Trung Quốc viện trợ “không điều kiện” cho Campuchia?
Theo ước tính, 5 năm qua Trung Quốc đã viện trợ cho Campuchia hơn 2 tỉ USD “không kèm theo điều kiện nào”. Sau “hành động hào hiệp” này của Bắc Kinh, Trung Quốc được gì và Campuchia được gì?
Người dân khu vực hồ Boeung Kak đến Phnom Penh phản đối việc giải tỏa nhà để nhường chỗ cho một dự án nhà ở hạng sang do Tập đoàn đầu tư Trung Quốc Erdos Hongjun xây dựng làm hơn 10.000 người mất nhà cửa – Ảnh: Reuters
Trung Quốc thường không công khai về những khoản viện trợ dành cho một quốc gia hay khu vực. Hầu như chẳng có thông tin chi tiết viện trợ của Trung Quốc trên mạng Internet, trái ngược với những nhà tài trợ phương Tây là phải báo cáo với Ủy ban Hỗ trợ phát triển (DAC). Chuyên gia phát triển quốc tế Deborah Brautigam cho biết viện trợ của Trung Quốc được định nghĩa là tất cả dòng vốn có liên quan đến chính phủ, công ty nhà nước hoặc ngân hàng Trung Quốc.
Gánh nợ cho thế hệ tương lai
Con số thật sự là bao nhiêu? Không thể biết được. Chỉ biết là vào tháng 2-2009, Campuchia đã gọi Trung Quốc là “người bạn đáng tin cậy nhất” khi cảm ơn những hỗ trợ của Bắc Kinh trong sự phát triển, hòa bình và hòa giải quốc gia Campuchia.
Những số liệu từ Báo cáo hiệu quả viện trợ Campuchia mới nhất được công bố tháng 10-2011 cho thấy trong năm 2010, Trung Quốc đã viện trợ 138 triệu USD cho Phnom Penh, chỉ đứng thứ hai sau Nhật Bản với 146 triệu USD, chiếm một phần lớn trong tổng số 1 tỉ USD nước này nhận được. Tuy nhiên, viện trợ của Bắc Kinh được ước tính tăng đến 211 triệu USD vào năm 2011.
Video đang HOT
Các báo cáo trước đó cho thấy số tiền Trung Quốc chi cho Campuchia dưới hình thức viện trợ gồm 67 triệu USD năm 2009, 127 triệu USD năm 2008, 92,7 triệu USD năm 2007 và 53,2 triệu USD năm 2006. Trong đó, năm 2006 ghi nhận Trung Quốc vượt Mỹ, nhưng số tiền thực tế lại thấp hơn rất nhiều so với con số 600 triệu USD mà truyền thông Campuchia đưa tin.
Campuchia cho biết một phần lớn số tiền viện trợ được rót vào các lĩnh vực xã hội và cơ sở hạ tầng, y tế, phòng chống HIV/AIDS, giáo dục. Theo Asia Times, trong số gần 900 triệu USD tiền vay và tài trợ mà Trung Quốc dành cho Campuchia từ năm 2006 đến nay, một khoản lớn dành cho việc xây dựng con đập Kamchay ở tỉnh Kampot.
Mối quan hệ Phnom Penh – Bắc Kinh những năm gần đây là một trong những mối quan hệ được Thủ tướng Hun Sen đánh giá cao. Ông cho rằng ông muốn có những người bạn như Trung Quốc. Bởi vì theo ông, không giống như những nước viện trợ khác, Trung Quốc cung cấp sự giúp đỡ mà không kèm theo điều kiện nào và không tìm cách can thiệp vào công việc nội bộ của Campuchia.
Thế nhưng, liệu viện trợ của Trung Quốc cho Campuchia có là “không điều kiện”? Năm 2009, Campuchia cũng bất ngờ nhận được khoản hỗ trợ lớn trị giá 1,2 tỉ USD “không kèm theo điều kiện nào” thông qua 14 thỏa thuận được ký kết nhân chuyến thăm của Phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Chuyến thăm diễn ra chỉ hai ngày sau khi Phnom Penh trục xuất 20 người Duy Ngô Nhĩ. Chuyến thăm Campuchia của ông Hạ Quốc Cường, ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc giữa tháng 6-2012, cũng đem đến cho Campuchia khoản cho vay 430 triệu USD. Chuyến thăm diễn ra ngay sau khi chính quyền Campuchia bắt giữ Patrick Devillers, một công dân Pháp liên quan đến vụ bê bối của cựu quan chức Trung Quốc Bạc Hi Lai và giao cho Bắc Kinh.
Laura Speyer, thuộc Hội đồng quan hệ nước ngoài, bình luận dù không có sự liên quan chính thức nào giữa hai sự kiện thì cũng cho thấy “Trung Quốc tin rằng có thể đổi tiền và đầu tư lấy vài kẻ chạy trốn muốn thoát khỏi hệ thống trừng phạt của Trung Quốc”.
Và liệu viện trợ của Trung Quốc cho Campuchia có thực “miễn phí”? “Trung Quốc cần Campuchia – nhà kinh tế Tith Naranhkiri nói thẳng – Trong trường hợp có vấn đề an ninh, chẳng hạn chiến tranh với Đài Loan, Trung Quốc sẽ cần đến Campuchia. Thứ hai là vì các lý do kinh tế, họ (Bắc Kinh) cần dầu và khí đốt”.
Trong khi đó, quan sát viên Chan Sophal nêu rõ lợi ích của Bắc Kinh: “Họ giúp chúng tôi nhưng cũng dòm ngó những tài nguyên mà chúng tôi có như các khu mỏ, dầu, vàng, sắt và đất đai”. Lo ngại về gánh nợ cho thế hệ tương lai, nghị sĩ đảng đối lập Campuchia Sam Rainsy nhận định Phnom Penh đang phải trả giá cho gánh nặng nợ nần ngày càng cao này khi Phnom Penh thường phải phát ngôn như một người phát ngôn của Bắc Kinh.
Mặt trái của viện trợ
Khó tin là tiền của Trung Quốc ngẫu nhiên được rót chủ yếu vào các lĩnh vực năng lượng và giao thông vận tải, mà ít ngó ngàng đến các mục tiêu phát triển khác như giảm đói nghèo. Nhiều ý kiến chỉ trích những khoản đầu tư của Bắc Kinh cuối cùng đều rơi vào tay những công ty Trung Quốc làm chủ thầu xây dựng các con đường hay đập thủy điện.
Phe đối lập ở Campuchia chỉ ra rằng những con đập do Trung Quốc tài trợ đều do người Trung Quốc xây, và cuối cùng do các công ty Trung Quốc điều hành trong hàng chục năm. Tiền bạc mà Trung Quốc đầu tư vào cơ sở hạ tầng ở Campuchia rốt cuộc cũng vào túi những công ty nhà nước Trung Quốc nhận hợp đồng xây dựng đường sá và các đập thủy điện. Các hợp đồng này thiếu minh bạch, không có sự giám sát độc lập nào.
Ông Cheang Vanrarith, người đứng đầu Viện Hợp tác và hòa bình Campuchia, nhận định: “Đi kèm những khoản tiền của Trung Quốc là sự thiếu minh bạch, thiếu năng lực cai trị dân chủ, không phải chỉ là năng lực cai trị mà còn là năng lực cai trị một cách dân chủ, và sự tham gia của người dân vào công việc của đất nước”.
Quỹ Tiền tệ quốc tế lo ngại việc Phnom Penh hứa mua toàn bộ điện sản xuất bởi những con đập do Trung Quốc xây dựng trên đất nước mình là quá tốn kém và có thể ảnh hưởng đến nỗ lực giảm đói nghèo của nước này. Tiền mua điện mà Campuchia phải trả có thể lên đến hàng trăm triệu USD mỗi năm. Còn các nhóm nhân quyền và chống tham nhũng thì thấy rõ hậu quả gia tăng nạn phá rừng, chiếm đất và bóc lột lao động từ những đồng tiền của Bắc Kinh.
Theo Tuổi Trẻ
Hé lộ đường dây xuất khẩu lao động "chui" sang Nga, Kỳ1: Nỗi ol gánh nợ cho một lần xuất ngoại
Mơ ước cháy bỏng là được đi Tây, để thay đổi cuộc sống. Thỏa như người vớ được vàng khi biết thông tin anh Nguyễn Văn Nam, người gọi mẹ của Thỏa bằng mợ có đường dây đưa người đi xuất khẩu lao động sang Nga.
Khát khao cháy bỏng của người dân nghèo ở các tỉnh Hà Nam, Hưng Yên, Bắc Giang chính là thoát nghèo, có cuộc sống ổn định. Tuy nhiên do thiếu thông tin, nhẹ dạ cả tin vào những lời hứa "chạy chọt" đi nhanh, việc nhàn, lương cao, họ đã trở thành miếng mồi béo bở cho những kẻ lừa đảo đưa người xuất khẩu lao động "chui" sang Nga. Tình cảnh càng trở nên bi đát khi họ trốn thoát cảnh "nô lệ" nơi miền đất hứa trở về và thành con nợ với tiền lãi nhân lên hàng ngày.
Mẹ con anh Đỗ Văn Thỏa đang lo lắng với món nợ đi xuất khẩu lao động. Ảnh: PV
"Địa ngục" ở miền đất hứaGần nửa tháng trở về nước, những người đi xuất khẩu lao động "chui" Hà Nam, Hưng Yên, Bắc Giang vẫn nhắc đến tháng ngày sống đói rét, cơ cực, ốm không được nghỉ, không có ngày chủ nhật, làm việc 13-15 tiếng/ngày trong cái giá lạnh âm 39C của nước Nga.
Anh Nguyễn Văn Thi, ở xóm 8, xã Đại Cương, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam rùng mình nhắc lại chuỗi ngày cơ cực trên đất Nga, nơi mà trước khi xuất cảnh anh được hứa hẹn có việc làm tốt, có tiền gửi về trả nợ, nuôi bố mẹ già và có đồng vốn lập gia đình... Theo lời anh Thi: "Vào tháng 7-2011, anh Nguyễn Văn Nam là người cùng xã thông tin có người nhà bên Nga đang cần tuyển lao động, 3 tháng đầu thử việc lương trả 250 - 300 USD/ tháng. Từ tháng thứ 4 trở đi, 500USD/tháng trở lên".
Nghe vậy, gia đình anh Thi chạy đôn chạy đáo khắp nơi vay đủ 20 triệu đồng đặt cọc cho anh Nam. Đầu tháng 1-2012, anh Thi cùng 31 người được đưa sang Nga theo đường dây lao động bất hợp pháp. Thực tế trên xứ người khiến anh Thi vỡ mộng. Anh Thi kể: "Sang đến nơi, em vào làm bốc vác. Cuộc sống cơ cực. Ngày làm 13-15 tiếng không có ngày nghỉ, làm việc như khổ sai. Chưa hôm nào được ăn trọn vẹn một bữa cơm ngon, hầu hết đang ăn dở mà có hàng về thì cũng phải bỏ đĩa cơm đó xuống, bốc hàng xong về mới được ăn tiếp. Mà bốc hết một xe container hàng (mũ, dày, đế dày) nhanh nhất cũng phải mất 2 tiếng đồng hồ. Bữa sáng ăn cháo loãng, còn 2 bữa chính thì quanh năm khoai tây nấu thành canh, họa hoằn lắm mới có một quả trứng nấu cà chua. Để khỏi bị đói, em nghĩ cách lúc nào cũng mang trong người một cái thìa để bốc hết xe hàng là vào ăn ngay không xe khác đến là không được ăn nữa. Thế mà có khi một đĩa cơm ăn làm mấy lần mới xong".
Cùng chung hoàn cảnh, anh Đỗ Văn Thỏa, trú tại xóm 9, xã Đại Cương, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, là con út trong gia đình có ba anh em trai. Bố mất sớm, anh trai cả bị bệnh não nằm liệt giường đã 26 năm. Mơ ước cháy bỏng là được đi Tây, để thay đổi cuộc sống. Thỏa như người vớ được vàng khi biết thông tin anh Nguyễn Văn Nam, người gọi mẹ của Thỏa bằng mợ có đường dây đưa người đi xuất khẩu lao động sang Nga. Chiều lòng cậu con trai, người mẹ cũng sấp ngửa lo chạy giấy tờ và tiền đặt cọc cho con trai của mình thực hiện ước mơ.
Anh Thỏa cho biết: Xuống đến sân bay Moscow chúng tôi phát hiện Visa của chúng tôi đều có hạn 3 tháng, biết mình bị lừa nhưng "ngoảnh đi mắc núi, ngoảnh lại mắc sông". Làm được gần 2 tháng thì tôi bị ốm vì kiệt sức và không chịu được cái rét gần âm 39C nên đã bị sốt cao, người co giật. Anh em cùng phòng báo quản đốc và gọi cho anh Nguyễn Văn Dũng (người của Cty Hoa Việt đã đưa lao động sang thành phố Ekaterinbua và "bán" các lao động này với giá 500 USD/người, rồi rũ bỏ trách nhiệm) vậy mà không một ai đến đưa đi viện hay cho một viên thuốc nào.
Hơn 4 tháng qua đối với những người đi xuất khẩu lao động "chui" là chuỗi ngày kinh khủng. "Điều kiện ở đây khắc nghiệt, ăn không đủ chất để làm việc, sinh hoạt bẩn thỉu. Thời tiết có khi âm 14C nhưng không có hệ thống nước nóng và nguồn nước trong ống rất lạnh do vậy không thể tắm rửa được. Ốm không được nghỉ, không được khám chữa bệnh. Ai tự ý nghỉ bị phạt 800 rúp. Thậm chí đi vệ sinh cũng bị phạt tiền. Làm việc như khổ sai thời trung cổ"- anh Trịnh Đình Quỳnh, trú tại xóm 8, xã Đại Cương, huyện Kim Bảng, người đi cùng anh Thỏa bức xúc.
Anh Nguyễn Văn Thi bên vật dụng kỉ niệm thời gian khốn khổ ở nước người. Ảnh: PV
Ngày trở về ngập trong nợ nầnNhờ người thân ở Việt Nam cầu cứu Bộ Ngoại giao, các lao động mới có ngày đoàn tụ với gia đình. Những người này trở về đều tay trắng 4 tháng làm việc cực nhọc không được trả một đồng tiền lương. Mỗi tháng chỉ được tạm ứng 1.000 rúp (tương đương 630.000 đồng). Trước khi đi mỗi người cũng đã nộp cho Nam và chi phí các khoản cá nhân cần thiết khoảng 50 triệu đồng. Nhìn chung số tiền này đều vay nợ lãi ngày.
Chị Nguyễn Thị Hảo, vợ của anh Lê Trung Kiên, trú tại thôn Thượng Cát, xã Duy Hải, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam lo lắng: "Để lo cho chồng đi nước ngoài nên gia đình tôi đang nợ nần chồng chất. Trước đây, tôi đã vay sáu cây vàng cho chồng đi Hàn Quốc nhưng không thành, nay vay thêm bốn chỉ vàng cộng tiền mặt để đi Nga kiếm tiền trả nợ thì xảy ra sự cố. Nợ nần chồng chất thế này không biết làm thế nào để sống được đây?". Sau bốn tháng làm việc, anh Kiên được người chủ cho ứng 2.000 rúp (khoảng 1,4 triệu đồng), nhưng khi biết anh Kiên muốn về nước, ông chủ đã thu hồi lại khoản tiền này.
Anh Trần Văn Cảnh, bố của Trần Văn Trọng (xã Tân Hưng, huyện Tiên Lữ, Hưng Yên) nói: "Thấy bản hợp đồng và mức lương hơn 500 USD/ tháng tôi nghĩ chỉ cần một năm lao động là con có thể trả nợ được, còn lại 2 năm làm là có ít vốn về học nghề. Nên cũng cố vay mượn gần 50 triệu đồng để đặt cọc, đổi tiền mang theo phòng thân, mua sắm thuốc thang, đồ dùng cá nhân đủ trong 3 năm sống bên đó đề phòng không biết tiếng không mua nổi. Số tiền đó đều vay lãi ngày vì nói cho con đi xuất khẩu lao động nên họ mới tin tưởng mỗi người cho vay một ít. Giờ thì làm gì để trả đây".
Phần lớn những người đi lao động ngước ngoài đều ra đi từ những vùng quê nghèo. Khoản tiền nộp cho Cty môi giới phần nhiều là tiền đi vay. Cơ cực với những tháng ngày xa quê hương nay trở về, những đôi vai kia lại oằn xuống vì nỗi lo cơm áo gạo tiền và cộng thêm gánh nợ cho một lần xuất ngoại...
Theo PLXH
Ai có thể "gánh" 400 tỷ thay chủ tiệm vàng Quang Quyên? Hy vọng đòi nợ của các chủ nợ hiện rất mong manh bởi những người thân của cặp vợ chồng chủ tiệm vàng Quang Quyên (thị trấn Phùng, huyện Đan Phượng, Hà Nội) hiện gần như không còn khả năng tài chính để giúp Quang - Quyên trả nợ. Thậm chí, những người ruột thịt tưởng như có thể "gánh nợ" phần nào...