tình trạng nhiều địa phương sợ mua sắm thiết bị, vật tư y tế do sợ bị sợ bị kỷ luật, xử lý hành chính.
Đặc biệt, dù Chính phủ đã ban hành quy định về thích ứng an toàn nhưng có địa phương vẫn áp dụng biện pháp ngăn sông cấm chợ, áp dụng biện pháp kỹ thuật hạn chế giao thương, giao lưu hàng hóa, nhằm tránh phát sinh F0. Bởi theo đại biểu, các địa phương sợ rằng nếu để dịch bệnh bùng phát thì ảnh hưởng đến công tác và có thể bị phê bình, kỷ luật.
Từ phân tích trên, đại biểu Hoàng Anh Công nhận định "bệnh sợ trách nhiệm" có nhiều nguyên nhân. Trong đó, nguyên nhân chính là sự mâu thuẫn, chồng chéo trong quy định của pháp luật đã đẩy cán bộ, công chức thực thi công vụ vào tâm trạng lo lắng, né tránh, sợ trách nhiệm, không dám quyết định.
Theo đại biểu, tác động tiêu cực của hiện tượng trên khiến "một bộ phận không nhỏ" cán bộ không năng động, không vì lợi ích chung, dĩ hòa vi quý, thấy đúng không dám làm, thấy sai không dám đấu tranh, vô cảm với nhân dân. Người năng động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm, dám đấu tranh đôi khi lại bị xử lý.
Để kịp thời khắc phục tình trạng trên, ông Hoàng Anh Công cho biết, tháng 9/2021, Bộ Chính trị đã ban hành quyết định bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, vì lợi ích chung. Theo đó, khi cán bộ thực hiện thí điểm mà kết quả không đạt hoặc chỉ đạt được một phần mục tiêu đề ra hoặc gặp rủi ro, xảy ra thiệt hại thì cấp có thẩm quyền phải kịp thời xác định rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan, đánh giá công tâm để xem xét, xử lý phù hợp...
22.000 lon sữa cứu trợ nằm kho gần một tháng lỗi tại ai?
Thảo luận tại đầu cầu TPHCM, đại biểu Tô Thị Bích Châu đề cập đến việc làm sao để thúc đẩy sự mạnh dạn, ý thức, vai trò của mỗi bộ, ngành, đơn vị, nhất là đơn vị tham mưu thấy được trách nhiệm của mình, chứ không phải "khó thì về địa phương; dễ, đúng quy định thì Trung ương làm".
Nhắc lại tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng là "chống dịch như chống giặc", nhưng theo nữ đại biểu, không phải cơ quan, đơn vị nào cũng ý thức được điều đó. Trong khi, địa phương cần xin ý kiến về các quy định trong trường hợp "nước sôi, lửa bỏng" như phòng chống dịch.
Bà đưa ra ví dụ cụ thể, có một lô hàng với hơn 22.000 lon sữa do đồng bào ở Úc ủng hộ trẻ em khó khăn trong đại dịch Covid-19 tại TP HCM. Mặt trận Tổ quốc TP đã xin ý kiến Cục An toàn Thực phẩm, Cục Thú y.
Cục Thú y chỉ trong 2 ngày trả lời đồng ý, còn Cục an toàn Thực phẩm nói "đề nghị TP HCM hỏi Chính phủ". Nhưng TP gửi công văn đến Chính phủ thì cũng giao về Cục An toàn Thực phẩm trả lời. "Vậy tại sao không tham mưu luôn một văn bản nêu chính kiến của mình và tham mưu cho Chính phủ một văn bản trả lời?", bà Châu nêu.
"Cách làm của Cục An toàn Thực phẩm là đúng quy trình, nhưng không đúng với tinh thần chống dịch như chống giặc. Nếu như không có gì thay đổi đánh giá hàng năm thì cuối năm cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, vậy làm tròn chức trách nhiệm vụ. Còn ở tại TPHCM lô hàng cứu trợ về gần một tháng chưa lấy ra được, lỗi do ai?", nữ đại biểu đoàn TPHCM nói.
Đại biểu mong Chính phủ kiến tạo phải tạo ra một cơ chế hành chính thực sự thông thoáng, quy được trách nhiệm của bộ, ngành và từng cán bộ trong việc tham mưu kịp thời cho Chính phủ những việc cần thiết, "không cần phải nhờ vả, quen biết mà việc vẫn chạy", có lợi tốt nhất cho người dân.
"Chúng tôi cần một sự phân cấp mạnh, một hướng dẫn rõ ràng trong những tình huống như thế này", bà Châu nhấn mạnh.
Chủ động mua sắm thiết bị xét nghiệm, vật tư y tế phòng, chống dịch COVID-19 Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo 280/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái tại cuộc họp về giá vật tư, dịch vụ y tế. Chủ động lập kế hoạch, tổ chức mua sắm thiết bị xét nghiệm, sinh phẩm, vật tư y tế... theo đúng quy định pháp luật và yêu cầu, kịch bản chống...