Trung Quốc viện trợ hàng quy mô lớn cho Triều Tiên
Theo Kyodo, Nhật báo Dong-A của Hàn Quốc số ra ngày 25/6 dẫn các nguồn tin từ Trung Quốc cho biết theo đề nghị từ Bình Nhưỡng, mỗi năm Bắc Kinh cấp cho Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên 100.000 tấn lương thực, 500.000 tấn dầu và hàng hóa với tổng trị giá 20 triệu USD.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
Tờ báo dẫn nguồn tin nêu rõ: “Bộ Thương mại Trung Quốc và Chính phủ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên thường xuyên có các cuộc thảo luận về danh mục, số lượng và thời điểm cung cấp viện trợ mỗi năm, nhưng thường thì Bắc Kinh cấp khoảng 100.000 tấn lương thực, 500.000 tấn dầu và hàng hóa trị giá 20 triệu USD theo như yêu cầu của Bình Nhưỡng tùy vào hoàn cảnh.”
Con số này chưa kể hàng cứu trợ khi Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên gặp thiên tai cũng như các khoản viện trợ vô điều kiện trong các chuyến thăm Bình Nhưỡng của lãnh đạo Trung Quốc.
Theo nhật báo Dong-A, việc Trung Quốc thường xuyên gửi viện trợ cho Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Tiên không còn là thông tin mới, song quy mô và danh mục hàng viện trợ chưa từng được công bố trước đó.
Trước đó, truyền thông chính thức của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên cho hay, một trận hạn hán lớn có thể khiến tình trạng thiếu lương thực ở nước này càng thêm trầm trọng.
Video đang HOT
Theo truyền thông Triều Tiên, đợt hạn hán đã kéo dài từ cuối tháng Tư tới nay.
Theo một báo cáo của Cơ quan nông lương Liên hiệp quốc (FAO) được đăng trên trang web chính thức vào ngày 18/6, hạn hán đã ảnh hưởng tới 196.882ha, tương đương 17% tổng số đất nông nghiệp của Triều Tiên.
FAO cảnh báo, ba triệu người Triều Tiên đang cần lương thực khẩn thiết. Theo báo cáo, “ba triệu người dễ tổn thương, chủ yếu sống ở năm tỉnh có an ninh lương thực kém nhất, đó là Yanggang, Jagang, Bắc Hamkyong, Nam Hamkyong và Kangwon, đang rất cần hỗ trợ lương thực từ cộng đồng quốc tế”./.
Theo TTXVN
Triều Tiên: Mỹ đề nghị hỗ trợ lương thực để giải giáp hạt nhân
Triều Tiên hôm nay cho hay Mỹ đã đề nghị viện trợ lương thực và tạm ngừng trừng phạt Bình Nhưỡng nếu nước này ngừng chương trình làm giàu urani.
Hình ảnh tân lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un thăm sư đoàn tăng thiết giáp Seoul Ryu Kyong Su 105 trong ngày đầu năm mới.
Tuyên bố trên được người phát ngôn Bộ Ngoại giao Triều Tiên cho biết trên hãng thông tấn chính thức của nước này. Và đây là bình luận đầu tiên của Triều Tiên về vấn đề này.
Trước khi Chủ tịch Kim Jong-il đột ngột qua đời vào ngày 17/12, báo chí đã đưa tin rất nhiều về khả năng sớm đạt được một thỏa thuận như trên.
Tại cuộc đàm phán vào tháng 7 năm ngoái, Washington "đã đưa ra những bước xây dựng lòng tin, như ngưng trừng phạt cũng như hỗ trợ lương thực" để đổi lấy "ngưng tạm thời" chương trình làm giàu urani, người phát ngôn Triều Tiên cho hay.
Các chuyên gia cho rằng chương trình urani được Triều Tiên tiết lộ vào tháng 11/2010 có thể cho quốc gia này phương thức thứ hai để chế tạo vũ khí hạt nhân. Tiết lộ đã khiến các nước liên quan nỗ lực thúc đẩy nối lại bàn đàm phán hạt nhân 6 bên vốn bị ngưng trệ từ năm 2008.
Năm ngoái, Triều Tiên và Mỹ đã tổ chức 2 vòng đàm phán song phương nhằm tái khởi động bàn đàm phán 6 bên.
Vòng đàm phán thứ ba được biết đã được lên kế hoạch ở Bắc Kinh, trước khi bị hoãn lại khi Chủ tịch Kim Jong-il qua đời.
Tuyên bố của người phát ngôn cho thấy Triều Tiên vẫn để ngỏ thỏa thuận nếu Mỹ tăng lượng lương thực mà nước này cam kết hỗ trợ. "Chúng tôi sẽ theo dõi xem liệu Mỹ có thực sự muốn xây dựng lòng tin hay không", tuyên bố có đoạn.
Trong khi Washington cho biết mọi quyết định hỗ trợ lương thực nhân đạo đều không liên quan đến các vấn đề khác, thì người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Triều Tiên lại cáo buộc Mỹ đang chính trị hóa vấn đề.
Robert King, đặc phái viên của Mỹ về Triều Tiên, đã gặp quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Triều tiên Ri Gun ở Bắc Kinh từ ngày 15-16/12 để thảo luận về khả năng nối lại viện trợ của Mỹ.
Báo chí Hàn Quốc vào thời điểm đó đưa tin Triều Tiên đã nhất trí ngưng chương trình làm giàu urani, trong khi Mỹ sẽ cung cấp tới 240.000 tấn lương thực.
Năm 2008, Mỹ đã cam kết hỗ trợ 500.000 tấn gạo. Nhưng việc vận chuyển đã bị ngưng vào năm sau, khi Mỹ nghi ngờ về tính minh bạch trong việc phân phát gạo và Bình Nhưỡng đã yêu cầu người Mỹ rời đi.
Người phát ngôn của Triều Tiên hôm nay cho hay Mỹ đã không hỗ trợ 330.000 tấn gạo như đã hứa 3 năm trước.
Trong các cuộc thảo luận gần đây, Mỹ "đã thay đổi rất nhiều về số lượng và loại lương thực hỗ trợ, trái ngược với cam kết ban đầu", người phát ngôn cho hay. Người phát ngôn cho biết thêm điều này đã tạo nghi ngờ về thành tâm xây dựng lòng tin của Mỹ.
Mỹ dự kiến sẽ hỗ trợ bánh quy giàu năng lượng và những loại thực phẩm dinh dưỡng tương tự trong gói viện trợ mới nhất, thay vì gạo, do lo ngại gạo có thể bị chuyển cho quân đội và những người giàu có.
Các cơ quan của Liên hợp quốc từng thăm Triều Tiên vào năm ngoái cho biết 6 triệu người dân ở đây, tức 1/4 dân số, cần được hỗ trợ. Hàng trăm ngàn người nước này đã thiệt mạng trong nạn đói những năm 1990.
Theo Dân Trí
Mỹ sẽ không cứu trợ thực phẩm cho Triều Tiên Các quan chức Hoa Kỳ cho biết, nước này sẽ không tái khởi động chương trình cứu trợ thực phẩm cho CHDCND Triều Tiên nếu như Triều Tiên không thành lập một hội đồng giám sát để đảm bảo lương thực sẽ đến được tay của người dân. ảnh minh họa Bà Victoria Nuland, phát ngôn viên của văn phòng chính phủ Hoa...