Trung Quốc viện trợ “nhỏ giọt” nhằm tăng cường quan hệ với Armenia
Bộ Quốc phòng Armenia vừa cho biết, Trung Quốc đã đồng ý cung cấp 5 triệu nhân dân tệ (830.000 USD) tiền viện trợ quân sự hàng năm cho quốc gia Đông Âu này.
Theo một tuyên bố của Bộ Quốc phòng Armenia, Bộ trưởng Quốc phòng Seyran Ohanyan và người đồng cấp Trung Quốc Chang Wanquan đã ký một thỏa thuận hợp tác hôm 26-12 trong chuyến thăm Bắc Kinh của ông Ohanyan.
Trong cuộc hội đàm, hai nhà lãnh đạo quân sự đã thảo luận các chủ đề tăng cường hợp tác quân sự trong đó có huấn luyện và hỗ trợ kỹ thuật, tuyên bố cho biết.
Bộ trưởng quốc phòng Ohanyan cho rằng mối quan hệ với Trung Quốc là một ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Armenia và nước này sẽ nỗ lực tăng cường hợp tác quân sự với Trung Quốc trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Video đang HOT
Bộ trưởng quốc phòng 2 nước duyệt đội danh dự
Tin tuc ,tin moi,tin hay,tin nhanh,tin hot,tin trong ngay,doi song,xa hoi,phap luat,cong an,tin the gioi,su kienThỏa thuận mới nhất này là một phần trong nỗ lực của Trung Quốc nhằm tăng cường quan hệ với Armenia.
Năm 2012, Trung Quốc đã đồng ý cung cấp cho Armenia 70 triệu nhân dân tệ (tương đương 11,5 triệu USD) viện trợ theo một thỏa thuận hợp tác kinh tế và kỹ thuật giữa hai nước.
Theo ANTD
Lượng cũ, chất mới
Theo tuyên bố của Tổng thống Nga Vladimir Putin, mọi chuẩn bị về pháp lý đã hoàn tất để Liên minh Kinh tế Âu - Á do nước này khởi xướng chính thức ra đời vào ngày 1.1.2015.
Ảnh minh họa
Nói đúng hơn, khi đó, Liên minh Thuế quan Âu - Á hiện tại sẽ được chuyển thành Liên minh Kinh tế Âu - Á. Hiện tại, liên minh thuế quan này mới chỉ có Nga, Belarus, Kazakhstan và Armenia. Cũng theo ông Putin, Liên minh Kinh tế Âu - Á mở cửa cho tất cả những quốc gia ở khu vực xung quanh Nga, đặc biệt là Ukraine và những nước cộng hòa thuộc Liên Xô trước đây.
Thành lập liên minh kinh tế này là một trong những mục tiêu hàng đầu của ông Putin với ý tưởng là một dạng liên kết - hợp tác kinh tế khu vực và liên châu lục có thể trở thành đối thủ cạnh tranh của EU. Thực chất ở đó là vai trò trụ cột và ảnh hưởng chi phối của Nga.
Như vậy, các thành viên của liên minh đã quyết định và đưa ra lộ trình cụ thể để nâng cấp, tăng cường thể chế hóa hình thức hợp tác kinh tế khu vực - liên châu lục chặt chẽ hơn, với phạm vi cũng như tầm cỡ to lớn hơn.
Lộ trình mới được quyết định tạo cho Nga con chủ bài mới trong cuộc tranh giành Ukraine với EU. Sự tham gia của Ukraine sẽ có tác động rất quan trọng tới tương lai của liên minh kinh tế Âu - Á và làm thay đổi tương quan giữa EU và Nga. Điểm yếu chính của lộ trình này là kỳ vọng tạo chất mới từ lượng cũ. Bởi thế, muốn thành công thì Nga, Belarus và Kazakhstan còn phải điều chỉnh chính sách rất nhiều, khẩn trương và cơ bản.
Theo TNO
Không quân Nga tăng cường máy bay chiến đấu tại Armenia Ngày 21-11, Thứ trưởng Quốc phòng Armenia cho biết, nước này sẽ dành thêm không gian tại căn cứ không quân Erebuni, để cho phép Nga triển khai một phi đội máy bay trực thăng chuẩn bị được thành lập, để tăng cường cho lực lượng không quân Nga tại quốc gia thuộc Liên Xô này. Căn cứ không quân số 3624 của...